Soạn bài Chương trình địa phương - Tiếng Việt Ngữ văn 9 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa những kiến thức về từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân đã được học. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Chương trình địa phương - Tiếng Việt Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 97 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Các từ ngữ địa phương trong đoạn trích - chuyển sang từ toàn dân tương ứng như sau:

a. Thẹo - sẹo, dễ sợ - sợ lắm; lặp bặp - lập bập, ba - bố, cha.

b. Má - mẹ, ba - bố/cha, kêu - gọi, đâm - trở nên, đũa bếp - đũa cả, nói trổng - nói trống, vô - vào.

c. Bữa sau - hôm sau, ba - bố/cha, lui cui - lúi húi, nhắm - cho là, dáo dác - nháo nhác, giùm - giúp, nói trổng - nói trống.

2. Soạn câu 2 trang 98 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Từ kêu ở câu (a) là từ toàn dân, với nghĩa "nói to".

- Từ kêu trong đoạn trích (b) là từ địa phương, nghĩa là "gọi".

3. Soạn câu 3 trang 98 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Các từ địa phương trong câu đố tương ứng với những từ ngữ toàn dân là:

- trái - quả.

- chi -gì.

- kêu - gọi.

- trống hổng trống hảng - trống rỗng trống rễnh.

4. Soạn câu 4 trang 99 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Từ địa phương:

+ vô.

+ ba.

+ má.

+ nói trổng.

+ thẹo.

+ kêu.

+ trái.

- Từ toàn dân tương ứng với những từ địa phương ở trên:

+ vào.

+ bố, cha.

+ mẹ.

+ nói trống không.

+ sẹo.

+ gọi.

+ quả.

5. Soạn câu 5 trang 99 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

a. Trong văn bản "Chiếc lược ngà" chúng ta không nên để nhân vật bé Thu sử dụng ngôn ngữ toàn dân bởi vì bé Thu còn nhỏ, chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ra bên ngoài địa phương của mình.

b. Trong văn bản "Chiếc lược ngà" nhà văn Nguyễn Quang Sáng vẫn dùng một số từ ngữ địa phương nhằm thể hiện được sắc thái vùng miền nơi xảy ra sự việc. Tuy nhiên tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó.

Ngày:08/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM