Soạn văn Chương trình địa phương (phần văn) Ngữ văn 9 đầy đủ

Bài soạn Chương trình địa phương (phần văn) Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em mở rộng thêm một số tác giả tác phẩm ngoài chương trình SGK. Từ đó kích kích sự tò mò khám phá ở các em, làm cho vốn từ các em phong phú hơn. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất theo hệ thống chương trình SGK. Chúc các em học tập thật tốt!

Soạn văn Chương trình địa phương (phần văn) Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 122 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Những tác giả người Hà Nội và những tác phẩm viết về Hà Nội :
- Tác giả: Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Thế Lữ, Nguyễn Huy Thiệp, Vũ Bằng…
- Tác phẩm: Hà Nội trong cơn lốc (Vũ Bằng), Hà Nội và hai ta (Thơ, Tế Hanh), Chuyện cũ Hà Nội (truyện tư liệu, Tô Hoài), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (bút ký, Nguyễn Tuân), Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam), Lều chõng (Ngô Tất Tố), Sống mãi với Thủ đô, Những người ở lại, Lũy hoa (Nguyễn Huy Tưởng), Vỡ bờ, Xung kích, Mặt trận trên cao , Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Tiếng sóng, Giấc mơ (Nguyễn Đình Thi)...

2. Soạn câu 2 trang 122 SGK ngữ văn 9 đầy đủ

Dưới đây là bảng thống kê một số tác giả nổi tiếng, quê Hà Nội và có những cống hiến nổi bật cho nền văn học Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

- Nguyễn Sen:

+ Bút danh: Tô Hoài.

+ Tác phẩm chính: Dế Mèn phêu lưu kí, Truyện Tây Băc...

- Nguyễn Huy Tưởng:

+ Bút danh: không

+ Tác phẩm chính: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Sống mãi với Thủ đô...

- Đặng Trần Thi:

+ Bút danh: Trần Đăng.

+ Tác phẩm chính: Một lần tới Thủ đô, Truyện và kí...

- Phan Thị Thanh Nhàn:

+ Bút danh: không

+ Tác phẩm chính: Xóm đê, Hương thầm...

- Nguyễn Vũ Tiềm:

+ Bút danh: không

+ Tác phẩm chính: Thương nhớ tài hoa, Nghìn câu thơ tài hoa...

- Nguyễn Huy Thiệp:

+ Bút danh: không

+ Tác phẩm chính: Tướng về hư, Tiểu Long Nữ...

- Tạ Duy Anh (tên khai sinh Tạ Viết Dũng):

+ Bút danh: Lão Tạ, Chu Quý, Qúy Anh, Bình Tâm.

+ Tác phẩm chính: Bước qua lời nguyền, Lõa khổ...

- Hồ Anh Thái:

+ Bút danh: không

+ Tác phẩm chính: Chàng trai ở bến đợi xe, Phía sau vòm trời...

- Phan Thị Vàng Anh:

+ Bút danh: Thảo Hảo (ít dùng)

+ Tác phẩm chính: Khi người ta trẻ, Ở nhà..

3. Soạn câu 3 trang 122 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Một số bài thơ về phong cảnh thiên nhiên, con người Hà Nội :
"Hà Nội trong anh là quả sấu hườm
Lăn chua ngọt dọc thời bé dại
Que kem cầm lạnh buốt gió hồ Gươm...
Hà Nội trong anh là góc phố buồn
Hương hoa sữa mùa thu thơm ý tứ
Tóc bạn gái so vai chờ thiếu nữ...
Hà Nội trong anh đuôi mắt lá răm
Tiếng con gái Ngọc Hà đáo để
Ngực lên trăng hồi hộp mơ rằm...
Hà Nội trong anh xa quá mười năm
Không nhớ hết ngắn dài bao mốt váy
Tóc em xoã về bên nào thế vậy?...
Búp bàng xanh mùa hạ, đỏ mùa đông
Lá sen còn gói cốm làng Vòng?
Sóng sánh thu về em gói nhớ...
Hà Nội trong anh vui buồn một nửa
Tháp Bút đã sơn, người định tát hồ
Anh định bao giờ....
em lấy chồng chưa?...."
(Kí ức Hà Nội - Trương Nam Hương)
"Tuổi mười lăm em lớn từng ngày
Một buổi sớm em trở thành thiếu nữ
Hôm ấy mùa thu, anh vẫn nhớ
Hoa sữa thơm ngây ngất quanh hồ
Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu
Hương hoa sữa tan trong em và mái tóc
Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt
Vậy mà tan trong sương gió mong manh...
Tại vầng trăng, tại em hay tại anh?
Tại sang đông không còn hoa sữa?
Tại siêu hình, tại gì không biết nữa
Tại con bướmvàng có cánh nó bay...
Đau khổ, buồn nhưng éo le thay
Chẳng phải thời Rô-mê-ô và Juy-li-et
Nên chẳng có đứa nào dám chết
Đành lòng thôi mỗi đứa một phương..
Chỉ mùa thu còn tròn vẹn yêu thương
Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ
Hương của tình yêu đầu nhắc nhở
Có hai người xưa đã yêu nhau..."
(Hoa sữa - Nguyễn Phan Hách)

4. Soạn câu 4 trang 122 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Tô Hoài sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, cho đến cuối đời ông vẫn luôn ở Hà Nội có lẽ chính vì thế mà cái Hà Nội vẫn luôn ở trong tâm trí ông, sâu sắc, chân thực và thân thuộc. Mới đây tôi vừa sắm cho mình cuốn Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài, đây là tập ký sự được ông viết và xuất bản lần đầu tiên vào năm 1968.

Trong lần xuất bản đầu tiên cuốn sách chỉ có 40 truyện, cho đến lần tái bản gần đây nhất thì con số đó là 114 truyện, không gian rộng lớn hơn, dòng thời gian dài hơn, cái nhìn của tác giả cũng trải hơn, đời hơn, cảm xúc tác giả cũng thay đổi khá nhiều. Với cái bìa nền vàng đậm đà có vẻ hơi chói mắt, bên dưới là hình vẽ mấy căn nhà kiểu cũ, đặc trưng của 36 phố phường, có thể thấy đây là một cuốn sách đậm mùi Hà Nội, đậm mùi "cũ" như cái tên của nó - Chuyện cũ Hà Nội. Cuốn sách là những mẩu chuyện ngắn, viết về phố phường Hà Nội cách đây 60, 70 năm về trước, viết về Hà Nội trong lúc nền văn hóa phương Tây đang trà trộn vào thủ đô. Dưới ngòi bút tinh tế, óc quan sát tỉ mỉ của tác giả, hình ảnh từng ngóc ngách Hà Nội hiện lên thật sống động, hấp dẫn. Phần đầu của tập ký sự, tác giả nói nhiều, kể về cái quang cảnh vùng ngoại ô, với cuộc sống cơ cực, bần hàn của lớp dân nghèo trong những năm tháng đất nước còn chìm trong súng đạn, chiến tranh. Phần sau tác giả kể nhiều hơn về vùng nội đô, với những câu chuyện về 36 phố phường, về Hồ Gươm, về những con người với nhiều ngành nghề, những cảnh tượng, mảnh đời khác nhau. Có khi chỉ là những chuyện vụn vặt, hay cái tâm sự của Tô Hoài lúc thấy chuyện này người kia, có khi là kể về mấy món ăn đậm chất Hà Nội, nhưng cứ bình đạm, tàng tàng như thế lại mới thấy được hết cái thủ đô trong thế nửa cũ, nửa mới. Hà Nội thời này qua ngọn bút của tác giả hiện lên với đầy đủ màu sắc, âm thanh, cảm xúc hỗn độn, vui buồn, cơ cực, ... Đủ để thấy một thành phố đa dạng, vàng thau lẫn lộn, chẳng biết đâu mà lần, nhưng thế lại hay, hay vì cái nhìn bao quát, rộng lớn, cái tình cảm yêu thương quê cha đất tổ của tác giả. Tình yêu ấy phải to lớn, đậm sâu đến thế nào mới có thể giữ lại cái chất riêng biệt của thủ đô trong từng tác phẩm. Ngoài những câu chuyện dung dị thường ngày, tác giả còn kể nhiều về phong tục tập quán của Hà Nội, có những cái nay đã thất truyền hoặc là hủ tục phải bãi bỏ. Hấp dẫn lắm, đọc mà cứ muốn đọc mãi thôi.

Chuyện cũ Hà Nội như một thứ tư liệu lịch sử mà Tô Hoài là nhân chứng cho những câu chuyện đó, cũng có thể coi nó là một loại tài tiệu ghi chép điều tra xã hội học thông qua những câu chuyện mà tác giả thấy, quan sát, cảm nhận và ghi lại vào sách vở. Tôi nghĩ rằng cho dù là tầng lớp, hay lứa tuổi nào cũng nên một lần tìm đọc tác phẩm này, vừa để học hỏi lịch sử, phong tục tập quán của dân tộc, hay chí ít cũng để hiểu, thời đó nhân dân ta khổ cực lắm, bây giờ chúng ta sung sướng quá, đặc biệt là các bạn trẻ lại càng cần phải đọc nhiều hơn.

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM