Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9 đầy đủ

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em nắm được cách viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hay và đặc sắc nhất. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 80 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

a. Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì,... Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (đề 4, 7).

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài:

- Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

- Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng.

- Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

2. Soạn câu 2 trang 83 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

a. Nhận xét chung:

- Phần thân bài của văn bản đã cho chủ yếu người viết tập trung vào nội dung bài thơ để cảm nhận và nói lên suy nghĩ của bản thân. Trong văn bản trên, phần thân bài là phần bắt đầu từ “Nhà thơ đã viết quê hương” đến “tâm hồn thiết tha thành thực của Tế Hanh", ở phần này, người viết đã trình bày cảm nhận về cảm xúc của thi sĩ lúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc sâu lắng, tinh tế khi ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của quê hương, về hình ảnh nhịp điệu đặc sắc của bài thơ.

- Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh ngôn từ, giọng điệu của bài thơ.

- Phần này được kết nối tự nhiên chặt chẽ với lời bài và cũng là phần phân tích chứng minh làm sáng tỏ những nhận xét baọ quát đã nêu ở phần mở bài.

b. Người viết đã viết bài bằng cách đưa ra rất nhiều dẫn chứng xác thực, có ý nghĩa với toàn bộ nội dung của văn bản đã cho. Từ đó, văn bản có tính thuyết phục và sức hấp dẫn. Người viết đã trình bày cảm nghĩ ý kiến của mình bằng xúc cảm rung động chân thực, tha thiết đôi với tác phẩm. Từ đây có thể rút ra được các yêu cầu để làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

3. Soạn câu luyện tập trang 84 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: Mùa thu là một chủ đề khá quen thuộc và phổ biến trong thơ xưa cho đến ngày nay đó cũng là vấn đề giàu sức biểu cảm được nhiều nhà văn, nhà thơ chọn lựa để viết. Mùa thu đến với anh khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển. Bắt đầu là hương ổi thơm nức. Một chữ “phả” kia đủ gợi hương thơm như sánh lại. Nó sánh bởi vì hương đậm một phần, sánh còn bởi tại hương gió se. Hương thơm lùa vào trong gió được tinh lọc, được cô đặc thêm. Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu - bấy giờ là hương ổi chín tới khắp nơi trong vũ trụ. Tại một vùng quê nhỏ, trong một phút giây nào đó, người viết chợt bắt gặp hương thu và bỗng sững sờ. Đã cảm được hương ổi, đã nhận ra gió se, hơn thế nữa, mắt lại còn nhìn thấy sương đang chùng chình qua ngõ. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện diện. Thế mà sao tác giả lại viết "hình như thu đã về". Còn điều chi nữa mà ngờ? Thu đã vể thật đấy rồi, sao lại còn nghi hoặc? Như đã nói ở trên. Cái chính là sự bất ngờ, đột ngột. Do bất ngờ nên cả khứu giác (mùi hương ổi) cả xúc giác (hơi gió se) cả thị giác (sương chùng chình) đều mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin, vẫn chưa dám chắc. Cái bảng lảng mơ hồ chính trong cảm giác "hình như” ấy đã tôn thêm vẻ khói sương lãng đăng lúc thu sang. Đó là một nguyên nhân. Nhưng sâu xa hơn, ở đây còn bộc lộ nét “sang thu” trong hồn người mà sau chúng ta sẽ nói tới.

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM