Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn đầy đủ

Hướng dẫn soạn bài dưới đây gồm các nội dung trả lời bám sát từng câu hỏi trong chương trình SGK một cách cụ thể và chi tiết giúp các em có bước soạn bài thật tốt trước khi đến lớp. Đồng thời, tài liệu cũng là cơ sở để các em có quá trình tiếp thu bài giảng trên lớp dễ dàng và thuận lợi hơn. Mời các em cùng tham khảo.

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn đầy đủ

1. Bố cục

Văn bản được chia làm 3 phần như sau:

  • Phần 1: Từ đầu.... rất hiện đại: Những nét văn hóa hiện đại, mới mẻ của phương Đông được chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu, tích lũy được
  • Phần 2: Tiếp theo.... hạ tắm ao: Tác giả chỉ ra những nét đẹp trong phong cách của Hồ Chủ Tịch
  • Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh

2. Soạn câu 1 trang 8 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Tác giả đã nêu ra vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng của chủ tịch Hồ Chí Minh:

  • Người đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, nhiều nền văn hóa khác nhau cho nên có một vốn hiểu biết nhất định về các nền văn hóa ấy.
  • Vốn hiểu biết của Hồ Chí Minh trải dài trên khắp Thế giới, Bác am hiểu cả những phong tục của Châu Á đến những nước Châu Âu như Anh, Pháp... rồi cả các nước Châu Phi, Châu Mĩ La Tinh.
  • Khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, người sang đất nước khác và có điều kiện học tiếng của nước đó. Bác thành thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga...
  • Bác làm nhiều công việc khác nhau để có thêm những kinh nghiệm và được trau dồi khả năng ngoại ngữ tốt hơn.

 - Người có được lượng kiến thức phong phú, sâu rộng như vậy là bởi vì:

  • Bác đã không ngại khó, không ngại khổ, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì.
  • Sự chăm chỉ, tinh thần ham học hỏi của Bác.
  • Trong quá trình học, Bác đã biết chắt lọc những thứ cần thiết, tiếp thu những cái hay, cái đẹp và tránh xa, phê phán những cái xấu, những cái chưa tốt.

3. Soạn câu 2 trang 8 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:

  • Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.
  • Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
  • Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

4. Soạn câu 3 trang 8 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Có thể nói, lối sống của Hồ Chí Minh là một lối sống rất giản dị, thanh cao:

  • Người không phải chấp nhận sống khổ cực, sống đơn độc, buồn tủi mà Người muốn lược bỏ đi những thứ không cần thiết, sống gần gũi với thiên nhiên. Không khoa trương sự giàu có, xa hoa, cũng chẳng thể hiện sự nghèo nàn, khốn khó. Ta thấy ở Người một nét đức tính giản dị, gần gũi với thiên nhiên, với con người. Cách sống này gần với cách sống của những bậc hiền triết xưa kia như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi.
  • Cách bày trí những đồ dùng trong sinh hoạt của Người cũng hết sức tối giản, cho thấy phong thái ung dung, tự tại chứ không phải thiếu thốn.
  • Người chỉ muốn sống bình thường như bao người khác, không phải là một lối sống tự thần thánh hóa bản thân.
  • Khát vọng hòa nhập với thiên nhiên, với nhân dân, đất nước cho thấy vẻ đẹp tâm hồn Bác - một tâm hồn tuy lãng mạn, bay bổng nhưng lại rất thực tế.

5. Soạn câu 4 trang 8 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Cảm nhận của cá nhân về lối sống của Hồ Chí Minh:

  • Đây là một lối sống rất đáng để học tập, học theo.
  • Phong cách sống của Người thể hiện ở sự tối giản những vật dụng hằng ngày.
  • Bác có tinh thần ham học hỏi và ý chí nỗ lực vươn lên.
  • Trong xã hội hiện đại, khi mà con người ta đang bị phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều thì cần phải tối giản những vật dụng sinh hoạt hằng ngày để tiết kiệm cho cuộc sống, không thải rác ra môi trường, tránh lãng phí. Hơn thế nữa, với sự thụ động ngày nay thì chúng ta cũng phải đẩy cao ý thức tự giác học tập, phấn đấu như Bác Hồ để trở thành một người có ích cho xã hội.

6. Soạn câu luyện tập trang 8 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Câu chuyện 1

Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài ăn qua ngày. Có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng cá kia. Bác Hô về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của người kham khổ đạm bạc, cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô, sợ Người không đủ sức khỏe nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng mà Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí :

- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

 Các đồng chí thưa:

 - Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

 Bác đáp lời:

- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quý.

Câu chuyện 2

Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối. Bác đã chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM