Bài 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường độc quyền hoàn toàn
Nội dung bài giảng Bài 1: Một số vấn đề cơ bản gồm có: Đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn; Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn
Thị trường độc quyền hoàn toàn có một số đặc điểm:
Chỉ có một người bán duy nhất và rất nhiều người mua. Do đó người bán là người định giá, có thể thay đổi giá bán bằng cách điều chỉnh lượng sản phẩm được cung ứng.
Trong thị trường độc quyền không có đường cung, không có quan hệ một - một giữa giá cả và sản lượng cung ứng; tùy theo mục tiêu của mình mà doanh nghiệp độc quyền quyết định mức sản lượng và giá bán.
Sản xuất ra một loại sản phẩm riêng biệt, khó có sản phẩm thay thế. Do đó, sự thay đổi giá của các sản phẩm khác không có ảnh hưởng gì đến giá và sản lượng của sản phẩm độc quyền, ngược lại sự thay đổi giá sản phẩm độc quyền cũng không ảnh hưởng đến giá các sản phẩm khác.
Trong thị trường độc quyền, lối gia nhập ngành hoàn toàn bị phong tỏa. Các rào cản có thể là: luật định, kinh tế, tự nhiên. Do đó tạo ra các dạng độc quyền:
- Độc quyền về tài nguyên chiến lược.
- Độc quyền về bằng phát minh sáng chế.
- Độc quyền do luật định.
Độc quyền tự nhiên: có những ngành càng mở rộng qui mô càng hiệu quả, chi phí trung bình càng giảm, do đó chỉ có một doanh nghiệp sản xuất là có hiệu quả, (nếu có hai doanh nghiệp cùng sản xuất sản phẩm thì cả hai đều bị lỗ); tạo ra độc quyền tự nhiên ( hình 6.1) . Công ty điện lực, công ty cấp nước thành phố là dạng độc quyền tự nhiên.
2. Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn
2.1 Đường cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp độc quyền
Đường cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp độc quyền cũng chính là đường cầu thị trường (D), vì nó là đơn vị duy nhất cung ứng sản phẩm cho thị trường. Do đó, doanh nghiệp độc quyền càng bán nhiều sản phẩm tính trên đơn vị thời gian, giá bán càng hạ và ngược lại nó cũng có thể hạn chế lượng cung để nâng giá bán (Hình 6.2a)
2.2 Đường tổng doanh thu (TR)
Với đường cầu dốc xuống, doanh nghiệp độc quyền muốn tăng lượng sản phẩm bán thì phải giảm giá. Do đó, ban đầu tăng sản lượng bán thì tổng doanh thu tăng, tăng đến mức sản lượng Q3 thì TR đạt cực đại. Nếu bán vượt quá sản lượng Q3 thì TR sẽ giảm (Hình 6.2a)
2.3 Đường doanh thu trung bình (AR)
Cũng chính là đường cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp, vì doanh thu trung bình bằng tổng doanh thu chia cho mức sản lượng tương ứng:
\(AR = \frac{TR}{Q} = \frac{P.Q}{Q} = P\)
Doanh thu trung bình bằng giá bán ở các mức sản lượng.
2.4 Đường doanh thu biên
Như trên phân tích, sản lượng cung ứng càng tăng thì giá bán càng giảm, điều này quan hệ mật thiết đến doanh thu biên của doanh nghiệp. Doanh thu biên ở các mức sản lượng nhỏ hơn giá bán (MR < P). Trên đồ thị đường doanh thu biên sẽ nằm dưới đường cầu (Hình 6.2a)
Phân tích bằng số liệu:
Ví dụ 1: có số liệu về cầu thị trường của một sản phẩm sản xuất trong điều kiện độc quyền, từ đó ta tính được các mức doanh thu, doanh thu trung bình và doanh thu biên tương ứng như sau:
Bảng 6.1:
P (1) |
Q (2) |
TR (3) |
AR (4) |
MR (5) |
10 |
1 |
10 |
10 |
10 |
9 |
2 |
18 |
9 |
8 |
8 |
3 |
24 |
8 |
6 |
7 |
4 |
28 |
7 |
4 |
6 |
5 |
30 |
6 |
2 |
5 |
6 |
30 |
5 |
0 |
4 |
7 |
28 |
4 |
-2 |
Từ kết quả tính toán trên cho thấy:
Ở các mức sản lượng, doanh thu trung bình bằng giá bán và doanh thu biên nhỏ hơn giá bán (MR < P =AR ).
Ban đầu gia tăng sản lượng, TR tăng dần, đến Q = 6 thì doanh thu cực đại, nếu tiếp tục gia tăng sản lượng, thì TR sẽ giảm.
Phân tích bằng đại sổ:
Nếu hàm số cấu thị trường có dạng tuyến tính:
\(P = aQ + b\) (6.1)
\(\implies TR = P.Q = (aQ + b).Q = aQ^2 + bQ\)
\(\implies MR = dTR/dQ = 2aQ + b\) (6.2)
Như vậy trong điều kiện độc quyền, hàm MR có cùng tung độ góc và só hệ số góc gấp đôi hệ số góc của hàm số cầu.
Ví dụ 2: Hàm số cầu thị trường cũng chính là hàm số cầu của doanh nghiệp độc quyền có dạng: P = -Q + 11
Thì hàm doanh thu biên của doanh nghiệp độc quyền là: MR = -2Q + 11
Mối quan hệ giữa giá cả và doanh thu biên:
Mối quan hệ giữa giá cả và doanh thu biên của doanh nghiệp độc quyền được thể hiện qua công thức:
\(MR = P(1 - \frac{1}{|E_D|})\)
Vì:
\(MR = \frac{dTR}{dQ} = \frac{d(P.Q)}{dQ} = Q.\frac{dP}{dQ} + P.\frac{dQ}{dQ}\)
\(MR = \frac{P}{P} .Q.\frac{dP}{dQ} + P. \frac{dQ}{dQ}\)
\(MR = \frac{P}{E_D} + P = P(1+\frac{1}{E_D}) = P(1-\frac{1}{|E_D|})\)
Nếu \(|E_D| = \infty \implies MR = P\)
\(|E_D| > 1 \implies MR >0 \implies \text{ TR tăng}\)
\(|E_D| < 1 \implies MR < 0 \implies \text{ TR giảm}\)
\(|E_D| = 1 \implies MR = 0 \implies \text{ TRmax}\)
Do đó, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp độc quyền luôn hoạt động trong khoảng giá có cầu co giãn nhiều |ED| > 1
Trên đây là nội dung bài giảng Bài 1: Một số vấn đề cơ bản được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!