Bài 4: Phân tích trong dài hạn

Bài giảng Kinh tế vi mô: Bài 4 Phân tích trong dài hạn cung cấp cho người học các kiến thức: Cân bằng dài hạn của doanh nghiệp (điều chỉnh quy mô sản xuất của doanh nghiệp); Phân tích lợi nhuận; Cân bằng dài hạn của ngành; Đường cung dài hạn của ngành (LS). Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 4: Phân tích trong dài hạn

Trong khoảng thời gian dài, các doanh nghiệp trong ngành có thể thay đổi toàn bộ số lượng các yếu tố sản xuất, và do đó có thể thay đổi quy mô sản xuất, hơn nữa các doanh nghiệp mới và các doanh nghiệp hiện hữu có đủ thời gian để gia nhập hay rút lui khỏi ngành. Điều này làm gia tăng tính co giãn của đường cung ngành trong dài hạn. Để thấy được sự di chuyển của các doanh nghiệp vào các ngành, ta lần lượt phân tích các nội dung sau:

1. Cân bằng dài hạn của doanh nghiệp (điều chỉnh quy mô sản xuất của doanh nghiệp)

Giả sử giá sản phẩm trên thị trường là P, đường cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp và đường doanh thu biên nằm ngang mức giá thị trường, đường chi phí trung bình và chi phí biên dài hạn LAC & LMC được cho như trong hình 5.17.

Để tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn, doanh nghiệp phải thực hiện mức sản lượng Q*, tại đó:

LMC = MR = P                                            ( 5.9)

Để sản xuất mức sản lượng Q* với chi phí thấp nhất, doanh nghiệp phải thiết lập quy mô sản xuất (SAC) sao cho tiếp xúc với đường (LAC) tại Q*, do đó tại sàn lượng này:

SAC = LAC                                                  (5.10)

và SMC = LMC = MR = P                                        (5.11).

Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong dài hạn chính là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí dài hạn hay bằng tích của lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm với mức sản lượng: (P - C) x Q*.

Như vậy quy mô sản xuất mà doanh nghiệp thiết lập phụ thuộc vào sản lượng cần sản xuất. Sản lượng cần sản xuất phụ thuộc vào chi phí biên dài hạn và giá sản phẩm trên thị trường. Do đó tại mức sản lượng Q* ta có: LMC = SMC = MR = P

2. Phân tích lợi nhuận

Trước khi phân tích những phần kế tiếp, chúng ta cẩn làm rõ một vài điểm về lợi nhuận. Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp được bỏ qua.

Lợi nhuận kế toán của một doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kế tóan của doanh nghiệp

Lấy lợi nhuận kế toán trừ đi lợi nhuận thông thường còn lại lợi nhuận kinh tế.

Lợi nhuận thông thường đó là chi phí cơ hội ẩn, phần giá trị này ngang bằng với phần giá trị mà các nhà đầu tư có thể kiếm được nếu họ đầu tư Tư bản vào một công cuộc sản xuất khác.

Một doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế âm, thì nên ra khỏi ngành nếu không cải thiện hoàn cảnh tài chính hiện tại.

Một doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng không, thì không cần phải rời bỏ ngành, bởi vì lợi nhuận kinh tế bằng không có nghĩa là doanh nghiệp đang đạt được mức lợi nhuận thông thường cho số vốn đầu tư của họ. Dĩ nhiên các nhà đầu tư bao giờ cũng thích thu được lợi nhuận kinh tế dương, đó là yếu tố kích thích các nhà đầu tư cần phải có các chiến lược kinh doanh mới.

3. Cân bằng dài hạn của ngành

Theo hình 5.18, ở mức giá P doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng q với quy mô sản xuất (SAC), đang thực hiện được lợi nhuận kinh tế. Do đó những doanh nghiệp mới sẻ gia nhập vào ngành với hy vọng có thể thực hiện được lợi nhuận như vậy. Chính sự gia nhập của những doanh nghiệp mới làm tăng cung sản phẩm (đường cung thị trường dịch chuyển sang phải), làm cho giá sản phẩm giảm xuống dưới mức P, do đó đường cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp và đường MR của doanh nghiệp dịch chuyển xuống dưới. Để tiếp tục tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp phải giảm sản lượng và thu hẹp quy mô sản xuất.

Lợi nhuận kinh tế có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp trong ngành cho đến khi có đủ doanh nghiệp gia nhập vào ngành để đẩy giá xuống P1 bằng chi phí trung bình tối thiểu: P1 = LACmin, \(\ddot{I} = 0\). Ở mức giá P1, các doanh nghiệp sẽ thu hẹp quy mô sản xuất đến SAC1 (quy mô sản xuất tối ưu) và điều hành sản xuất sản lượng q . Ở mức giá này không còn lợi nhuận kinh tế, nên không còn động cơ để các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành, và các doanh nghiệp đang trong ngành cũng không có lý do rời ngành vì không bị lỗ. Đây là trạng thái cân bằng dài hạn của các doanh nghiệp và ngành (hình 5.18).

Cân bằng dài hạn là trạng thái không có lợi nhuận và cũng không bị lỗ, không có doanh nghiệp mới gia nhập và cũng không có doanh nghiệp ra khỏi ngành. Có vừa đủ số doanh nghiệp trong ngành để chi phí trung bình tối thiểu dài hạn ngang bằng giá cả của sản phẩm: P = LACmin. Bất cứ sự thay đổi nào về sản lượng trong dài hạn hay trong ngắn hạn, đều gây nên lỗ lã. Những điều kiện cân bằng dài hạn cũng là những điều kiện cân bằng ngắn hạn tại mức sản lượng Q1:

SMC1 = LMC1 = MR1 = P1 = SAC1min = LAC1min                   (5.12)

4. Đường cung dài hạn của ngành (LS)

Như phần trên đã trình bày, nhằm đưa ra ý niệm cân bằng dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn, chưa phân tích toàn bộ về điều chỉnh dài hạn trong phạm vi ngành. Sự điều chỉnh chỉ được đặt vào sản lượng đầu ra khi những doanh nghiệp mới bị lôi cuốn gia nhập ngành vì lợi nhuận kinh tế. Thông thường những điều chỉnh chi phí sản xuất cũng được thực hiện. Tính chất của những điều chỉnh chi phí sản xuất tùy thuộc vào ngành, có chi phí tăng dần, chi phí không đổi và chi phí giảm dần. Chính sự thay đổi chi phí sản xuất của ngành đã quy định hình dạng đường cung dài hạn của ngành.

Chúng ta sẽ phân tích lần lượt trong các trường hợp trên.

4.1 Ngành có chi phí sản xuất tăng dần

Ở đây ta phân tích trường hợp gia nhập ngành của nhiều doanh nghiệp mới, làm tăng cầu về các yếu tố sản xuất, dẫn đến tăng giá các yếu tố sản xuất và chi phí sản xuất của các doanh nghiệp.

Trước hết, chúng ta giả định ngành nằm trong tình trạng cân bằng dài hạn và cân bằng ngắn hạn tại E, với mức giá P và sản lượng ngành là Q là tổng cộng các sản lượng q của các doanh nghiệp. Kế đến cầu sản phẩm gia tăng, gây ra tác động ngắn hạn và dài hạn. Cuối cùng hình thành đường cung dài hạn của một ngành có chi phí tăng dần.

Giả sử ban đầu đường cầu của ngành là (D), đường cung ngắn hạn của ngành (SS), đường chi phí trung bình dài hạn (LAC), đường chi phí trung bình ngắn hạn (SAC), đường chi phí biên ngắn hạn (SMC) đối với quy mô sản xuất được cho như trong hình 5.19.

Ban đầu ngành đang trong trạng thái cân bằng dài hạn ở mức giá P, tất cả doanh nghiệp đang sử dụng quy mô sản xuất tối ưu với mức sản lượng tối ưu q:

Tại đó LMC = SMC = MR = P = LACmin = SACmin.

Sản lượng của ngành là Q - tổng sản lượng của các doanh nghiệp q trong ngành: \(Q= \sum qi\).

Giả sử cầu sản phẩm gia tăng do thu nhập dân cư tăng lên, đường cầu dịch chuyển từ (D) sang (D1), sẽ gây ra 2 tác động ngắn hạn và dài hạn.

Tác động trong ngắn hạn:

Khi cầu thị trường tăng, ở mức giá P sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, do đó giá sản phẩm sẽ tăng lên từ P lên P’.

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ gia tăng sản lượng từ q đến q’, tại đó SMC = MR’ = P’. Sản lượng của ngành sè gia tăng từ Q lên Q’. Ở mức giá này doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận kinh tế (P’ > SAC). Như vậy, trong ngắn hạn sự gia tăng cầu sẽ làm giá và sản lượng gia tăng. Sản lượng gia tăng chủ yếu nhờ tận dụng công suất của máy móc thiết bị.

Tác động trong dài hạn:

Trong dài hạn, lợi nhuận kinh tế sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Khi những doanh nghiệp mới gia nhập ngành, khả năng sản xuất của ngành gia tăng, đường cung ngắn hạn của ngành sẽ dịch chuyển về bên phải. Càng nhiều doanh nghiệp mới gia nhập, đường cung càng dịch chuyển về bên phải. Sự gia tăng cung làm cho giá giảm xuống. Khi giá hạ xuống những doanh nghiệp cá nhân sẽ giảm sản lượng và thu hẹp qui mô sản xuất. Mặt khác, sự gia nhập của các doanh nghiệp mới còn làm chuyển dịch toàn bộ những đường chi phí của doanh nghiệp lên trên, vì cầu đối với các yếu tố sản xuất tăng làm cho giá cả chúng tăng lên.

Sự gia nhập của các doanh nghiệp mới vẫn tiếp tục, cho đến khi có đủ số doanh nghiệp sao cho giá giảm xuống và chi phí tăng lên đủ cho lợi nhuận kinh tế bằng không. Khi mức giá mới là P1 bằng với chi phí trung bình dài hạn tối thiểu mới là LAC1min, thì sự gia nhập của các doanh nghiệp mới chấm dứt, doanh nghiệp và ngành tái lập tình trạng cân bằng dài hạn. Sản lượng mới của doanh nghiệp là q1, tại đó LMC1 = SMC1 = MR1 = P1 = LAC1min = SAC1min, sản lượng ngành sẽ gia tăng đến Q1.

Đường cung dài hạn của ngành (LS) là đường nối tất cả những điểm cân bằng dài hạn của ngành.

Khi chi phí sản xuất tăng, đường cung dài hạn của ngành LS sẽ dốc lên về bên phải.

Vấn đề đặt ra là sản lượng dài hạn mới của các doanh nghiệp bằng, lớn hay nhỏ hơn sản lượng dài hạn cũ, điều này phụ thuộc vào sự gia tăng của các loại yếu tố sản xuất.

Nếu giá tất cả yếu tố sản xuất gia tăng cùng tỷ lệ. thì nhung phối hợp có chi phí thấp nhất trước đây cũng là những phối hợp có chi phí thấp nhất bây giờ. Những đường chi phí dịch dịch chuyển thẳng lên trên và sản lượng dài hạn mới của doanh nghiệp bằng sản lượng dài hạn trước đây.

Nếu giá yếu tố sản xuất cố định ngắn hạn tăng nhiều hơn giá yếu tố sản xuất biến đổi ngắn hạn, thì doanh nghiệp sẽ có ý muốn tiết kiệm các yếu tố sản xuất cố định. Cho nên các tỷ lệ giữa các yếu tố sản xuất cố định và yếu tố sản xuất biến đổi trong phối hợp có chi phí thấp nhất sẽ bị giảm. Do đó quy mô sản xuất tối ưu mới sẽ nhỏ hơn quy mô sản xuất tối ưu cũ và sản lượng dài hạn mới sẽ nhỏ hơn sản lượng dài hạn củ của doanh nghiệp.

Còn nếu những yếu tố sản xuất cố định ngắn hạn tăng giá ít hơn so với những yếu tố sản xuất biến đổi ngắn hạn, lúc này doanh nghiệp có ý muốn tiết kiệm yếu tố sản xuất biến đổi và dùng nhiều yếu tố sản xuất cố định trong việc phối hợp chi phí thấp nhất. Do đó quy mô sản xuất tối ưu mới lớn hơn quy mô sản xuất tối ưu cũ và sản lượng mới lớn hơn sản lượng cũ.

4.2 Ngành có chi phí không đổi

Sự phân tích đối với ngành có chi phí không đổi giống như sự phân tích đối với ngành có chi phí tăng dần. Sự khác biệt giữa chúng là trong ngành có chi phí không đổi, sự gia nhập của những doanh nghiệp mới không làm gia tăng cầu các yếu tố sản xuất đủ để gây sự tăng giá các yếu tố sản xuất. Ngành chỉ tiêu thụ một phần nhỏ trong tổng lượng cung của các yếu tố sản xuất, do đó không tạo ra ảnh hưởng nào trên giá cả yếu tố sản xuất do sự gia nhập của các doanh nghiệp mới. Vì vậy các đường chi phí của các doanh nghiệp sẽ giữ nguyên không đổi.

Giả sử lúc đầu doanh nghiệp nằm trong tình trạng cân bằng dài hạn ở mức giá P. Sản lượng tối ưu lúc đầu của doanh nghiệp là q, sản lượng của ngành là Q (hình 5.20).

Giả sử trong ngắn hạn có sự gia tăng cầu của sản phẩm do tác động của nhân tố ngoài giá, do đó giá sản phẩm đến P’, sản lượng trong ngắn hạn của doanh nghiệp gia tăng đến q’ và sản lượng của ngành tăng đến Q’. Các doanh nghiệp trong ngành thu được lợi nhuận kinh tế.

Trong thời gian dài, nó lôi cuốn các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành, khiến cho lượng cung của ngành gia tăng làm cho giá sản phẩm giảm xuống. Khi giá sản phẩm xuống bằng với chi phí trung bình tối thiểu dài hạn thì cân bằng dài hạn được xác lập. Đường cung ngắn hạn mới là SS1. Sản lượng của các doanh nghiệp là sản lượng theo đó LMC = SMC = MR = P = LACmin = SACmin. Sản lượng của ngành là Q1.

Khi chi phí sản xuất không đổi, thì đường cung dài hạn của ngìmh là đường LS nằm ngang mức chi phí trung bình dài hạn tối thiểu (hình 5.20).

4.3 Ngành có chi phí giảm dần

Trường hợp đặc biệt thường xảy ra ở các sản phẩm mà sản xuất chưa được phát triển đẩy đủ. Do đó nhu cầu về các yếu tố sản xuất để sản xuất ra các sản phẩm này chưa lớn đủ để việc cung cấp đạt quy mô tối ưu, cũng như việc nâng cao chất lượng nguyên liệu.

Chúng ta bắt đầu việc phân tích ở trạng thái cân bằng dài hạn của các doanh nghiệp và cả ngành. Sau đó giả sử cầu sản phẩm tăng trong ngắn hạn sẽ làm cho giá sản phẩm tăng, sản lượng trong ngắn hạn của doanh nghiệp cũng tăng, do đó sản lượng của ngành tăng, lợi nhuận kinh tế xuất hiện là động cơ kích thích các doanh nghiệp mới gia nhập ngành, và các doanh nghiệp hiện có mở rộng quy mô sản xuất. Đường cung ngắn hạn của ngành dịch chuyển về bên phải, hậu quả là giá sản phẩm giảm xuống.

Điều chú ý ở đây là mặc dù sự tham gia những doanh nghiệp mới làm năng lực sản xuất của ngành tăng lên, nhưng giá cả các yếu tố sản xuất lại giảm. Do sự sụt giảm giá cả các yếu tố sản xuất, làm cho những đường chi phí dịch chuyển xuống dưới. Như vậy giá cả sản phẩm và chi phí sản xuất đều giảm, đến một lúc nào dó giá sản phẩm giảm xuống ngang bằng với chi phí đang giảm và lợi nhuận kinh tế sẽ bị triệt tiêu. Ở mức giá P1 trạng thái cân bằng mới được xác lập, sản lượng của các doanh nghiệp là q1, tại đó LMC1 = SMC1 = MR1 = P1 = LACmin = SCAmin, sản lượng của ngành là Q1.

Khi chi phí sản xuất giảm, đường cung dài hạn của ngành LS sẽ dốc xuống về bên phải (hình 5.21).

Chúng ta nên phân biệt sự sút giảm giá cả yếu tố sản xuất này thuộc về những nguyên nhân nằm ngoài doanh nghiệp, không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định sản xuất của doanh nghiệp.

Nói chung trong 3 trường hợp đã phân tích, trường hợp chi phí giảm dần ít xảy ra nhất, kế đến là trường hợp chi phí không đổi. Tuy nhiên sự tổn tại của chúng thường không duy trì được lâu dài. Xét về lâu dài trước xu thế phát triển của lực lượng sản xuất và của xã hội nói chung, các loại chi phí giảm như đà nói rồi cùng lại gia tăng. Do đó trường hợp chi phí gia tăng có thể được xem là trường hợp phổ biến nhất.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 4: Phân tích trong dài hạn mà eLib chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM