Bài 3: Phân tích trong ngắn hạn

Nội dung bài giảng Bài 3: Phân tích trong ngắn hạn gồm có: Đối với doanh nghiệp; Đối với ngành; Thặng dư sản xuất (PS); Tổn thất vô ích (Deadweight Loss - DWL). Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 3: Phân tích trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn, doanh nghiệp tự do thay đổi sản lượng nhưng không đủ thời gian để thay đổi quy mô sản xuất, số doanh nghiệp trong ngành cố định, vì những doanh nghiệp mới không có đủ thời gian gia nhập, và những doanh nghiệp cũ không có đủ thời gian để rút lui. Sự thay đổi sản lượng trong ngành, là do sự thay đổi cường độ sử dụng máy móc sản xuất của doanh nghiệp.

Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là ấn định sản lượng sản xuất với giá bán trên thị trường như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa lỗ.

1. Đối với doanh nghiệp

1.1 Tối đa hóa lợi nhuận (P > AC)

Trong ngắn hạn, với mức giá thị trường đã cho, một doanh nghiệp hoạt động với qui mô sản xuất cố định và phải lựa chọn mức sản lượng bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận.

Chúng ta sẽ giải thích vấn đề tối đa hóa lợi nhuận bằng ba cách khác nhau: bằng bảng số, bằng đồ thị và bằng đại số học.

Phân tích bằng số liệu:

Ví dụ 1: Giả sử mức giá sản phẩm X trên thị trường là 5 đvt/sản phẩm. Với quy mô sản xuất đã cho, doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất ở mức sản lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận?

Từ dữ liệu nêu trên, chúng ta có thể lập bảng tổng doanh thu và chi phí trong ngắn hạn của doanh nghiệp qua bảng 5.1 sau:

Bảng 5.1:                                                      Đơn vị tính: đvt

Q

P

TR

TC

\(\Pi\)

MC

MR

MR-MC

0

5

0

15

-15

1

5

5

17

-12

2

5

3

2

5

10

18,5

-8,5

1,5

5

3,5

3

5

15

19,5

-4,5

1

5

4

4

5

20

20,

0

0,5

5

4,5

5

5

25

22

+3

2

5

3

6

5

30

24,5

+5,5

2,5

5

2.5

7

5

35

27.5

+7,5

3

5

2

8

5

40

32 5

+7.5

5

5

0

9

5

45

40,5

+4,5

8

5

-3

10

5

50

52,5

-2,5

12

5

-7

Nhìn vào bảng 5.1 ta thấy:

Ở những mức sản lượng thấp Q < 4, doanh nghiệp bị lỗ: TR < TC, \(\Pi\) < 0

Ở sản lượng Q = 4, doanh nghiệp hòa vốn: TR =TC, \(\Pi\) = 0

Khi sản lượng của doanh nghiệp tăng từ 5 đến 8, doanh nghiệp có lợi nhuận tăng dần và đạt cực đại ở sản lượng Q = 8, tại đây chi phí biên bằng doanh thu biên: MC = MR = 5.

Vượt quá mức sản lượng Q > 8, lợi nhuận của doanh nghiệp bắt đầu giảm sút, ở các mức sản lượng này chi phí biên lớn hơn doanh thu biên.

Như vậy để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất Q= 8 sản phẩm, tổng lợi nhuận tối đa là 7,5 đvt

Phân tích bằng đồ thị:

Trên đồ thị 5.6 cũng cho thấy, ở mức sản lượng nhỏ hơn Q0, hay lớn hơn Q1 đường tổng doanh thu nằm dưới đường tổng chi phí sản xuất (TR < TC), doanh nghiệp bị lỗ ( \(\Pi\) < 0)

Tại mức sản lượng Q0 và Q1 tổng doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất (TR = TC), doanh nghiệp hòa vốn: \(\Pi\) = 0.

Còn những mức sản lượng lớn hơn Q0 và nhỏ hơn Q1 tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí (TR > TC), doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận (\(\Pi\) > 0)

Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tối đa hóa tại mức sản lượng Q*, tại đó khoảng cách tung độ AB = (TR - TC) lớn nhất. Ở mức sản lượng này, độ dốc của 2 đường TR và TC bằng nhau. Ở những mức sản lượng nhỏ hơn Q*, độ dốc của đường TR lớn hơn độ dốc của đường TC, khoảng cách của 2 đường càng lúc càng xa nhau khi sản lượng tăng đến Q*, thì lợi nhuận đạt tối đa. Ngược lại, ở những mức sản lượng lớn hơn Q*, độ dốc của đường TR nhỏ hơn độ dốc của đường TC nên khoảng cách của 2 đường TR và TC càng lúc càng gần nhau khi sản lượng gia tăng, lợi nhuận giảm.

Độ dốc của đường tổng doanh thu (TR) chính là doanh thu biên (MR) của doanh nghiệp, và trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn nó cũng là mức giá (P) của thị trường, còn độ dốc của đường tống phí (TC) ở bất cứ mức sản lượng nào chính là chi phí biên (MC) của đơn vị sản phẩm đó.

Như vậy, lợi nhuận sẽ tối đa hóa ở mức sản lượng Q* tại đó độ dốc của 2 đường TC và TR bằng nhau, có nghĩa là:

MC = MR = P                  (5.6)

Ở những mức sản lượng nhỏ hơn Q*, do doanh thu biên lớn hơn chi phí biên dẫn đến khi tăng sản lượng, tổng doanh thu gia tăng nhanh hơn sự gia tăng của tổng chi phí sản xuất, vì vậy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng. Vượt quá Q* do chi phí biên lớn hơn doanh thu biên, khi tăng sản lượng tổng chi phí gia tăng nhanh hơn sự gia tăng của tổng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm dần.

Trên đồ thị 5.7 thể hiện các đường đơn vị. Doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận tại điểm A, tương ứng với mức sản lượng Q* tại đó:

MC = MR = P

Tổng lợi nhuận tối đa chính là diện tích hình chữ nhật PABC, được tính bằng cách lấy lợi nhuận trung bình của một đơn vị, nhân với mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận:

Ở những mức sản lượng nhỏ hơn Q*, như Q1, doanh thu biên lớn hơn chi phí biên, lợi nhuận biên dương (MR-MC > 0), tổng lợi nhuận ngày càng tăng đến Q*. Những mức sản lượng lớn hơn Q*, như Q2 do chi phí biên lớn hơn doanh thu biên, lợi nhuận biên âm (MR-MC < 0), tổng lợi nhuận ngày càng giảm. Như vậy chỉ có tại Q*, chi phí biên bằng doanh thu biên, lợi nhuận biên bằng zero (MR-MC = 0), tổng lợi nhuận đạt tối đa.

Phân tích bằng đại số:

Nếu gọi \(\pi\) là tổng lợi nhuận của doanh nghiệp

\(\pi (Q) = TR(Q) - TC(Q)\)

khi \(\pi\)(Q) \(\rightarrow\) max, có nghĩa là: \(\pi\)(Q)’ = 0

hay:  (TR - TC)’ = 0

         \(\implies\)  TR’ - TC’ = 0

         \(\implies\)  MR - MC = 0

         \(\implies\)  MR = MC

1.2 Tối thiểu hóa lỗ (P < AC)

Các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đạt lợi nhuận trong ngắn hạn. Trong trường hợp giá sản phẩm nhỏ hơn chi phí trung bình ở mọi mức sản lượng có thể có của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu lỗ thay vì thực hiện được lợi nhuận. Lúc đó doanh nghiệp sẽ phải chọn lựa một trong hai cách: sản xuất trong tình trạng lỗ hoặc phải ngừng sản xuất.

Quyết định của doanh nghiệp như thế nào là tùy thuộc vào giá sản phẩm có bù đắp được chi phí biến đổi trung bình hay không, hay tổng doanh thu có bù đắp tổng chi phí biến đổi hay không.

Giả sử giá thị trường của sản phẩm là P0 = ACmin. Nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q0, với MC = MR0 = P, tổng doanh thu bằng tổng chi phí, doanh nghiệp sẽ hòa vốn: \(\pi\) = 0. Nêu không sản xuất, lỗ phần chi phí cố định (TPC), do đó nên tiếp tục sản xuất. Đây là điểm hòa vốn hay ngưỡng sinh lời của doanh nghiệp.

Còn những mức giá P1 nhỏ hơn ACmin nhưng lớn hơn AVCmin: AVCmin 1 < ACmin: doanh nghiệp nên sản xuất ở mức sản lượng Q1, tại đó MC = MR1 = P1, lúc đó tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí biến đổi một khoản (P1 - V1) Q1. Số thặng dư này dùng để bù đắp một phần chi phí cố định, do đó doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất.

Khi giá thị trường là P2 = AVCmin, nếu doanh nghiệp sản xuất mức sản lượng Q2 thỏa MC = MR = P2, doanh nghiệp chỉ bù đắp được chi phí biến đổi, lỗ chi phí cố định giống như trường hợp không sản xuất: \(\pi\) = - TFC. Đây là điểm đóng cửa.

Nếu giá thị trường của sản phẩm nhỏ hơn P2, thì doanh nghiệp tối thiểu hóa lỗ bằng cách ngưng sản xuất, lỗ là tổng chi phí cố định. Nếu tiến hành sản xuất thì chi phí biến đổi trung bình lớn hơn giá sản phẩm, do đó tổng chi phí biến đổi lớn hơn tổng doanh thu. Lỗ của doanh nghiệp là tổng chi phí cố định và một phần chi phí biến đổi.

Tóm lại, doanh nghiệp sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có thể tiếp tục sản xuất khi mủc giá thị trường lớn hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu (AVCmin); sẽ tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa lỗ bằng cách thực hiện mức sản lượng tại đó MC = P. Nếu giá thị trường nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu (P < AVCmin), doanh nghiệp tối thiểu hóa lỗ bằng cách ngưng sản xuất và chịu lỗ tổng chi phí cố định.

1.3 Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp

Đường cung ngắn hạn của một doanh nghiệp cho biết lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường ở mỗi mức giá có thể có.

Chúng ta đã biết rằng các doanh nghiệp tiến hành sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá cả bằng chi phí biên: P = MC, nhưng nếu giá cả thấp hơn chi phí biến đổi trung bình (P < AVCmin), thì doanh nghiệp sẽ ngưng sản xuất.

Do đó đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp chính là đường SMC phân nằm phía trên điểm cực tiểu của đường AVC.

Lượng cung của doanh nghiệp sẽ bằng không ở bất cứ mức giá nào nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu.

1.4 Phản ứng của doanh nghiệp khi giá yếu tố đầu vào thay đổi

Một vấn đề cần phải xét đến đó là khi giá cả sản phẩm trên thị trường thay đổi, thì đồng thời giá cả các yếu tố sản xuất đẩu vào thay đổi. Vì vậy trong phần này chúng ta xem xét mức sản lượng của doanh nghiệp thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi giá cả của một trong các yếu tố sản xuất đẩu vào của doanh nghiệp.

Giả sử đường chi phí biên lúc đầu của doanh nghiệp là MC1 và giá sản phẩm trên thị trường là P. Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận ở mức sản lượng Q1.

Bây giờ giả định do giá cả một trong các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp tăng lên, điều đó làm cho đường chi phí biên của doanh nghiệp dịch chuyển lên MC2. Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là Q2, tại đó P = MC2. Việc giá cả đầu vào tăng lên khiến cho doanh nghiệp giảm bớt sản lượng đầu ra.

Nếu doanh nghiệp tiếp tục sản xuất ở mức sản lượng Q1 thì doanh nghiệp sẽ mất đi một khoản lợi nhuận, đó là vùng gạch chéo trên đồ thị.

2. Đối với ngành

2.1 Đường cung ngắn hạn của ngành

Đường cung ngắn hạn của ngành hay còn gọi là đường cung thị trường trong ngắn hạn cho thấy những số lượng sản phẩm mà tất cả những doanh nghiệp trong ngành cùng tung ra thị trường ở mỗi mức giá có thể có.

Vì vậy chúng ta có thể thiết lập đường cung của ngành, bằng cách tổng cộng theo hoành độ các đường cung ngắn hạn của tất cả các doanh nghiệp 4 trong ngành.

2.2 Cân bằng ngắn hạn

Trên hình 5.11, trục tung của cả hai đồ thị đều thể hiện giá và chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm; trục hoành thể hiện sản lượng, sản lượng của đồ thị ngành được rút gọn rất nhiều so với sản lượng của các doanh nghiệp. Đường cầu ngành đối với sản phẩm là (D).

Để tối đa hóa lợi nhuận, mỗi doanh nghiệp trong ngành sẽ sản xuất ở mức sản lượng tại đó MC = P, sản lượng của doanh nghiệp là q; sản lượng tổng cộng của các doanh nghiệp trong ngành là Q; các doanh nghiệp trong ngành ở trong tình trạng cân bằng ngắn hạn.

Giả định do tác động của một trong các nhân tố ngoài giá làm gia tăng cầu sản phẩm từ D đến D1. Sự gia tăng cầu sẽ làm thay đổi cân bằng trong ngắn hạn sè gây sự thiếu hụt hàng hóa ở mức giá P. Giá sản phẩm bị đẩy lên đến P1. Đường cầu và đường doanh thu biên của doanh nghiệp cũng dịch chuyển lên mức giá P1. Để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp trong ngành sẽ gia tăng sản lượng đến điểm mà MC = P1. Sản lượng mới của doanh nghiệp là q1 và sản lượng ngành là Q1.

Khi các doanh nghiệp trong ngành gia tăng sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận, điều này làm gia tăng cầu về yếu tố sản xuất biến đổi và dẫn đến sự thay đổi giá yếu tố sản xuất biến đổi. Nếu giá yếu tố sản xuất biến đổi tăng lên, thì những đường chi phí của doanh nghiệp sẻ dịch chuyển lên trên, lúc này đường cung của ngành sẽ co giãn ít. Ngược lại, nếu sự mở rộng sản lượng làm giảm yếu tố sản xuất biến đổi thì các đường chi phí của doanh nghiệp sẽ dịch chuvền xuống dưới, đường cung của ngành sẽ co giãn nhiều hơn. Còn trường hợp một vài yếu tố sản xuất biến đổi tăng giá, còn một vài yếu tố sản xuất khác giảm giá thì sự dịch chuyển lên trên hay xuống dưới của các đường chi phí còn tùy thuộc vào Tương quan giữa việc tăng giá và giảm giá của các yếu tố sản xuất biến đổi.

3. Thặng dư sản xuất (PS)

3.1 Thặng dư sản xuất đối với một doanh nghiệp

Như chúng ta đã biết, thặng dư tiêu dùng là tổng chênh lệch giữa tổng số tiền tối đa mà một người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua hàng với tổng số tiền thực tế mà họ phải trả theo giá thị trường. Một quan niệm tương tự được ứng dụng cho các doanh nghiệp, trong trường hợp chi phí biên đang tăng, giá sản phẩm lớn hơn chi phí biên cho mọi đơn vị sản phẩm được sản xuất ra, không kể cho đơn vị sản xuất cuối cùng. Kết quả là, doanh nghiệp tạo ra một thặng dư cho toàn bộ sản lượng, ngoại trừ đơn vị sản phẩm cuối cùng.

Ví dụ 2: Ta có số liệu về chi phí sản xuất của doanh nghiệp A trong ngắn hạn như sau:

Bảng 5.2:

Q

TVC

AVC

MC

0

0

-

 

1

10

10

10

2

22

11

12

3

36

12

14

4

52

13

16

Tổng chi phí biến đổi có thể được tính bằng 2 cách:

Tổng chi phí biến đổi bằng chi phí biến đổi trung bình nhân với sản lượng sản xuất: TVCi = AVCi x Q

Tổng chi phí biến đổi bằng tổng các chi phí biên: \(TVC_i = \sum MC_i\)

Đối với doanh nghiệp, chi phí biên của sản phẩm thứ i cũng chính là giá tối thiếu mà doanh nghiệp sẵn lòng bán sản phẩm thứ i.

Thặng dư sản xuất của một sản phẩm là chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá tối thiểu mà doanh nghiệp sẵn lòng bán sản phẩm: PSi = P - MCi

Như vậy, thặng dư sản xuất của một doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu mà người sản xuất nhận được và tổng cộng chi phí biên của doanh nghiệp trên tất cả các đơn vị sản lượng:

\(PS_{Q1} = TR_{Q1} - \sum MC\)                        (5.7)

\(PS_{Q1} = TR_{Q1} - TVC_{Q1}\)                        (5.8)

Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là Q1 tại đó MR = MC= P1, thặng dư sản xuất của doanh nghiệp chính là phần diện tích gạch chéo nằm phía dưới mức giá thị trường và phía trên đường chi phí biên, đó là diện tích của hình tam giác NP1A (hay hình chữ nhật P1ABC1).

Tổng số các chi phí biên để sản xuất mọi sản phẩm cho đến Q1 bằng tổng các chi phí biến đổi để sản xuất sản lượng Q1. Vì vậy, chúng ta còn có thể phát biểu: “Thặng dư sản xuất của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu của doanh nghiệp và tổng chi phí biến đổi của nó”.

3.2 Thặng dư sản xuất đối với một ngành

Thặng dư sản xuất mà các doanh nghiệp được hưởng còn tùy thuộc vào chi phí sản xuất của chúng. Những doanh nghiệp nào có chi phí sản xuất cao hơn thì tổng số thặng dư sản xuất thấp hơn và ngược lại. Chúng ta có thể tính tổng số thặng dư sản xuất đối với một ngành từ thặng dư sản xuất của một doanh nghiệp. Trên đồ thị đường cung thị trường bắt đầu từ một điểm trên trục tung. Đây là điểm thể hiện chi phí biến đổi trung bình thấp nhất trong các doanh nghiệp của ngành. Trên đồ thị, thặng dư cho người sản xuất là phần diện tích nằm dưới đường giá thị trường của sản phẩm và phía trên đường cung từ mức sản lượng 0 đến Q1 (diện tích tam giác NP1E).

4. Tổn thất vô ích (Deadweight Loss - DWL)

Tổn thất vô ích hay mất mát xã hội (DWL) là phần tổng thặng dư xã hội bị mất đi, mà không thành phần nào hưởng được so với trước.

Tổn thất vô ích sẽ xuất hiện khi thị trường họat động kém hiệu quả, hay khi có sự can thiệp của chính phủ vào thị trường với bất cử hình thức nào, như định giá tối đa, giá tối thiểu, đánh thuế, trợ cấp, định ngạch....

4.1 Trường hợp chính phủ qui định giá tối đa (Pmax)

Trước khi có giá quy định Pmax:

Giá cân bằng là P*, lượng cân bằng thị trường là Q* (hình 5.14)

Thặng dư tiêu dùng là diện tích tam giác JP*E: CS = JP*E

Thặng dư sản xuất là diện tích tam giác NP*E: PS = NP*E

Tổng thặng dư xã hội (SS): SS = CS + PS = JNE

Sau khi có giá quy định Pmax:

Ở mức giá Pmax, chỉ có Q1 sản phẩm được mua bán.

Đối với người tiêu dùng: khi chính phủ quy định mức giá tối đa, thị trường sẽ có tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Một số người tiêu dùng mua được hàng hóa với mức giá thấp và được hưởng một sự gia tăng trong thặng dư tiêu dùng. Mức gia tăng này biểu thị hình chữ nhật A. Còn một số người không mua được hàng hóa, số mất mát của họ trong thặng dư tiêu dùng được biểu thị bằng hình tam giác B.
Như vậy thặng dư tiêu dùng thay đổi là: \(\Delta CS = A - B\).

Đối với người sản xuất: với sản lượng Q1, thặng dư sản xuất mất đi chính là hình chữ nhật A. Mặt khác, do sản lượng giảm sút từ Q* xuống Q1 do đó thặng dự sản xuất mất thêm là hình tam giác C. Như vậy tổng sổ thặng dư sản xuất mất mát là tổng diện tích của 2 hình A và C: \(\Delta PS = -A - C\).

Như vậy tổng số thay đổi trong thặng dư xà hội là:

\(DWL = \Delta SS = \Delta CS + \Delta PS = (A - B) + (-A -C) = -B - C\)

Trên đồ thị 5.14, lượng tổn thất vô ích chính là diện tích 2 hình tam giác B và C: DWL = -B - c, thể hiện sự kém hiệu quả do chính phủ quy định giá tối đa. Số mất trong thặng dư sản xuất vượt quá số được trong thặng dư tiêu dùng.

4.2 Trường hợp chính phủ quy định giá tối thiểu (Pmin)

Trên đồ thị 5.15: khi chính phủ quy định giá tối thiểu, thị trường sẽ thừa một lượng hàng hóa là (Q2 - Q1). Sự thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng và của người sản xuất như sau:

Đối với người tiêu dùng:

Hình chữ nhật A biểu thị số mất đi trong thặng dư tiêu dùng do phải trả với mức giá cao hơn P0.

Hình tam giác B biểu thị số mất đi trong thặng dư tiêu dùng do một số người tiêu dùng không mua được hàng với giá cao.

Như vậy, thặng dư tiêu dùng thay đổi: \(\Delta = - A - B\)

Đối với người sản xuất:

Có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Người sản xuất xác định đúng lượng hàng hỏa mà người tiêu dùng sẽ mua và sản xuất ở số lượng Q1,

Trường hợp 2: Người sản xuất không dự báo đúng lượng hang hóa mà người tiêu dùng mua, nên sản xuất ở số lượng Q2

Trường hợp 1: Nếu người sản xuất ở số lượng Q1:

Thặng dư sản xuất thay đổi:

Hình chữ nhật A biểu thị số gia tăng trong thặng dư sản xuất do bán được với mức giá cao ở số lượng Q1

Hình tam giác C biểu thị số mất đi trong thặng dư sản xuất do giảm số lượng sản phẩm từ Q0 xuống còn Q1.

Như vậy thặng dư sản xuất thay đổi là: \(\Delta PS = A - C\)

Như vậy tổng thặng dư xã hội thay đổi là:

\(QWL = \Delta SS = \Delta CS + \Delta PS = (- A - B) + (A - C) = - B - C\)

Trên đồ thị 5.15, lượng tổn thất vô ích chính là diện tích 2 tam giác B và C: DWL = -B - c, thể hiện sự kém hiệu quả do chính phủ quy định giá tối thiểu (hay giá sàn).

Trường hợp 2: Nếu người sản xuất ở số lượng Q2:

Khi người sản xuất ở số lượng Q2, lại có hai trường hợp là chính phủ không mua lượng hàng hóa thừa, và trường hợp chính phủ mua hết lượng hàng hóa thừa.

Trường hợp chính phủ không mua lượng sản phẩm dư thừa (Q2 - Q1)

Hình chữ nhật A biểu thị số gia tăng trong thặng dư sản xuất do bán được với mức giá cao ở số lượng Q1

Hình tam giác C biểu thị số mất đi trong thặng dư sản xuất do giảm số lượng sản phẩm từ Q0 xuống còn Q1 

Mặt khác do quy định giá tối thiểu cao hơn giá thị trường, nên chỉ có số lượng Q1 tiêu thụ được, còn phần chênh lệch Q2 - Q1 không có thu nhập để bù đắp chi phí sản xuất cho số lượng này. Số chi phí này được biểu thị bằng hình thang D.

Như vậy thặng dư sản xuất thay đổi là: \(\Delta PS = A - C - D\)

Vì hình thang D khá lớn, do đó tổng số thặng dư người sản xuất có thể âm.

Như vậy lượng tổn thất vô ích là:

\(DWL = \Delta SS = \Delta CS + \Delta PS = (- A - B) + (A - C - D) = - B - C - D\)

Trường hợp chính phủ mua lượng sản phẩm thừa (Q2 - Q1):

Thặng dư sản xuất tăng thêm: \(\Delta PS = A + B + E\)

Số tiền chính phủ chi ra để mua lượng sản phẩm thừa:

G = Pmin.(Q2 - Q1) = B + C + E + D

Như vậy tổng thặng dư xã hội thay đổi cũng là tổn thất vô ích là:

\(DWL = \Delta SS = \Delta CS + \Delta PS - G\)

\(DWL = (- A - B) + (A + B + E) - (B + C + E + D) = - B - C - D\)

Trên đồ thị 5.15, lượng tổn thất vô ích chính là diện tích 2 tam giác B và C và hình thang D: DWL = -B - C- D, thể hiện sự kém hiệu quả do chính phủ quy định giá tối thiểu (hay giá sàn).

4.3 Trường hợp chính phủ tăng thuế (t)

Khi chính phủ tăng thuế mỗi sản phẩm là t đvt, sẽ làm thay đổi giá và lượng cân bằng, thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất như thế nào?

Trước khi có thuế:

Đường cầu thị trường về sản phẩm là D, đường cung thị trường là S1, giá cân bằng là P1, lượng cân bằng thị trường là Q1.

Thặng dư tiêu dùng: CSQ1 = JP1E1

Thặng dư sản xuất: PSQ1 = NP1E1

Tổng thặng dư xã hội (SS): SSQ1 = CSQ1 + PSQ1 = JNE1.

Sau khi có thuế:

Khi chính phủ tăng thuế mỗi sản phẩm là t đvt, thì giá mà người sản xuất muốn bán sẽ tăng t đvt so với trước khi tăng thuế, do đó đường cung sẽ dịch chuyển lên trên (một đọan bằng t) là S2.

Giá cân bằng mới là P2, lượng cân bằng mới là Q2.

Giá người mua phải trả sau khi có thuế là PD = P2.

Giá người sản xuất thực nhận sau khi có thuế là PS = P2 - t.

Thặng dư tiêu dùng sau khi tăng thuế: CSQ2 = JP2E2

Thặng dư sản xuất sau khi tăng thuế: PSQ2 = NPSF

Tổng tiền thuế chính phủ thu được T = t.Q2 = P2E2FPS.

Tổng thặng dư xã hội: SSQ2 = CSQ2 + PSQ2 + T = JNFE2.

Như vậy sau khi có thuế, thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và tổng thặng dư xã hội thay đổi:

\(\Delta CS = -A-B\)

\(\Delta PS = -C-D\)

\(T = A+D\)

\(\Delta SS = \Delta CS + \Delta PS + T = (-A-B) + (-C-D) + (A+D)\)

\(DWL = \Delta SS = -B-C\)

Trên đồ thị 5.16, lượng tổn thất vô ích chính là diện tích 2 tam giác B và C: DWL = -B - C, thể hiện sự kém hiệu quả do chính phủ tăng thuế.

4.4 Trường hợp chính phủ tăng thuế quan hay áp dụng hạn ngạch nhập khẩu

Trường hợp chính phủ tăng thuế nhập khẩu

Trước khi tăng thuế: 
Nếu tự do mậu dịch, đường cầu thị trường về sản phẩm là D, đường cung thị trường nội địa là S, đường cung thế giới là Sw (hình 5.17):
Giá cân bằng trong nươc bằng giá thế giới (CIF) là P*,

Lượng cầu trong nước là Qd

Lượng cung trong nước là Qs

Lượng nhập khẩu QM = Qd - Qs.

Sau khi tăng thuế nhập khẩu là t đvt/sản phẩm
Khi chính phủ tăng thuế nhập khẩu mỗi sản phẩm là t đvt, thì
Giá cân bằng mới trong nước tăng lên là P*1 = P* + t

Lượng cung trong nước tăng lên là Qs1 

Lượng cầu trong nước giảm còn Qd1

Lượng nhập khẩu giảm còn QM1 = Qd1 - Qs1.

Tổng tiền thuế chính phủ thu được T = t.(Qd1 - Qs1), là diện tích hình chữ nhật C trên đồ thị 5.17

Như vậy sau khi tăng thuế nhập khẩu, thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và tổng thặng dư xã hội thay đổi:

\(\Delta CS = -a-b-c-d\)

\(\Delta PS = a\)

\(T = c\)

\(\Delta SS = \Delta CS + \Delta PS + T\)

\(DWL = \Delta SS = -b-d\)

Tổn thất vô ích do thuế nhập khẩu gây ra là diện tích tam giác b và diện tích tam giác d

Trường hợp chính phủ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu

Trước khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu: 
Đường cầu thị trường nội địa về sản phẩm là D, đường cung thị trường nội địa là S , đường cung thế giới là Sw:
Giá cân bằng trong nước bằng giá thế giới (CIF) là P*,

Lượng cầu trong nước là Qd

Lượng cung trong nước là Qs

Lượng nhập khẩu QM = Qd - Qs.

Sau khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu:

Nếu chính phủ quy định mức nhập khẩu cho phép Qquota = AB, thì đường cung mới bằng đường cung nội địa (S) cộng với hạn mức cho phép nhập khẩu AB, chính là đường gấp khúc MNPR

Giá cân bằng mới trong nước tăng lên là P*1 

Lượng cung trong nước tăng lên là Qs1 

Lượng cầu trong nước là Qd1

Lượng nhập khẩu QM = Qquota = Qd1 - Qs1 = AB

Do định mức lượng hàng nhập khẩu, mà giá trong nước đã tăng từ P* lên P*1, khiến cho lợi nhuận của nhà nhập khẩu tăng thêm là: \(\Pi_M = (P^*_1 - P^*) \times Q_{quota}\), là diện tích hình chữ nhật c (trên đồ thị 5.18)

Như vậy sau khi định mức hạn ngạch nhập khẩu, thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và tổng thặng dư xã hội thay đổi:

\(\Delta CS = -a-b-c-d\)

\(\Delta PS = a\)

\(\Pi_M = c\)

\(\Delta SS = \Delta CS + \Delta PS + \Pi_M\)

\(DWL = \Delta SS = -b-d\)

Tổn thất vô ích do định mức hạn ngạch nhập khẩu gây ra là diện tích tam giác b và diện tích tam giác d

Nhận xét: So sánh hai trường hợp là đánh thuế hàng nhập khẩu hay quy định hạn ngạch nhập khẩu, thì sự thay đổi trong thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và tổn thất xã hội là như nhau.

Tuy nhiên nếu đánh thuế hàng nhập khẩu, thì thu nhập của chính phủ tăng thêm là diện tích c; còn nếu quy định ngạch nhập khẩu thì lợi nhuận của nhà nhập khẩu tăng thêm là diện tích c.

Như vậy biện pháp đánh thuế nhập khẩu có lợi cho ngân sách chính phủ hơn là biện pháp quy định hạn ngạch nhập khẩu.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 3: Phân tích trong ngắn hạn được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM