Đề cương ôn thi môn Kinh tế vi mô có đáp án - ĐH Đông Á
Nhằm giúp các bạn ôn thi dễ dàng, eLib đã tổng hợp và chia sẽ đến các bạn Đề cương ôn thi môn Kinh tế vi mô có đáp án của trường ĐH Đông Á dưới đây. Hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, luật cầu cho biết :
a) Giá hàng hóa tăng thì lượng cầu giảm
b) Giá hàng hóa tăng thì lượng cung giảm.
c) Giá và lượng cầu có mối quan hệ thuận chiều.
d) Giá hàng hóa tăng thì lượng cầu tăng.
e) Giá hàng hóa tăng thì lượng cung giảm
Câu 2. Yếu tố nào sau đây sẽ làm dịch chuyển đường cầu rượu vang sang phải ?
a) Thu nhập tăng.
b) Giảm giá rượu sâm banh (hàng hóa thay thế)
c) Giảm giá rượu vang.
d) Tăng giá bắp rang bơ (hàng hóa bổ sung).
e) Giảm số lượng người tiêu dùng.
Câu 3. Đường cầu dốc xuống về phía phải, phản ánh :
a) Khi thu nhập tăng thì lượng cầu sẽ tăng
b) Luật cung
c) Luật cầu
d) Lợi thế so sánh.
Câu 4. Khi giá thịt bò tăng sẽ gây ra
a) Tăng cầu thịt gà (hàng hóa thay thế)
b) Tăng cầu về khoai tây rán (hàng hóa bổ sung)
c) Tăng lượng cầu về thịt bò
d) Giảm lượng cầu về thịt bò
e) Câu a và d đúng
Câu 5. Thu nhập tăng sẽ gây ra
a) Tăng cầu về bánh rán nếu bánh rán là hàng hóa cấp thấp.
b) Tăng cầu về bánh rán nếu bánh rán là hàng hóa thông thường
c) Tăng cung về bánh rán.
d) Giảm cung về bánh rán.
Câu 6. Nếu giá hàng hóa A tăng làm cho cầu hàng hóa B dịch sang phải thì:
a) A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng.
b) A và B là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng.
c) B là hàng hóa cấp thấp.
d) B là hàng hóa thông thường.
e) A và B là 2 hàng hóa bổ sung trong sản xuất.
Câu 7. Yếu tố nào sau đây gây ra sự vận động dọc theo đường cầu?
a) Thu nhập.
b) Giá hàng hóa liên quan.
c) Giá của hàng hóa đang xem xét.
d) Thị hiếu.
e) Tất cả các yếu tố trên.
Câu 8. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, luật cung cho biết :
a) Giá dầu giảm làm lượng cung về dầu giảm.
b) Giá dầu tăng làm lượng cung về dầu giảm.
c) Cung dầu tăng làm giá dầu giảm.
d) Chi phí sản xuất dầu giảm sẽ làm cung dầu tăng.
e) Chi phí sản xuất dầu tăng làm giá dầu tăng.
Câu 9. Thiếu hụt thị trường có nghĩa là:
a) Cầu tăng thì giá tăng.
b) Lượng cầu lớn hơn lượng cung.
c) Lượng cung lớn hơn lượng cầu.
d) Lượng cầu nhỏ hơn lượng cân bằng.
Câu 10. Dư thừa thị trường:
a) Tồn tại nếu giá cao hơn giá cân bằng.
b) Là chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cung.
c) Là chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cân bằng.
d) Là chênh lệch giữa lượng cung và lượng cân bằng.
e) Sẽ làm cho giá tăng.
B.ĐÚNG/SAI-GIẢI THÍCH
1. Quy luật hiệu suất giảm dần có nghĩa là khi bổ sung thêm các yếu tố sản xuất thì sau 1 điểm nào đó phần bổ sung thêm cho sản lượng giảm xuống
2. Sản phẩm cận biên là đơn vị sản phẩm cuối cùng
3. Ở múc giá P lượng cầu lớn hơn lượng cung thì P có xu hướng bị đẩy lên
4. Đường cầu thị trường là tổng các số lượng và các mức giá của các cầu cá nhân
5. Đường cầu cá nhân là ví dụ về mối quan hệ cân bằng
6. Khi giá giảm lượng cầu giảm
7. Một lý do làm cho đường cung dốc lên là ở các mức giá cao hơn có nhiều người gia nhập thị trường hơn
8. Ở cân bằng không có cầu vượt cung
9. Nếu giá cao hơn giá cân bằng người tiêu dùng có thêt mua được một số lượng mà họ sẵn sàng mua
10. Nếu giá thấp hơn giá cân bằng người bán không thể bán được một số lượng nhiều hơn mà họ sẵn sàng bán
11. Luật cung và luật cầu phát biểu rằng giá cân bằng sẽ là giá mà ở đó lượng cung bằng lượng cầu
12. Giá kim cương cao hơn giá nước vì kim cương có giá trị sử dụng cao hơn.
13. Thay đổi trong thu nhập của người tiêu dùng sẽ làm dịch chuyển đường cầu.
14. Tăng giá hàng hoá thay thế của một hàng hóa xác định nào đó sẽ làm dịch chuyển đường cầu hàng hoá đó sang phải.
15. Thay đổi giá của một hàng hoá sẽ làm dịch chuyển đường cầu thị trường của nó sang phải.
C. TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy dùng đồ thị về cung - cầu để giải thích tại sao khi trúng mùa, giá lúa thường có xu hướng giảm và ngược lại khi mất mùa giá lúa có xu hướng tăng
Câu 2: Thị trường sản phẩm X có:
Hàm cầu: Q = 40 – P
Hàm cung: Q = 2P+10 (P tính bằng USD, Q tính bằng tấn)
a. Tìm trạng thái cân bằng của thị trường dựa vào phương trình .Vẽ đồ thị
b. Nếu chính phủ quy định giá là 8 thì điều gì xảy ra?
c. Nếu chính phủ quy định P = 12 thì điều gì xảy ra? Để giải quyết tình trạng trên chính phủ phải chi bao nhiêu tiền?
d. Nếu chính phủ đánh thuế vào người sản xuất: t=5USD/tấn thì điều gì xảy ra?Tính mức thuế mà người sản xuất và người tiêu dụng chịu?Minh họa bằng đồ thị
Câu 3: Một hãng độc quyền có hàm chi phí : TC = Q2 + 2Q + 100 và đối diện với hàm cầu là : P = 122 – Q (trong đó, Q là số lượng sản phẩm, giá và chi phí tính bằng USD)
a. Viết phương trình biểu diễn các hàm chi phí ngắn hạn: FC, VC, AFC, AVC, ATC và MC của hãng.
b. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền quyết định như thế nào ?
c. Nếu nhà độc quyền muốn tối đa hóa doanh thu, quyết định của nhà độc quyền sẽ là gì
Lời giải:
Câu 1: Giải thích
Khi trúng mùa lúa, cung lúa tăng, đường cung dịch sang phải, làm cho P giảm và Q tăng. Khi lúa mất mùa, cung lúa giảm, đường cung lúa dịch sang trái, làm cho P tăng và Q giảm
Câu 2:
a. Trạng thái cân bằng: P=10, Q= 30 và đồ thị
b. Nếu P=8 thì : Qs = 26, Qd = 32 èxảy ra tình trạng thiếu hụt. Và thiếu hụt 1 lượng là 6 (0.5 điểm)
c. Nếu P = 12 thì: Qs = 34, Qd = 28 è xảy ra tình trạng dư thừa. Và dư thừa 1 lượng là 6.
Số tiền chính phủ chi ra: 6 x 12 = 72
d. Khi t=5 thì:
Khi chưa có thuế: Ps= ½ Qs – 5
Sau khi có thuế: Ps = ½ Qs
Trạng thái cân bằng thì trường: P = 13.33, Q = 27 (làm tròn lên 27)
Vậy, NTD chịu mức thuế là 3.33, NSX chịu mức thuế là 1.67
Câu 3:
a. Các hàm chi phí: FC = 100, VC = Q2 + 2Q
AFC = 100/Q, AVC = Q+2, ATC = Q+2+100/Q, MC = TC’=2Q+2
b. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận là : MR = MC
Từ phương trình đường cầu ta tính được :
TR = P Q = ( 122 – Q )Q = 122Q – Q2
MR = ( TR )’Q = 122 – 2Q ; MC = ( TC )’Q = 2Q + 2
Giải phương trình MR = MC ta thu được Q = 30. Thay Q = 30 vào phương trình cầu ta thu được P = 92.
LN = 92 30 – ( 30 30 + 30 2 +100 ) = 1700USD
c. Muốn tối đa hóa doanh thu, điều kiện là MR = 0
Vậy 122 – 2Q = 0 ta có Q = 61 và P = 61.
Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Đề cương ôn thi môn Kinh tế vi mô có đáp án!
Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm trắc nghiệm môn Kinh tế vi mô có đáp án dưới đây.
Tham khảo thêm
- pdf Bài tập tự luận Kinh tế vi mô có lời giải chi tiết
- pdf 5 Đề trắc nghiệm ôn thi môn Kinh tế vi mô có đáp án
- pdf Một số câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô có đáp án
- pdf Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế vi mô có đáp án
- pdf Bài tập Kinh tế vi mô có lời giải - Hệ số co giãn cầu theo giá