Bài 4: Thị trường cân bằng

Cùng tìm hiểu việc Thị trường cân bằng; Dư thừa và thiếu hụt;  Các trường hợp thay đổi giá cân bằng thông qua nội dung bài giảng Kinh tế vi mô: Bài 4 Thị trường cân bằng dưới đây nhé!

Bài 4: Thị trường cân bằng

1. Thị trường cân bằng

Trong thị trường tự do, sự tương tác của cung và cầu thị trường xác định giá cả của một hàng hóa. Giả thiết về thị trường dĩa compact, nhiều người tiêu dùng mua dĩa CD, nhiều công ty đáp ứng bằng cách đưa dĩa ra bán. Giá thị trường được hình thành khi có sự trùng hợp về số lượng mà người mua muốn mua và số lượng mà người bán muốn bán. Tại mức giá thị trường là 30.000 đồng một đơn vị, tất cả 21.000 dĩa compact đưa ra bán được mua hết, ta nói thị trường cân bằng. Mức giá và lượng, tại đó “thị trường hết hàng” được gọi là giá cân bằng và lượng cân bằng.

Như vậy giá cân bằng là mức giá mà tại đó lượng sản phẩm mà người mua muốn mua đúng bằng lượng sản phẩm mà người bán muốn bán.

Trên đồ thị, điểm cân bằng chính là giao điểm của đường cung và đường cầu.

2. Dư thừa và thiếu hụt

Ở các mức giá cao hơn mức giá cân bằng, như giá 40.000 đồng, người sản xuất muốn bán một lượng là 30.000 CD, trong khi người tiêu dùng chỉ muốn mua 14.000 CL), thị trường dư thừa (hay còn gọi là dư cung) một lượng hàng là 16.000 CD. Khi có sự dư thừa hàng hóa, người bán sẽ hạ giá, giá hạ theo qui luật cầu thì lượng cầu sẽ tăng lên và theo qui luật cung thì lượng cung sẽ giảm xuống, giá hạ cho đến khi đạt tới mức cân bằng (hình 2.6).

Ở các mức giá thấp hơn mức giá cân bằng, như giá 10.000 đồng, người sản xuất muốn bán một lượng là 3.000 CD, trong khi người tiêu dùng muốn mua 35.000 CD, thị trường thiếu hụt (hay còn gọi là dư cầu) một lượng hàng là 32.000 CD. Khi có sự thiếu hụt hàng hóa, người bán sẽ tăng giá và người mua củng sản sàng trả giá cao hơn để mua cho được hàng, giá tăng theo qui luật cung thì lượng cung sẽ tăng lên và theo qui luật cầu thì lượng cầu sẽ giảm xuống, giá tăng cho đến khi đạt tới mức cân bằng.

 

Ở mức giá cân bằng, như giá 30.000 đồng, lượng cung bằng lượng cầu, không có dư thừa hay thiếu hụt. Số lượng mà người tiêu dùng muốn mua trùng hợp với số lượng mà người bán cung cấp, không còn áp lực làm thay đổi giá cân bằng.

3. Các trường hợp thay đổi giá cân bằng

Điểm cân bằng trên đồ thị thị trường sẽ thay đổi khi có sự dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu hoặc cả đường cung và đường cầu. Nói cách khác, giá cân bằng và lượng cân bằng sẽ thay đổi khi có sự thay đổi của cung hoặc cầu hoặc cả cung và cầu.

Trường hợp 1: Cung không đổi và cầu thay đổi

(1) Cung không đổi và cầu tăng:

Khi cầu một mặt hàng tăng lên, thị trường sẽ cân bằng tại mức giá và lượng cân bằng cao hơn trước, vì ở mức giá cân bằng cũ, thị trường sẽ thiếu hụt hàng hóa (hình 2.7a).

(2) Cung không đổi và cầu giảm:

Khi cầu một mặt hàng giảm xuống, thị trường sẽ cân bằng tại mức giá và lượng cân bằng thấp hơn trước (hình 2.7 b)

Trường hợp 2: Cầu không đổi và cung thay đổi

(1) Cầu không đổi và cung tăng:

Khi cung một mặt hàng tăng lên, thị trường sẽ cân bằng tại mức giá cần bằng thấp hơn trước, vì ở mức giá cân bằng cũ thị trường sẽ dư thừa hàng hóa (hình 2.8 a).

(2) Cầu không đổi và cung giảm:

Khi cung một mặt hàng giảm xuống, thị trường sẽ cân bằng tại mức giá cân bằng cao hơn trước (hình 2.8b).

 

Trường hợp 3: Cung và cầu đều thay đổi

Khi cả cung lẫn cầu một mặt hàng thay đổi, thì giá và lượng cần bằng sẽ thay đổi như thế nào là tùy thuộc cung cầu thay đổi cùng chiểu hay nghịch chiều, cùng mức độ hay khác mức độ.

Ví dụ khi cả cung lẫn cầu một mặt hàng tăng lên, thị trường có thể sẽ cân bằng tại mức giá cao hơn, thấp hơn hay như cũ là phụ thuộc mức tăng của cung, cầu nhưng lượng cân bằng sẻ ở mức cao hơn (Hình 2.9a, b, c).

Nếu mức tăng cung khá lớn trong khi cầu chỉ tăng ít thì giá cân bằng sẽ giảm xuống (Hình 2.9b)

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 4: Thị trường cân bằng được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM