Đối tượng number trong Java

Chúng ta đã tìm hiểu về các kiểu dữ liệu số gốc như int, long, float, double,… tuy nhiên trong một số tường hợp, khi sử dụng chúng ta cần phải sử dụng đối tượng chứ không phải là dữ liệu gốc,nên Java có cung cấp cho chúng ta một lớp đối tượng có tên là Number để chúng ta sử dụng mà không cần phải tạo ra các đối tượng tương ứng. Mời bạn đọc cùng eLib.VN tìm hiểu đối tượng Number và các phương thức của lớp đối tượng này qua bài viết dưới đây.

Đối tượng number trong Java

1. Đối tượng number trong Java

Các lớp wrapper number trong Java bao gồm Integer, Long, Byte, Double, Float, Short. Tất cả là lớp con của lớp Number.

Đối tượng number trong Java

Để boxing một đối tượng bạn sử dụng cú pháp:

kiểu_đối_tượng tên = new kiểu_đối_tượng (giá_trị).

Ví dụ:

public class Test {
  public static void main(String[] args) {
    Integer a = new Integer(3);
    Float y = new Float(1122f);
    System.out.println(a * y);
  }
}

2. Các phương thức của lớp Number

Phương thức xxxValue()

Phương thức này được xem như là một dạng chuyển đổi dữ liệu, nó sẽ lấy ra một giá trị theo kiểu của dữ liệu xxx ví dụ bên dưới đây, mình sẽ dùng floatValue để hiển thị giá trị float của đối tượng Integer a.

public class Test {
  public static void main(String[] args) {
    Integer a = new Integer(3);
    System.out.println(a.floatValue());
  }
}

Phương thức compareTo()

Đây là phương thức được sử dụng để so sánh một đối tượng number với một tham số. Có 3 giá trị được trả về:

  • Nếu bằng với tham số thì trả về 0.
  • Nếu lớn hơn tham số thì trả về 1.
  • Nếu nhỏ hơn tham số thì trả về -1.

Ví dụ:

public class Test {
  public static void main(String[] args) {
    Integer a = new Integer(3);
    System.out.println(a.compareTo(3));
  }
}

Lưu ý là tham số phải là một dạng cùng kiểu với đối tượng.

Phương thức equals()

Phương thức này dùng để so sánh hai đối tượng. Nếu cùng có cùng kiểu và cùng giá trị kết quả trả về là True, ngược lại là false.

Ví dụ:

public class tuandc {
 public static void main(String[] args) { 
   Integer a = new Integer (3);
   Integer b = new Integer (6);
   System.out.println(a.equals(b)); 
 }
}

Phương thức valueOf()

Phương thức này sẽ trả về đối tượng giữ giá trị của tham số đã truyền, ví dụ nhập giá trị “9” là một string, thì giá trị trả về sẽ là một đối tượng Integer nếu sử dụng Integer.valueOf(“9”).

Ví dụ:

public class tuandc {
 public static void main(String[] args) {
   Integer x =Integer.valueOf("9");
   System.out.println(x);
 }
}

Phương thức toString()

Phương thức này trả về một đối tượng String từ một đối tượng hoặc một biến kiểu số.

Ví dụ:

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   Integer x = new Integer(16);
   System.out.println(x.toString()); 
 }
}

Phương thức parseInt()

Phương thức này sẽ chuyển đối một đối tượng sang một đối tượng Integer. Ngoài ra còn có thể dùng parseDouble để chuyển qua đối tượng số thực.

Ví dụ:

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   int c = Integer.parseInt("5");
   System.out.println(c); 
 }
}

Phương thức abs()

Phương thức này sẽ trả về trị tuyệt đối của một số trong Java.

Ví dụ

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   int c = Integer.parseInt("-5");
   System.out.println(Math.abs(c)); 
 }
}

Phương thức ceil()

Ceil() trả về số integer nhỏ nhất mà lớn hơn hoặc bằng tham số. Giá trị trả về ở dạng double.

Ví dụ:

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   int c = Integer.parseInt("-5");
   System.out.println(Math.ceil(c)); 
 }
}

Phương thức floor()

Phương thức floor() trả về số integer lớn nhất mà nhỏ hơn hoặc bằng tham số. Giá trị trả về ở dạng double.

Ví dụ:

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   int c = Integer.parseInt("-5");
   System.out.println(Math.floor(c)); 
 }
}

Phương thức rint()

Phương thức rint() trả về giá trị integer gần nhất với giá trị tham số..

Ví dụ:

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   double c = Double.parseDouble("5.9");
   System.out.println(Math.rint(c)); 
 }
}

Phương thức round()

Phương thức round() trả về long hoặc int gần nhất, như được cung cấp bởi kiểu trả về từ phương thức.

Ví dụ:

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   double c = Double.parseDouble("5.5");
   System.out.println(Math.round(c)); 
 }
}

Phương thức min() 

Phương thức min() trả về số nhỏ nhất trong hai tham số. Tham số có thể là int, float, long, double.

Ví dụ:

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   double a = Double.parseDouble("5.5");
   double b = Double.parseDouble("1.5");
   System.out.println(Math.min(a,b)); 
 }
}

Phương thức max()

Phương thức max() trả về số lớn nhất trong hai tham số. Tham số có thể là int, float, long, double.

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   double a = Double.parseDouble("5.5");
   double b = Double.parseDouble("1.5");
   System.out.println(Math.max(a,b)); 
 }
}

Phương thức exp()

Phương thức exp() trả về giá trị hàm mũ cơ số e của tham số.

Ví dụ:

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   double a = Double.parseDouble("5");
   System.out.println(Math.exp(a)); 
 }
}

Phương thức log()

Phương thức log() trả về giá trị logarit cơ số e của tham số.

Ví dụ:

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   double a = Double.parseDouble("5");
   System.out.println(Math.log(a)); 
 }
}

Phương thức pow()

Phương thức pow() trả về giá trị hàm mũ với cơ số là tham số đầu tiên và mũ là tham số thứ hai.

Ví dụ:

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   double a = Double.parseDouble("5.4");
   double b = Double.parseDouble("5.6");
   System.out.println(Math.pow(a,b)); 
 }
}

Phương thức sqrt()

Phương thức sqrt() trả về căn bậc hai của tham số.

Ví dụ:

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   double a = Double.parseDouble("5.4");
   System.out.println(Math.sqrt(a)); 
 }
}

Phương thức sin()

Phương thức sin() trả về sin của giá trị double đã xác định.

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   double a = Double.parseDouble("5.4");
   System.out.println(Math.sin(a)); 
 }
}

Phương thức cos()

Phương thức cos() trả về cos của giá trị double đã xác định.

Ví dụ:

public class tuandc { 
 public static void main(String[] args) { 
   double a = Double.parseDouble("5.4");
   System.out.println(Math.cos(a)); 
 }
}

Phương thức tan()

Phương thức tan() trả về tan của giá trị double đã xác định.

Ví dụ:

public class Test {
  public static void main(String[] args) {
    double a = Double.parseDouble("5.4");
    System.out.println(Math.tan(a));
  }
}

Phương thức asin()

Phương thức asin() trả về arcsin của giá trị double đã cho.

Ví dụ:

public class Test {
  public static void main(String[] args) {
    double a = Double.parseDouble("5.4");
    System.out.println(Math.asin(Math.sin(a)));
  }
}

Phương thức acos()

Phương thức acos() trả về arcos của giá trị double đã cho.

Ví dụ:

public class Test {
  public static void main(String[] args) {
    double a = Double.parseDouble("5.4");
    System.out.println(Math.acos(Math.sin(a)));
  }
}

Phương thức atan()

Phương thức atan() trả về arctan của giá trị double đã xác định.

Ví dụ:

public class Test {
  public static void main(String[] args) {
    double a = Double.parseDouble("5.4");
    System.out.println(Math.atan(Math.sin(a)));
  }
}

Phương thức atan2()

Phương thức atan2() giúp biến đổi tọa độ góc (x, y) thành tọa độ cực (r, theta) và trả về theta.

Ví dụ:

public class Test {
  public static void main(String[] args) {
    double a = Double.parseDouble("5.4");
    double b = Double.parseDouble("3.7");
    System.out.println(Math.atan2(a, b));
  }
}

Phương thức toDegrees()

Phương thức toDegrees() biến đổi giá trị của tham số thành giá trị đo độ góc.

Ví dụ:

public class Test {
  public static void main(String[] args) {
    double a = Double.parseDouble("5.4");
    System.out.println(Math.toDegrees(a));
  }
}

Phương thức toRadians()

Phương thức toRadians() biến đổi giá trị tham số thành radian.

Ví dụ:

public class Test {
  public static void main(String[] args) {
    double a = Double.parseDouble("5.4");
    System.out.println(Math.toRadians(a));
  }
}

Phương thức random()

Phương thức random() được sử dụng để nhận một số ngẫu nhiên giữa 0.0 và 1.0. Dãy giá trị là: 0.0 =< Math.random < 1.0.

public class Test {
  public static void main(String[] args) {
    System.out.println(Math.random());
  }
}

Trên đây là bài viết hướng dẫn chi tiết của eLib.VN về đối tượng Number và một số phương thức của đối tượng trong Java. Hy vọng bài viết có ích và hữu hiệu cho những ai đang tìm hiểu ngôn ngữ lập trình hiện đại này.

Ngày:28/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM