Lớp Stack trong Java

Collection framework trong Java cung cấp một lớp Stack để mô hình hóa cấu trúc dữ liệu Stack. Lớp này cũng vẫn hoạt động dựa theo cơ chế LIFO (Last In First Out). Tức là, phần tử nào được thêm vào đầu tiên thì sẽ được lấy ra sau cùng. Mời bạn đọc cùng eLib.VN tìm hiểu về lớp Stack trong Java qua bài viết dưới đây.

Mục lục nội dung

Lớp Stack trong Java

1. Lớp Stack là gì?

Lớp Stack là một lớp phụ của lớp Vector trong Java mà triển khai một last-in-first-out (LIFO) stack. Bạn có thể nghĩ về Stack như là một ngăn xếp thẳng đứng.

Stack chỉ định nghĩa constructor mặc định, mà tạo một stack trống. Lớp Stack bao gồm tất cả phương thức được định nghĩa bởi lớp Vector, và một số phương thức khác của riêng nó.

Stack( )

Ngoài những phương thức được kế thừa từ lớp Vector cha, lớp Stack định nghĩa các phương thức sau:

STT Phương thức và Miêu tả
1 boolean empty()

Kiểm tra nếu Stack này là trống. Trả về true nếu nó trống và false nếu stack chứa các phần tử

2 Object peek( )

Trả về phần tử trên cùng của Stack, nhưng không gỡ bỏ nó

3 Object pop( )

Trả về phần tử trên cùng của Stack, gỡ bỏ nó

4 Object push(Object element)

Đẩy phần tử lên trên cùng của Stack. Cũng trả về phần tử đó

5 int search(Object element)

Tìm kiếm phần tử trong Stack. Nếu tìm thấy, offset của nó từ trên cùng của Stack được trả về. Nếu không, nó trả về -1

2. Ví dụ

Chương trình sau minh họa một số phương thức được hỗ trợ bởi lớp Stack trong Java:

import java.util. * ;

public class StackDemo {

  static void showpush(Stack st, int a) {
    st.push(new Integer(a));
    System.out.println("push(" + a + ")");
    System.out.println("stack: " + st);
  }

  static void showpop(Stack st) {
    System.out.print("pop -> ");
    Integer a = (Integer) st.pop();
    System.out.println(a);
    System.out.println("stack: " + st);
  }

  public static void main(String args[]) {
    Stack st = new Stack();
    System.out.println("stack: " + st);
    showpush(st, 42);
    showpush(st, 66);
    showpush(st, 99);
    showpop(st);
    showpop(st);
    showpop(st);
    try {
      showpop(st);
    } catch(EmptyStackException e) {
      System.out.println("empty stack");
    }
  }
}

Nó sẽ cho kết quả sau:

stack: []
push(42)
stack: [42]
push(66)
stack: [42, 66]
push(99)
stack: [42, 66, 99]
pop ->99
stack: [42, 66]
pop ->66
stack: [42]
pop ->42
stack: []
pop ->empty stack

Trên đây là bài viết của eLib.VN về lớp Stack trong Java. Hy vọng với những kiến thức trên bạn đọc có thể áp dụng vào quá trình học lập trình Java của mình để tạo ra những đoạn code tối ưu nhất. Chúc các bạn thành công!

Ngày:03/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM