String trong Java
Đối với các ngôn ngữ lập trình, chuỗi là kiểu dữ liệu rất quan trọng. Trong ngôn ngữ lập trình Java, chuỗi được coi là 1 dữ liệu dạng đối tượng. Mời bạn đọc cùng eLib tìm hiểu về chuỗi qua bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
1. String là gi?
Chuỗi (String) trong Java cung cấp nhiều khái niệm đa dạng giúp bạn thao tác và xử lý với chuỗi như so sánh, cắt, nối, tìm độ dài, thay thế, tìm chuỗi con, …. Trong Java, về cơ bản chuỗi là một đối tượng mà biểu diễn dãy các giá trị char. Một mảng các ký tự làm việc khá giống như chuỗi trong Java. Ví dụ:
char[] ch = {
'j',
'a',
'v',
'a',
't',
'p',
'o',
'i',
'n',
't'
};
String s = new String(ch);
Là tương tự như:
String s = "eLib";
Lớp java.lang.String triển khai các Serializable, Comparable và CharSequence Interface. Chuỗi (String) trong Java là không thể thay đổi (immutable), ví dụ: nó không thể bị thay đổi nhưng sẽ có một instance được tạo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng các lớp mà có thể thay đổi, bạn có thể lựa chọn sử dụng các lớp StringBuffer và StringBuilder.
Chúng ta sẽ tìm hiểu về chuỗi dạng immutable sau. Ở chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu chuỗi trong Java là gì và cách để tạo đối tượng String.
2. Chuỗi trong Java là gì
Nói chung, chuỗi là một dãy ký tự liên tục. Trong Java, String là một đối tượng mà biểu diễn một dãy ký tự liên tục. Lớp String được sử dụng để tạo đối tượng String.
3. Cách tạo đối tượng String trong Java
Có hai cách để tạo đối tượng String: bởi hằng chuỗi (string literal) và bởi từ khóa new.
Sử dụng String Literal
String Literal trong Java được tạo bởi sử dụng dấu trích dẫn kép. Ví dụ:
String s = "xinchao";
Ghi chú: Các đối tượng String được lưu trữ trong một khu vực bộ nhớ đặc biệt gọi là String Constant Pool.
Theo mặc định thì Java không lưu trữ tất cả đối tượng String vào String Pool. Thay vào đó, họ cung cấp một cách thức linh hoạt cho việc lưu trữ bất kỳ một đối tượng nào trong String Pool, sử dụng phương thức intern() để lưu trữ mọi object bất kỳ vào String pool. Khi sử dụng String literal thì mặc định nó sẽ gọi phương thức intern() để làm việc này giúp bạn. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa String literal và sử dụng new.
Mỗi khi bạn tạo một hằng chuỗi, đầu tiên JVM kiểm tra Pool chứa các hằng chuỗi. Nếu chuỗi đã tồn tại trong Pool, một tham chiếu tới Pool được trả về. Nếu chuỗi không tồn tại trong Pool, một instance của chuỗi mới được tạo và được đặt trong Pool. Ví dụ:
String s1 = "xinchao";
String s2 = "xinchao"; //se khong tao instance moi
Trong ví dụ trên chỉ có một đối tượng sẽ được tạo. Đầu tiên JVM sẽ không tìm thấy bất cứ đối tượng String nào với giá trị "xinchao" trong Pool, vì thế nó sẽ tạo một đối tượng mới. Sau đó, nó sẽ tìm thấy chuỗi với giá trị "xinchao" trong Pool, nó sẽ không tạo đối tượng mới nhưng sẽ trả về tham chiếu tới cùng instance (sự thể hiện) của đối tượng đó.
Tại sao Java sử dụng khái niệm String Literal?
Để làm cho Java hiệu quả hơn trong việc sử dụng bộ nhớ bởi vì không có đối tượng mới nào được tạo khi mà nếu nó đã tồn tại trong Pool.
4. Sử dụng từ khóa new
String s = new String("xinchao"); //tao hai doi tuong va mot bien tham chieu
Trong trường hợp này, JVM sẽ tạo một đối tượng mới như bình thường trong bộ nhớ Heap (không phải Pool) và hằng "xinchao" sẽ được đặt trong Pool. Biến sẽ tham chiếu tới đối tượng trong Heap (chứ không là Pool).
5. Ví dụ về String trong Java
public class StringExample {
public static void main(String args[]) {
String s1 = "java"; //tao string boi string literal
char ch[] = {
's',
't',
'r',
'i',
'n',
'g',
's'
};
String s2 = new String(ch); //chuyen doi mang ky tu thanh string
String s3 = new String("Vidu"); //tao string boi tu khoa new
System.out.println(s1);
System.out.println(s2);
System.out.println(s3);
}
}
6. Tạo các String được định dạng trong Java
Bạn có các phương thức printf() và format() để in output với các số được định dạng. Lớp String có một phương thức lớp tương đương, là format(), mà trả về một đối tượng String chứ không là một đối tượng PrintStream.
Sử dụng phương thức static format() của đối tượng String cho phép bạn tạo một chuỗi đã được định dạng để bạn có thể tái sử dụng, trái ngược với lệnh in một lần. Ví dụ, thay vì:
System.out.printf("Gia tri cua bien float la " +
"%f, trong khi gia tri cua bien integer " +
"bien la %d, va chuoi la " +
"is %s", floatVar, intVar, stringVar);
Bạn có thể viết:
String fs;
fs = String.format("Gia tri cua bien float la " +
"%f, trong khi gia tri cua bien integer " +
"bien la %d, va chuoi la " +
"is %s", floatVar, intVar, stringVar);
System.out.println(fs);
Trên đây là bài viết về chuỗi trong Java. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể sử dụng được và kết hợp chúng với những kiến thức đã học để có những đoạn code tối ưu nhất. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm
- doc Immutable String trong Java
- doc So sánh chuỗi trong Java
- doc Nối chuỗi trong Java
- doc Chuỗi con trong Java
- doc Phương thức của lớp String trong Java
- doc Lớp StringBuffer trong Java
- doc StringBuilder trong Java
- doc So sánh lớp String và StringBuffer trong Java
- doc So sánh lớp StringBuffer và StringBuilder trong Java
- doc String toString() trong Java
- doc Lớp StringTokenizer trong Java