Sinh học 11 Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
Trong bài học này các em được tiến hành các thí nghiệm chứng minh có hô hấp ở thực vật thông qua sự thải khí cacbonic và sự hút khí oxi của hạt đang nảy mầm. Thông qua thí nghiệm các em chứng minh được vai trò của hô hấp thực vật đối với sự sống của trái đất.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
- Ôn tập nội dung kiến thức bài Hô hấp ở thực vật Sinh học 11.
a. Chuẩn bị thí nghiệm
- Dụng cụ: Bình thủy tinh 1000 ml, nút cao su không khoan lỗ, nút cao su có khoan lỗ vừa khít với ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh, ống nghiệm, cố có mỏ.
- Hóa chất: Nước bari [Ba(OH)2] hay nước vôi trong [Ca(OH)2], diêm
- Mẫu thực vật để chiết sắc tố: Hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nhú mầm.
2. Quy trình thực hành
a. Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2.
- Cho vào bình thủy tinh 50g các loại hạt mới nhú mầm. Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu.
- Công việc này HS phải tiến hành trước giờ lên lớp ít nhất từ 1,5 - 2 giờ. Do hô hấp của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình, CO2 nặng hơn không khí nên nó không thể khuếch tán qua ống và phễu vào không khí xung quanh.
- Vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm, cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm có chứa nước bari hay nước vôi trong. Sau đó, rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm. Vì không khí đó giàu CO2 → nước bari hay nước vôi trong sẽ bị vẫn đục.
- Để so sánh, lấy một ống nghiệm có chứa nước bari hay nước vôi trong và thở bằng miệng vào đó qua 1 ống thủy tinh hay ống lá cây đu đủ. Nước vôi trong trường hợp này cũng bị vẫn đục.
b. Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự thải O2.
- Lấy 2 phần hạt mới nhú mầm (mỗi phần: 50 g). Đổ nước sôi lên một trong 2 phần hạt đó để giết chết hạt. Tiếp theo, cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt. Thao tác này phải được HS tự tiến hành trước giờ lên lớp từ 1,5 - 2 giờ.
- Đến thời điểm thí nghiệm, mở nút bình chứa hạt sống và nhanh chóng đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình. Nến (que diêm) → tắt ngay. Sau đó, mở nút bình chứa hạt đã bị giết chết đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình, nến (que diêm) tiếp tục cháy
3. Báo cáo kết quả thực hành
Các nhóm lần lượt đánh giá báo cáo kết quả thực hành
Mẫu báo cáo
Họ và tên ………….
Lớp …………………
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần:
- Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO2.
- Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự hút O2.
Tham khảo thêm
- docx Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- docx Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- docx Sinh học 11 Bài 3: Thoát hơi nước
- docx Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
- docx Sinh học 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- docx Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- docx Sinh học 11 Bài 7: Thực hành Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
- docx Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
- docx Sinh học 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- docx Sinh học 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- doc Sinh học 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
- doc Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
- doc Sinh học 11 Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và Carôtenôit
- doc Sinh học 11 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
- doc Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
- doc Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật
- doc Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu
- doc Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
- doc Sinh học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi
- doc Sinh học 11 Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
- doc Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1