Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu

Để học tốt hơn môn Lịch sử 7 mời các em cùng theo dõi nội dung giải bài tập SBT trang 6-9 được eLib biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Tài liệu cung cấp cho các em hệ thống 6 bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết đi kèm sẽ giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức và nâng cao kĩ năng làm bài. Mời các em tham khảo!

Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu

1. Giải bài 1 trang 6 SBT Lịch sử 7

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

Câu 1: Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí là

A. do nhu cầu cần phải tìm vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới.

B. do sự phát triển mạnh của ngành đóng tàu biển.

C. do dân số tăng lên quá nhanh, đặt ra nhu cầu phải tìm những vùng đất mới.

D. do nhu cầu khám phá, du lịch.

Câu 2: Mục tiêu để các thương nhân phương Tây hướng tới trong các cuộc phát kiến địa lí là

A. Ấn Độ và các nước phương Đông.

B. các nước ở miền Nam châu Phi.

C. vùng Viễn Đông.

D. các vùng đất mới mà họ chưa bao giờ được biết.

Câu 3: Người "tìm ra" châu Mĩ là

A. Va-xcô đơ Ga-ma.

B. B. Đi-a-xơ.

C. Cô-lôm-bô.

D. Ph. Ma-gien-lan.

Câu 4: Thời kì này, quý tộc và thương nhân châu Âu giàu lên nhanh chóng là do

A. cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen.

B. đẩy mạnh tổ chức sản xuất ở các vùng đất mới tìm được.

C. cướp ruộng đất của người nông nô.

D. mở rộng sản xuất, kinh doanh trong nước.

Câu 5: Hai giai cấp mới hình thành trong xã hội phong kiến châu Âu thế kỉ XV - XVI là

A. địa chủ và nông dân.

B. lãnh chúa và nông nô.

C. tư sản và vô sản.

D. công nhân và nông dân.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung các kiến thức được học ở bài 2 về sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu trang 6-8 SGK Lịch sử 7 để phân tích và đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

Ví dụ: Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí là do nhu cầu cần phải tìm vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới.

Hướng dẫn giải

1.A             2.A

3.C             4.A              5.C

2. Giải bài 2 trang 7 SBT Lịch sử 7

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào  ô ☐  trước các câu sau.

1. ☐ Các vùng đất mới vừa là mục tiêu vừa là kết quả của các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV.

2. ☐ Va-xcô đơ Ga-ma là người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất.

3. ☐ Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu hình thành trên cơ sở bóc lột dã man những người lao động trong nước, buôn bán nô lệ da đen và cướp bóc các nước thuộc địa.

4. ☐ Giai cấp tư sản châu Âu có nguồn gốc là các chủ xưởng, chủ đồn điền và các thương nhân giàu có.

5. ☐ Những người nông nô không có ruộng đất, thợ thủ công bị phá sản trở thành những người vô sản làm thuê cho chủ tư bản.

Phương pháp giải

Từ nội dung chính ở bài 2 về sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu trang 6-8 SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.

Ví dụ: Các vùng đất mới vừa là mục tiêu vừa là kết quả của các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV → Sai.

Hướng dẫn giải

Đúng: 3, 4, 5;

Sai: 1, 2

3. Giải bài 3 trang 8 SBT Lịch sử 7

Hãy nối thông tin ở 3 cột với nhau (theo trình tự I - II - III) để có những hiểu biết cơ bản về các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu cuối thế kỷ XV đầu thế kỳ XVI

Cột I:

A. B. Đi -a- xơ

B. Va-xco-đơ Gia -Ma

C. C.Cô - lôm - bô

D. Ph.Ma - gien-lan

E. A-me-ri-go

Cột II:

1. Được coi là người đầu tiên phát hiện ra Châu Mĩ

2. Người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển

3. Người đã cập bến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ

4. Người đi qua điểm cực Nam Châu Phi

Cột III:

a, Năm 1498

b, Năm 1492

c, Năm 1487

d, Năm 1485

e, Từ năm 1519 đến năm 1522

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính ở mục 1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí trang 6 SGK Lịch sử 7 để lựa chọn mốc thời gian, nhân vật và các sự kiện tương ứng.

Ví dụ: Năm 1487 B. Đi -a- xơ là người đi qua điểm cực Nam Châu Phi.

Hướng dẫn giải

A – 4 - c

B – 3 - a

C – 1 - b

D – 2 – e

4. Giải bài 4 trang 8 SBT Lịch sử 7

Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đối với xã hội châu Âu là gì?

Phương pháp giải

Từ hiểu biết của bản thân và dựa vào mục 1 trang 6 SGK Lịch sử 7 về những cuộc phát kiến địa lí để phân tích hệ quả.

- Thúc đẩy thương nghiệp

- Phát hiện ra những con đường mới, vùng đất mới

- Đem cho giai cấp tư sản châu Âu nguồn lợi mới.

Hướng dẫn giải

Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đối với xã hội châu Âu là:

- Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển.

- Phát hiện ra những con đường mới, dân tộc mới, vùng đất mới đối với người phương Tây.

- Đem về cho giai cấp tư sản châu Âu nguồn lương thực, gia vị, đá quý, vàng bạc.

5. Giải bài 5 trang 8 SBT Lịch sử 7

Quý tộc, tư sản châu Âu làm thế nào để có vốn và đội ngũ công nhân làm thuê?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung về sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu được trình bày ở trang 7 SGK Lịch sử 7 để trả lời.

- Vốn: Cướp bóc thuộc địa, buôn bán người..

- Nhân công: mua người da đen.

Hướng dẫn giải

Để có vốn và đội ngũ công nhân làm thuê, quý tộc, tư sản châu Âu làm:

- Vốn: Cướp bóc thuộc địa, buôn bán người da đen, cướp biển,...

- Nhân công:

+ Dùng bạo lực đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa → không có ruộng đất buộc họ phải đi làm thuê ở các xưởng của tư bản → trở thành đội quân vô sản đông đảo.

+ Mua người da đen từ châu Phi.

6. Giải bài 6 trang 9 SBT Lịch sử 7

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào?

Phương pháp giải

Từ nội dung mục 2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được trình bày ở trang 7 SGK Lịch sử 7 để trả lời.

- Quý tộc và thương nhân châu Âu, đuổi nông dân khỏi lãnh địa

- Quý tộc và thương nhân châu Âu đã lập các xưởng sản xuất lớn

→ các giai cấp mới được hình thành.

Hướng dẫn giải

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành:

- Quý tộc và thương nhân châu Âu bóc lột được nhiều của cải từ các nước thuộc địa, từ việc buôn bán nô lệ da đen và cướp biển. Trong nước, họ dùng bạo lực đuổi nông dân khỏi lãnh địa, chiếm đoạt ruộng đất, nông dân phải đi làm thuê.

- Do có tiền vốn và người làm thuê, quý tộc và thương nhân châu Âu đã lập các xưởng sản xuất lớn, các trang trại (ở nông thôn) mở rộng buôn bán với nước ngoài.

- Từ các hoạt động trên, các giai cấp mới được hình thành ở châu Âu.

+ Thợ cả, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc chuyển sang kinh doanh. Họ có nhiều của cải, đại diện cho nền sản xuất mới tiến bộ, đã hợp thành giai cấp tư sản.

+ Những người lao động làm thuê không có tài sản, bị bóc lột trở thành giai cấp vô sản.

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM