Gắn kết tĩnh và Gắn kết động (Dynamic Binding) trong Java
Binding (gắn kết) là kết nối một lời gọi phương thức tới thân phương thức. Có hai kiểu binding là: Static Binding hay early binding (gắn kết tĩnh) và Dynamic Binding hay late biding (gắn kết động). Cùng eLib.VN tìm hiểu về hai phương thức gắn kết qua bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Binding (gắn kết) là kết nối một lời gọi phương thức tới thân phương thức. Có hai kiểu binding là: Static Binding hay early binding (gắn kết tĩnh) và Dynamic Binding hay late biding (gắn kết động)
Trước khi đi vào thảo luận về Binding, chúng ta cần làm rõ Type là gì:
Biến có một kiểu, nó có thể là kiểu gốc hoặc kiểu khác (không phải là kiểu gốc).
int data=30;
Ở đây, biến data là một kiểu int.
Tham chiếu có một kiểu
class Dog {
public static void main(String args[]) {
Dog d1; //O day, d1 la kieu cua Dog
}
}
Đối tượng có một kiểu.
Đối tượng là một instance (sự thể hiện) của lớp Java cụ thể, nhưng nó cũng là một instance của lớp cha.
class Animal {}
class Dog extends Animal {
public static void main(String args[]) {
Dog d1 = new Dog();
}
}
Ở đây, d1 là một sự thể hiện của lớp Dog, nhưng nó cũng là một sự thể hiện của Animal.
2. Gắn kết tĩnh (Static Binding) trong Java
Khi kiểu của đối tượng được quyết định tại compile time (bởi Compiler) thì đó là static binding. Nếu có bất cứ phương thức private, final hoặc static nào trong một lớp, thì đó là gắn kết tĩnh. Do đó, không thể có chuyện ghi đè (overloading) kết quả đối với lập trình hướng đối tượng trong Static binding
Ví dụ về Static Binding
class Dog {
private void eat() {
System.out.println("dog dang an...");
}
public static void main(String args[]) {
Dog d1 = new Dog();
d1.eat();
}
}
3. Gắn kết động (Dynamic Binding) trong Java
Khi kiểu của đối tượng được quyết định tại runtime thì đó là gắn kết động (Dynamic Binding).
Ví dụ về Dynamic Binding
class Animal {
void eat() {
System.out.println("animal dang an...");
}
}
class Dog extends Animal {
void eat() {
System.out.println("dog dang an...");
}
public static void main(String args[]) {
Animal a = new Dog();
a.eat();
}
}
Trong ví dụ trên, kiểu đối tượng không thể được quyết định bởi Compiler, bởi vì sự thể hiện của Dog cũng là một sự thể hiện của Animal. Vì thế Compiler không biết kiểu nào của nó, chỉ biết đến kiểu cơ sở.
Trên đây là bài viết của eLib.VN về gắn kết động và gắn kết tĩnh trong Java. Hy vọng với những kiến thức trên bạn đọc có thể áp dụng vào quá trình học lập trình Java của mình để tạo ra những đoạn code tối ưu nhất. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm
- doc Đối tượng và lớp (class) trong Java
- doc Phương thức trong Java
- doc Nạp chồng phương thức trong Java
- doc Constructor trong Java
- doc Từ khóa static trong Java
- doc Từ khóa this trong Java
- doc Tính kế thừa trong Java - Từ khóa extends và implements trong Java
- doc Ghi đè phương thức trong Java
- doc Kiểu trả về covariant trong Java
- doc Từ khóa super trong Java
- doc Từ khóa final trong Java
- doc Tính đa hình trong Java
- doc Toán tử instanceof trong Java
- doc Tính trừu tượng trong Java
- doc Abstract Class trong Java
- doc Interface trong Java
- doc Phân biệt lớp abstract và Interface trong Java
- doc Package trong Java
- doc Các kiểu Modifier trong Java
- doc Access Modifier trong Java
- doc Non Access Modifier trong Java
- doc Tính đóng gói trong Java
- doc Lớp Object trong Java
- doc Nhân bản đối tượng trong Java
- doc Mảng (Array) trong Java
- doc Lớp Wrapper trong Java
- doc Truyền giá trị và tham chiếu trong Java
- doc Từ khóa strictfp trong Java
- doc Regular Expression trong Java