Nạp chồng phương thức trong Java
Nếu bạn phải thực hiện chỉ một hoạt động, có cùng tên phương thức, làm sao để phân tích chương trình nhanh hơn. Để thực hiện các thao tác trên cùng tìm hiểu cách nạp chồng phương thức trong Java qua bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Nạp chồng phương thức
Nếu một lớp có nhiều phương thức cùng tên nhưng có số tham số khác nhau, thì đó là nạp chồng phương thức (Method Overloading). Nếu bạn phải thực hiện chỉ một hoạt động, có cùng tên phương thức, thì kỹ thuật này làm tăng tính có thể đọc cho chương trình. Giả sử bạn viết phương thức như a(int, int) cho hai tham số, và b(int, int, int) cho ba tham số, thì khi đó điều này có thể gây khó khăn cho bạn cũng như cho các lập trình viên khác để hiểu hành vi của phương thức, bởi vì tên của nó là khác nhau. Vì thế, chúng ta thực hiện nạp chồng phương thức để giúp việc phân tích chương trình nhanh hơn.
Có hai cách để nạp chồng phương thức trong Java, đó là:
-
Bằng việc thay đổi số tham số
-
Bằng việc thay đổi kiểu dữ liệu
Ghi chú: Trong Java, nạp chồng phương thức là không thể bằng việc thay đổi kiểu trả về của phương thức.
2. Nạp chồng phương thức bằng cách thay đổi số tham số
Trong ví dụ này, chúng ta sử dụng nạp chồng phương thức: phương thức sum đầu tiên thực hiện phép cộng hai số và phương thức sum thứ hai thực hiện phép cộng ba số.
class Calculation {
void sum(int a, int b) {
System.out.println(a + b);
}
void sum(int a, int b, int c) {
System.out.println(a + b + c);
}
public static void main(String args[]) {
Calculation obj = new Calculation();
obj.sum(10, 10, 10);
obj.sum(20, 20);
}
}
Kết quả là:
Output:30
40
3. Nạp chồng phương thức bằng cách thay đổi kiểu dữ liệu của tham số
Trong ví dụ này, chúng ta sử dụng nạp chồng phương thức mà khác nhau về kiểu dữ liệu. Phương thức sum đầu tiên nhận hai số nguyên và phương thức sum thứ hai nhận hai số thực double.
class Calculation2 {
void sum(int a, int b) {
System.out.println(a + b);
}
void sum(double a, double b) {
System.out.println(a + b);
}
public static void main(String args[]) {
Calculation2 obj = new Calculation2();
obj.sum(10.5, 10.5);
obj.sum(20, 20);
}
}
Kết quả là:
Output:21.0
40
4. Hỏi đáp thắc mắc
Tại sao nạp chồng phương thức là không thể bằng cách thay đổi kiểu trả về của phương thức?
Bởi vì việc này có thể gây ra tính lưỡng nghĩa, mơ hồ (ambiguity). Bạn theo dõi ví dụ sau để thấy rõ điều này:
Kết quả là:
class Calculation3 {
int sum(int a, int b) {
System.out.println(a + b);
}
double sum(int a, int b) {
System.out.println(a + b);
}
public static void main(String args[]) {
Calculation3 obj = new Calculation3();
int result = obj.sum(20, 20); //Gay ra Compile Time Error
}
}
Trong dòng code này: int result=obj.sum(20,20); thì Java có thể quyết định phương thức sum() nào nên được gọi?
Chúng ta có thể nạp chồng phương thức main()?
class Overloading1 {
public static void main(int a) {
System.out.println(a);
}
public static void main(String args[]) {
System.out.println("Phuong thuc main() duoc trieu hoi");
main(10);
}
}
5. Nạp chồng phương thức và TypePromotion trong Java
Một kiểu được promote thành một kiểu khác hoàn toàn nếu không tìm thấy kiểu dữ liệu nào được kết nối. Bạn theo dõi sơ đồ sau để hiểu khái niệm này.
Như sơ đồ trên, byte có thể được promote thành short, int, long, float, hoặc double. Kiểu dữ liệu short có thể được promote thành int, long, float, hoặc double. Kiểu dữ liệu char có thể được promote thành kiểu int, long, float hoặc double và …
Ví dụ về nạp chồng phương thức với TypePromotion:
class OverloadingCalculation1 {
void sum(int a, long b) {
System.out.println(a + b);
}
void sum(int a, int b, int c) {
System.out.println(a + b + c);
}
public static void main(String args[]) {
OverloadingCalculation1 obj = new OverloadingCalculation1();
obj.sum(20, 20); //Bay gio int literal thu hai se duoc promote thanh long
obj.sum(20, 20, 20);
}
}
Ví dụ về nạp chồng phương thức với TypePromotion nếu kết nối là không được tìm thấy
Nếu có kết nối về các tham số kiểu trong phương thức, thì TypePromotion không được thực hiện.
class OverloadingCalculation2 {
void sum(int a, int b) {
System.out.println("phuong thuc int arg duoc trieu hoi");
}
void sum(long a, long b) {
System.out.println("phuong thuc long arg duoc trieu hoi");
}
public static void main(String args[]) {
OverloadingCalculation2 obj = new OverloadingCalculation2();
obj.sum(20, 20); //Bay gio phuong thuc int arg sum() duoc trieu hoi
}
}
Ví dụ về nạp chồng phương thức với TypePromotion trong trường hợp lưỡng nghĩa
Nếu không có kết nối các tham số kiểu trong phương thức, và mỗi phương thức promote số tham số giống nhau, thì đó là trường hợp lưỡng nghĩa.
class OverloadingCalculation3 {
void sum(int a, long b) {
System.out.println("Phuong thuc a duoc trieu hoi");
}
void sum(long a, int b) {
System.out.println("Phuong thuc b duoc trieu hoi");
}
public static void main(String args[]) {
OverloadingCalculation3 obj = new OverloadingCalculation3();
obj.sum(20, 20); //Khong co tinh luong nghia o day
}
}
Kết quả là:
Output:Compile Time Error
Overload các bạn có thể hiểu 2 hay nhiều hàm cùng tên mà khác số lượng tham số hoặc khác kiểu tham số.
Trên đây là bài viết của eLib.VN về nạp chồng phương thức trong Java. Nạp chồng phương thức giúp tăng khả năng đọc hiểu chương trình. Hy vọng bài viết hữu ích cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu về Java.
Tham khảo thêm
- doc Đối tượng và lớp (class) trong Java
- doc Phương thức trong Java
- doc Constructor trong Java
- doc Từ khóa static trong Java
- doc Từ khóa this trong Java
- doc Tính kế thừa trong Java - Từ khóa extends và implements trong Java
- doc Ghi đè phương thức trong Java
- doc Kiểu trả về covariant trong Java
- doc Từ khóa super trong Java
- doc Từ khóa final trong Java
- doc Tính đa hình trong Java
- doc Gắn kết tĩnh và Gắn kết động (Dynamic Binding) trong Java
- doc Toán tử instanceof trong Java
- doc Tính trừu tượng trong Java
- doc Abstract Class trong Java
- doc Interface trong Java
- doc Phân biệt lớp abstract và Interface trong Java
- doc Package trong Java
- doc Các kiểu Modifier trong Java
- doc Access Modifier trong Java
- doc Non Access Modifier trong Java
- doc Tính đóng gói trong Java
- doc Lớp Object trong Java
- doc Nhân bản đối tượng trong Java
- doc Mảng (Array) trong Java
- doc Lớp Wrapper trong Java
- doc Truyền giá trị và tham chiếu trong Java
- doc Từ khóa strictfp trong Java
- doc Regular Expression trong Java