Bệnh bụi phổi silic - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh bụi phổi silic là một tình trạng do cơ thể hít phải quá nhiều silic trong thời gian dài. Silic là một loại khoáng chất giống như pha lê, thường có trong cát, đá và thạch anh. Silic có thể gây tử vong cho những người thường làm việc với đá, bê tông, thủy tinh hoặc các dạng đá khác. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh bụi phổi silic - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu về bệnh bụi phổi silic

Bệnh bụi phổi silic là gì?

Bệnh bụi phổi silic là một tình trạng do cơ thể hít phải quá nhiều silic trong thời gian dài. Silic là một loại khoáng chất giống như pha lê, thường có trong cát, đá và thạch anh. Silic có thể gây tử vong cho những người thường làm việc với đá, bê tông, thủy tinh hoặc các dạng đá khác.

2. Triệu chứng bệnh bụi phổi silic

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh bụi phổi silic là gì?

Bệnh bụi phổi silic là một tình trạng tiến triển, có nghĩa là bệnh trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Các triệu chứng có thể bắt đầu như ho dữ dội, hụt hơi hoặc yếu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Tức ngực ;
  • Sốt;
  • Đổ mồ hôi đêm ;
  • Giảm cân ;
  • Suy hô hấp.

Nếu bị bệnh bụi phổi silic, bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường hô hấp, kể cả bệnh lao.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic

Nguyên nhân nào gây bệnh bụi phổi silic?

Bạn sẽ có khả năng bị bệnh bụi phổi silic khi thường xuyên tiếp xúc với silic. Thông thường, bệnh còn được gọi là bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp vì đa số những người bệnh thường làm việc trong môi trường có nhiều bụi silic.

Có 3 dạng bệnh bụi phổi silic, gồm:

  • Bệnh bụi phổi silic cấp tính;
  • Bệnh bụi phổi silic mạn tính;
  • Bệnh bụi phổi silic tiến triển.

Tình trạng cấp tính xảy ra sau khi bạn tiếp xúc với bụi silic ở mức độ cao từ vài tuần đến vài tháng. Bệnh tiến triển rất nhanh chóng.

Bệnh bụi phổi silic tiến triển xuất hiện sau 5–10 năm tiếp xúc với khoáng chất.

Bệnh bụi phổi mạn tính xuất hiện sau 10 năm tiếp xúc. Nếu chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ silic, bạn cũng có nguy cơ bị bệnh mạn tính.

Các hạt bụi silic hoạt động như những lưỡi dao nhỏ trên phổi. Chúng tạo ra những vết cắt nhỏ có thể làm sẹo mô phổi khi hít qua mũi hoặc miệng. Phổi bị sẹo không thể tự mở và đóng lại, khiến cho bạn thở khó khăn hơn.

Theo một nghiên cứu, silic có thể gây ung thư, bao gồm ung thư phổi.

4. Nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic

Những ai thường có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic?

Những người thường xuyên làm việc trong nhà máy, mỏ đá hay công trình sẽ có nguy cơ cao bị bệnh bụi phổi silic. Một số công việc cụ thể có thể khiến bạn mắc bệnh này gồm:

  • Sản xuất nhựa đường;
  • Sản xuất bê tông ;
  • Nghiền hoặc khoan đá và bê tông;
  • Sản xuất thủy tinh Khai thác mỏ;
  • Khai thác đá.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn cần tuân thủ an toàn lao động và mặc đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường tiếp xúc với silic.

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh bụi phổi silic

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bụi phổi silic?

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu nghi ngờ bị bệnh bụi phổi silic. Bác sĩ sẽ muốn biết về thời gian và cách thức bạn bị nhiễm silic. Họ có thể kiểm tra chức năng phổi của bạn cùng với các xét nghiệm khác.

Chụp X-quang ngực có thể giúp bác sĩ kiểm tra bất kỳ mô sẹo nào ở phổi. Sẹo do silic xuất hiện trên tia X là những đốm trắng nhỏ.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định nội soi phế quản. Thủ tục này liên quan đến việc luồn một ống mỏng xuống cổ họng. Bác sĩ sẽ gắn một máy ảnh nhỏ vào ống luồn để nhìn thấy mô phổi của bạn. Các mẫu mô và chất lỏng cũng có thể được lấy trong quá trình soi phế quản.

Những phương pháp nào giúp điều trị bệnh bụi phổi silic?

Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh. Mục đích của điều trị là giảm triệu chứng của bạn. Thuốc ho có thể giúp điều trị triệu chứng ho và kháng sinh giúp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp. Các ống hít có thể giúp bạn dễ thở hơn. Một số bệnh nhân đeo mặt nạ oxy để tăng lượng oxy trong máu.

Bạn nên tránh tiếp xúc với silic khi bị bệnh và bỏ hút thuốc lá, vì hút thuốc làm tổn thương mô phổi.

Những người mắc bệnh silic có nguy cơ cao hơn mắc bệnh lao. Bạn nên thường xuyên xét nghiệm bệnh lao nếu bị nhiễm silic. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị bệnh lao. Người bị bệnh nặng có thể cần ghép phổi.

6. Phòng ngừa bệnh bụi phổi silic

Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa bệnh bụi phổi silic?

Bạn có thể đeo khẩu trang chuyên dụng để tránh hít phải silic.

Phương pháp phun nước và cắt ướt giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với silica đối với những người làm nghề khoan cắt bê tông, thủy tinh. Nơi làm việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp.

Bạn nên ăn, uống và hút thuốc ở những nơi không có silic. Bạn cũng nên rửa tay sạch trước khi ăn, uống hoặc hút thuốc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh bụi phổi silic, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:28/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM