Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên xảy ra khi các bộ phận ở đường hô hấp trên như thanh quản, mũi, hầu họng bị viêm nhiễm, thường do virus. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên là một trong những bệnh lý thông thường, phổ biến, thường xảy ra vào khoảng mùa thu và đông. Hầu hết mọi người đều mắc phải căn bệnh này ít nhất một lần trong năm. Phần lớn trường hợp bệnh do virus gây ra và có thể tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh dễ lây truyền từ người sang người qua các giọt hô hấp bắn ra khi ho, hắt hơi hay các bề mặt mà người bệnh tiếp xúc. Đặc biệt, trong các không gian kín như lớp học, văn phòng làm việc, trong nhà, nguy cơ lây lan tác nhân gây bệnh sẽ cao hơn.

1. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì?

Nhiễm trùng đường hô hấp trên, hay có thể gọi là cảm lạnh thông thường, là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đường dẫn khí trên, ảnh hưởng đến:

  • Thanh quản;
  • Khoang mũi;
  • Đường mũi hay lỗ mũi;
  • Hầu họng.

Người lớn thường trải qua 2–3 lần bị nhiễm trùng đường hô hấp trên mỗi năm. Đối với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ, thì có thể mắc bệnh nhiều lần hơn vì hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển hoàn thiện.

Thông thường, mỗi lần bệnh diễn ra trong khoảng 3–14 ngày. Một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng này có thể phát triển thành các bệnh lý nghiêm trọng hơn, như nhiễm trùng xoang (viêm xoang) hay viêm phổi.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên

Các triệu chứng phổ biến khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng là:

  • Ho Khó chịu ở mũi;
  • Sốt nhẹ (thường gặp ở trẻ em) Sổ mũi, chảy nước mũi nhiều;
  • Nghẹt mũi;
  • Đau hoặc cảm thấy nhức do tăng áp lực ở bên trong xoang;
  • Đau, rát họng;
  • Hắt hơi.

Bạn thường cảm thấy những triệu chứng này trở nên tệ hơn sau 2–3 ngày và giảm dần sau đó. Tuy nhiên, ho vẫn có thể kéo dài ngay cả khi hết nhiễm trùng do đường thở vẫn còn sưng do viêm. Bạn có thể mất đến 2–3 tuần sau khi các triệu chứng khác không còn nữa thì mới hết hẳn ho.

Một số triệu chứng ít gặp hơn những cũng có khi xảy ra ở vài người gồm:

  • Hơi thở có mùi ;
  • Nhức mỏi cơ thể ;
  • Đau đầu ;
  • Mất khứu giác;
  • Ngứa mắt.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Mặc dù người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên đều có thể tự khỏi bệnh mà không cần điều trị y khoa nhưng nếu các triệu chứng ngày càng nặng hơn, bạn nên đến bệnh viện thăm khám sức khỏe. Nếu có những triệu chứng bất thường hay các triệu chứng sau, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm:

Ngày càng cảm thấy khó thở Sốt kéo dài hơn 3 ngày Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên ảnh hưởng đến một bệnh lý khác đang có (như hen suyễn) Các triệu chứng bệnh kéo dài hơn 2 tuần hoặc ngày càng nghiêm trọng Môi chuyển sang màu xanh Cảm thấy khó nuốt Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy xảy ra cùng lúc với các triệu chứng bệnh

3. Nguyên nhân bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì?

Hầu hết trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên là do virus gây ra. Sau đó, tác nhân gây bệnh này có thể lan truyền sang những người khác qua đường hô hấp và tiếp xúc. Khi bạn hít phải các giọt hô hấp bắn ra từ người bệnh khi họ ho, hắt hơi hay để tay tiếp xúc các bề mặt mà người bệnh từng chạm vào rồi đưa lên mắt, mũi, miệng sẽ làm cho virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Có hơn 200 loại virus cảm lạnh thông thường gây ra bệnh lý này. Các yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ nhiễm trùng gồm:

  • Có thương tổn ở mũi hoặc khoang mũi ;
  • Không có thói quen rửa tay thường xuyên ;
  • Thường tiếp xúc với nhiều nhóm trẻ em;
  • Thường đi đến những nơi đông người như sân bay, trạm xe… ;
  • Mắc các bệnh tự miễn ;
  • Đã phẫu thuật cắt amidan và nạo VA;
  • Hút thuốc, kể cả chủ động và thụ động.

4. Làm sao để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên?

Đa số người bệnh đều cảm nhận được họ đang gặp phải tình trạng gì và nếu có đến gặp bác sĩ thường là để giảm bớt triệu chứng một cách nhanh chóng. Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán cho tình trạng sức khỏe này nhờ vào thăm khám sức khỏe thông thường và hỏi về các triệu chứng cũng như nhìn vào bệnh sử.

Một vài trường hợp người bệnh có triệu chứng khác thường hoặc nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm một vài xét nghiệm như:

  • Dùng gạc lấy mẫu dịch ở họng để làm xét nghiệm phát hiện kháng nguyên nhanh, thường dùng trong chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn beta tán huyết nhóm A.
  • Chụp X-quang một bên cổ để loại trừ khả năng viêm nắp thanh quản nếu bạn có triệu chứng khó thở. Chụp X-quang ngực khi có nghi ngờ người bệnh bị viêm phổi.
  • Chụp CT thường được chỉ định nếu có nghi ngờ bị viêm xoang.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra sự hiện của vi khuẩn, virus hoặc các vi sinh vật khác hay kiểm tra số lượng bạch cầu.

5. Những cách điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên

Như đã nói, hầu hết triệu chứng bệnh đều tự đến và đi mà không cần điều trị y khoa. Các lựa chọn điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên thường tập trung vào việc làm giảm bớt sự khó chịu do các triệu chứng bệnh đem lại. Bạn có thể thử áp dụng các cách sau để các triệu chứng không kéo dài:

  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc;
  • Tránh để nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột ;
  • Uống nhiều nước ;
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà ;
  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt ;
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn răng miệng.

Một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc không kê đơn, có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng histamine, một số thuốc thường dùng gồm brompheniramine, chlorpheniramine, diphenhydramine ;
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt, như là paracetamol, ibuprofen ;
  • Thuốc trị nghẹt mũi, bao gồm oxymetazoline, phenylephrine, pseudoephedrine.

6. Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên

Thực tế, không có cách nào giúp bạn phòng tránh hoàn toàn khả năng bị nhiễm trùng ở đường hô hấp trên. Vào những thời điểm thời tiết thay đổi, bạn dường như không thể tránh khỏi khả năng bị nhiễm trùng nếu có tiếp xúc với người khác trong một không gian kín.

Tuy nhiên, bạn có thể thử làm theo các mẹo sau đây để giảm thiểu rủi ro bị nhiễm trùng hô hấp, nhất là vào các tháng mùa thu và đông (từ tháng 9 đến tháng 3):

  • Tránh hút thuốc hay đến gần những người hút thuốc ;
  • Tránh đến những đám đông tụ tập trong một không gian nhỏ, hẹp, kín;
  • Tránh dùng chung ly uống nước và các vật dụng cá nhân với người khác;
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt nhiều người chạm tay vào thường xuyên ;
  • Che mũi, miệng khi ho hay hắt hơi ;
  • Xây dựng chế ăn uống và lối sống lành mạnh ;
  • Rửa tay thường xuyên;
  • Tập luyện thể dục thường xuyên

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Nhiễm trùng đường hô hấp trên, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM