Hội chứng tăng thông khí phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng tăng thông khí phổi còn được gọi là thở nhanh sâu, thở quá nhiều hay nhịp hô hấp (hoặc thở) - nhanh và sâu. Hội chứng tăng thông khí phổi dẫn đến các triệu chứng như cảm giác lâng lâng, ngứa ran ở các ngón tay và có thể dẫn đến mất ý thức. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Hội chứng tăng thông khí phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng tăng thông khí phổi là gì?

Hội chứng tăng thông khí phổi còn được gọi là:

  • Thở nhanh sâu;
  • Thở quá nhiều;
  • Nhịp hô hấp (hoặc thở) – nhanh và sâu.

Hội chứng này xuất hiện khi bạn bắt đầu thở rất nhanh. Hơi thở khỏe mạnh là sự cân bằng giữa việc hít vào khí oxy và thở ra khí cacbonic. Sự cân bằng này mất đi khi bạn thở ra nhiều hơn so với hít vào, điều này làm giảm nhanh lượng khí cacbonic trong cơ thể.

Lượng khí cacbonic thấp dẫn đến co hẹp các mạch máu cung cấp máu cho não. Việc giảm lượng máu cung cấp cho não dẫn đến các triệu chứng như cảm giác lâng lâng và ngứa ran ở các ngón tay. Thở nhanh nghiêm trọng có thể dẫn đến mất ý thức.

Mức độ phổ biến của hội chứng tăng thông khí phổi

Trong một số trường hợp, hội chứng tăng thông khí phổi là hiếm gặp. Hội chứng này chỉ xảy ra như một phản ứng hoảng sợ không thường xuyên gây ra do sợ hãi, căng thẳng hoặc bị ám ảnh.

Đối với những người khác, tình trạng này xảy ra như là một phản ứng với các trạng thái cảm xúc như trầm cảm, lo âu hoặc tức giận. Tình trạng tăng thông khí này là cực kỳ phổ biến, bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tăng thông khí phổi

Tăng thông khí phổi có thể là một vấn đề nghiêm trọng, các triệu chứng có thể kéo dài 20-30 phút. Bạn nên tìm cách điều trị tăng thông khí khi các triệu chứng sau đây xảy ra:

Thở nhanh, thở sâu lần đầu tiên Tăng thông khí trở nên tệ hơn, thậm chí sau khi cố gắng sử dụng các lựa chọn chăm sóc tại nhà Đau Sốt Chảy máu Cảm thấy lo lắng, hồi hộp hay căng thẳng Thường xuyên thở dài hoặc ngáp Tim đập thình thịch và nhịp tim nhanh Vấn đề với sự cân bằng, minh mẫn hay chóng mặt Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân hoặc xung quanh miệng Ngực tức nghẹn, căng tức, nhạy cảm hoặc đau

Các triệu chứng khác xảy ra ít thường xuyên hơn và có thể không rõ ràng, có liên quan đến tăng thông khí phổi bao gồm:

  • Nhức đầu ;
  • Đầy hơi hoặc ợ hơi ;
  • Co giật ;
  • Đổ mồ hôi;
  • Thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc tầm nhìn đường hầm;
  • Vấn đề với sự tập trung hoặc bộ nhớ ;
  • Mất ý thức (ngất xỉu).

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn hay có các triệu chứng này, bạn có thể mắc một tình trạng gọi là hội chứng tăng thông khí. Hội chứng này không được hiểu rõ và có các triệu chứng tương tự như rối loạn hoảng sợ và thường bị chẩn đoán nhầm là hen suyễn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng tăng thông khí phổi?

Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến hội chứng tăng thông khí phổi. Tình trạng này thường là kết quả của lo âu, hoảng sợ, bồn chồn hoặc căng thẳng. Hội chứng này thường ở dạng cơn hoảng sợ.

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Chảy máu ;
  • Sử dụng chất kích thích;
  • Quá liều thuốc (ví dụ quá liều aspirin) ;
  • Đau nghiêm trọng ;
  • Mang thai ;
  • Nhiễm trùng phổi ;
  • Các bệnh phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc hen suyễn;
  • Các tình trạng ở tim như cơn đau tim ;
  • Nhiễm ceton axit (một biến chứng của lượng đường trong máu cao ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1) ;
  • Chấn thương đầu;
  • Đi du lịch đến độ cao trên 800m.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tăng thông khí?

Bác sĩ sẽ nhanh chóng kiểm tra hơi thở và hệ tuần hoàn của bạn. Nếu bác sĩ không tìm thấy bất cứ điều gì ngay lập tức đe dọa đến tính mạng, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử y tế và khám sức khỏe cho bạn.

Một số xét nghiệm có thể được yêu cầu để tìm hiểu nguyên nhân khác gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh. Những xét nghiệm này thường được sử dụng để loại trừ các nguyên nhân khác trước khi xác nhận bạn có hội chứng tăng thông khí không. Bạn có thể được bắt đầu truyền tĩnh mạch và được nối với một màn hình trong quá trình đánh giá. Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm máu động mạch;
  • Các xét nghiệm máu khác ;
  • Chụp X-quang phổi ;
  • Chụp thông khí/tưới máu;
  • Chụp CT ;
  • Điện tâm đồ (ECG, EKG).

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể có tình trạng nghiêm trọng hơn hội chứng tăng thông khí, bác sĩ có thể đề nghị bạn nhập viện để kiểm tra và theo dõi thêm. Các tình trạng đe dọa tính mạng liên quan đến thở nhanh hoặc sâu bao gồm:

  • Các vấn đề về tim;
  • Các vấn đề về phổi
  • Các vấn đề về hệ thần kinh ;
  • Các phản ứng và ngộ độc thuốc ;
  • Nhiễm trùng ;

ơng pháp nào dùng để điều trị tăng thông khí?

Điều quan trọng để điều trị hội chứng này là cố gắng giữ bình tĩnh trong các trường hợp thở nhanh cấp tính. Sẽ rất hữu ích nếu có ai đó cùng bạn để giúp bạn vượt qua cơn này. Mục tiêu của điều trị trong cơn thở nhanh là tăng lượng khí cacbonic trong cơ thể và làm chậm nhịp thở.

Chăm sóc tại nhà

Bạn có thể thử một số kỹ thuật ngay lập tức để điều trị chứng thở gấp cấp tính:

  • Thở qua môi mím chặt ;
  • Hít chậm vào một túi giấy hoặc lòng bàn tay khum lại;
  • Cố gắng hít thở bụng (cơ hoành) thay vì ngực ;
  • Giữ hơi thở trong 10-15 giây tại một thời điểm.

Bạn cũng có thể thở qua từng lỗ mũi, cách này bao gồm che miệng và xen kẽ hơi thở qua từng lỗ mũi. Cách thực hiện: bạn ngậm miệng, đóng lỗ mũi phải và hít vào qua lỗ mũi bên trái, sau đó thay thế bằng cách đóng lỗ mũi bên trái và hít vào qua lỗ mũi bên phải. Bạn lặp lại cách này cho đến khi hơi thở trở lại bình thường.

Một số người có thể cho rằng tập thể dục mạnh như đi bộ nhanh hoặc chạy bộ trong khi thở vào và ra bằng mũi giúp hạn chế tăng thông khí.

Giảm căng thẳng

Nếu mắc hội chứng tăng thông khí, bạn sẽ muốn tìm ra nguyên nhân gây ra nó. Nếu do lo lắng hoặc căng thẳng, bạn có thể gặp một nhà tâm lý học để giúp tìm hiểu và điều trị tình trạng này. Hạn chế căng thẳng khi học tập và sử dụng các kỹ thuật thở sẽ giúp kiểm soát tình trạng của bạn.

Châm cứu

Châm cứu cũng có thể là một điều trị hiệu quả cho hội chứng tăng thông khí. Châm cứu là phương pháp điều trị thay thế dựa trên y học cổ truyền Trung Quốc. Đây là cách đâm kim mỏng vào các khu vực của cơ thể để thúc đẩy chữa bệnh. Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy châm cứu giúp giảm bớt sự lo lắng và mức độ nghiêm trọng của việc thở nhanh.

Thuốc

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc cho bạn. Ví dụ về các loại thuốc trị thở nhanh bao gồm:

Alprazolam (xanax) Doxepin (silenor) Paroxetine (paxil)

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý thở nhanh?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với thở nhanh:

  • Thiền định;
  • Thở qua từng lỗ mũi, thở bụng sâu và thở toàn thân ;
  • Các bài tập về cơ thể/tâm trí như tập ;
  • Thái Cực quyền, yoga hoặc khí công ;
  • Tập thể dục thường xuyên (đi bộ, chạy, đạp xe).

Hãy nhớ giữ bình tĩnh nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào của hội chứng tăng thông khí. Bạn hãy thử các phương pháp chăm sóc thở tại nhà để giúp hơi thở trở lại đúng hướng và hãy đi khám bác sĩ.

Thở nhanh có thể điều trị được nhưng bạn có thể mắc những vấn đề tiềm ẩn. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm hiểu “gốc rễ” của vấn đề và tìm cách điều trị thích hợp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về hội chứng tăng thông khí phổi sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM