Bệnh chấn thương khí quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Chấn thương khí quản mặc dù không phổ biến nhưng lại rất nghiêm trọng, có thể làm tắc nghẽn đường thở, gây suy hô hấp và đe dọa tính mạng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chấn thương khí quản? Làm thế nào để điều trị và phục hồi bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Chấn thương khí quản là tình trạng gì?
Chấn thương khí quản là tình trạng xảy ra khi bạn gặp chấn thương cùng hoặc bị một thứ gì đó đâm vào vùng cổ/ngực hay khi bạn hít phải chất độc, khói và các chất lỏng, đồ vật nào đó.
Mặc dù hiếm gặp nhưng chấn thương khí quản là một tình trạng nghiêm trọng. Bệnh có thể làm tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp và đe dọa tính mạng của bạn. Hầu hết những người tử vong do chấn thương khí quản đều chết trước khi được chăm sóc y tế do tắc nghẽn đường thở, chảy máu quá nhiều hoặc do chấn thương đến các cơ quan quan trọng khác.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng chấn thương khí quản là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Trên thực tế, tình trạng này không có triệu chứng rõ ràng. Một số dấu hiệu và triệu chứng thông thường có thể bao gồm:
Khó thở và suy hô hấp; Ho ra máu.
Tuy nhiên, chấn thương khí quản bị cô lập thường không gây chảy máu nhiều. Nếu chảy máu nhiều có thể là do một thương tích khác như vỡ một mạch máu lớn. Nếu bị chấn thương này, bạn rất có thể bị loạn nhịp tim hoặc giảm âm phế bào và thở nhanh. Ngoài ra, bạn còn bị ho và thở rít, âm thở bất thường, tần số cao cho thấy sự tắc nghẽn của đường thở trên.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng chấn thương khí quản?
Chấn thương khi quản có thể xảy ra do các lực xuyên thủng như vết thương do súng đạn, nhưng thường gặp hơn là do chấn thương cùn. Chấn thương khí quản do các lực cùn thường là hệ quả của việc té ngã từ trên cao, tai nạn xe,… Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Các vết thương do súng đạn: hình thức chấn thương phổ biến nhất; Vết thương do dao và mảnh vụn do tai nạn xe.
Hầu hết các chấn thương khí quản xảy ra ở cổ bởi vì các đường dẫn khí trong lồng ngực rất sâu và do đó được bảo vệ tốt. Một số thủ thuật y tế cũng có thể gây chấn thương đường hô hấp bao gồm:
Đặt nội khí quản; Nội soi phế quản; Mở khí quản.
Niêm mạc của khí quản cũng có thể bị thương do hít phải khí nóng hoặc các hơi độc hại như khí clo và dẫn đến tình trạng phù (sưng), hoại tử (chết mô), hình thành sẹo và cuối cùng là hẹp khí quản. Tuy nhiên, thương tích khí quản do hít khói, hít vật thể lạ và các thủ thuật y tế là không phổ biến.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải tình trạng chấn thương khí quản?
Chấn thương thanh quản là tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng chấn thương khí quản?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chấn thương khí quản, chẳng hạn như:
Không đeo dây an toàn khi lái xe; Không đội mũ bảo hiểm.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng chấn thương khí quản?
Bạn phải nhập viện ngay lập tức nếu gặp phải tình trạng này. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị chấn thương khí quản, họ sẽ thực hiện khám lâm sàng ngay. Chẩn đoán nhanh là rất quan trọng trong việc chăm sóc chấn thương khí quản. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:
Nội soi phế quản chẩn đoán bằng ống mềm là phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán, định vị và xác định mức độ nghiêm trọng của thương tổn khí quản và thường là phương pháp duy nhất cho phép chẩn đoán xác định; X-quang ngực là kỹ thuật hình ảnh ban đầu được sử dụng để chẩn đoán tổn thương khí quản. X-quang cũng có thể cho thấy tràn khí ở cổ, khí trong các mô ở cổ. X-quang cũng có thể cho thấy thương tích đi kèm và các dấu hiệu như gãy xương và tràn khí dưới da. Tuy nhiên, những người bị chấn thương cùn và chấn thương khí quản không có dấu hiệu chấn thương trên X-quang ngực; CT scan phát hiện trên 90% chấn thương khí quản do chấn thương cùn, nhưng cả X-quang hay CT đều không thay thế được cho nội soi phế quản.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng chấn thương khí quản?
Căn cứ vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của thương tích và liệu bạn có vấn đề về hô hấp hay không, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị và luôn đảm bảo đường thở thông suốt cho bạn. Bác sĩ có thể sẽ đặt nội khí quản để làm cho đường thở thông thoáng giúp không khí đến phổi. Nếu cần thiết, họ sẽ đặt một ống vào phế quản và phổi không bị thương để thông khí. Nếu có chấn thương đâm thủng qua cổ làm không khí tràn ra ngoài, bác sĩ sẽ đặt nội khí quản qua vết thương.
Mặc dù chấn thương khí quản có thể được kiểm soát mà không cần phẫu thuật, phẫu thuật phục hồi vết thương luôn được coi là tiêu chuẩn trong điều trị hầu hết các chấn thương khí quản.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng chấn thương khí quản?
Người ngồi trên xe đeo dây an toàn có tỷ lệ chấn thương khí quản sau khi bị tai nạn xe thấp hơn. Tuy nhiên, nếu dây đeo nằm ngang phía trước cổ (thay vì ngực), điều này sẽ làm tăng nguy cơ gây thương tích khí quản. Bác sĩ có thể thiết kế lại các dụng cụ y tế để ngăn ngừa chấn thương khí quản do điều trị và sử dụng các kỹ thuật làm giảm nguy cơ chấn thương tích khi làm các thủ thuật như mở khí quản.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến chấn thương khí quản, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh hen suyễn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giãn phế quản - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh hen phế quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tiểu phế quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm phế quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư phế quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm phế quản mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm phế quản cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị