Bệnh hẹp động mạch phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Hẹp động mạch phổi là khuyết tật tim bẩm sinh, khi đó van động mạch phối cho phép máu ra khỏi tim đến phổi của trẻ, có cấu tạo không bình thường. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Hẹp động mạch phổi là bệnh gì?
Hẹp động mạch phổi là một khuyết tật tim bẩm sinh, thường được chẩn đoán trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi sinh. Trong hẹp động mạch phổi, van cho phép máu ra khỏi tim đến phổi của trẻ (van động mạch phổi) có cấu tạo không bình thường.
Thay vì mở và đóng để cho phép máu đi từ tim đến phổi, van được hình hành như một mô rắn. Vì vậy, máu không thể di chuyển bình thường để lấy oxy từ phổi. Thay vào đó, một lượng máu đi đến phổi qua các con đường tự nhiên khác trong tim và động mạch của nó.
Những đoạn này là cần thiết khi em bé đang phát triển trong bụng mẹ và chúng thường đóng ngay lại sau khi trẻ sinh ra. Trẻ bị hẹp động mạch phổi thường có da màu xanh tái vì cơ thể không nhận đủ oxy
Hẹp động mạch phổi là một tình huống đe dọa tính mạng. Các thủ thuật để điều chỉnh bệnh tim và các loại thuốc giúp tim trẻ hoạt động một cách hiệu quả hơn là những bước đầu tiên trong điều trị hẹp động mạch phổi.
Mức độ phổ biến của hẹp động mạch phổi
Hẹp động mạch phổi là một khiếm khuyết hiếm gặp, xảy ra với tần suất ngang nhau giữa các bé trai và bé gái. Tình trạng này liên quan đến dị tật tim bẩm sinh được gọi là tứ chứng Fallot. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của hẹp động mạch phổi là gì?
Các triệu chứng phổ biến của hẹp động mạch phổi là:
- Da xanh hoặc xám (chứng xanh tím) ;
- Thở nhanh hoặc khó thở;
- Dễ mệt hoặc mệt nhọc;
- Các vấn đề ăn uống như rất mệt hay đổ mồ hôi khi ăn;
- Da tái bợt và ẩm ướt, cảm thấy lạnh khi chạm vào.
Nếu trẻ sinh ra với chứng hẹp động mạch phổi, các triệu chứng sẽ được nhận thấy ngay sau khi sinh. Triệu chứng hẹp động mạch phổi có thể xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra hẹp động mạch phổi?
Giống như hầu hết các bệnh tim bẩm sinh, nguyên nhân gây hẹp động mạch phổi chưa được biết rõ. Tình trạng này có liên quan đến một loại dị tật tim bẩm sinh gọi là còn ống động mạch (PDA).
Hẹp động mạch phổi có thể có hoặc không có thông liên thất (VSD).
Nếu người đó không có thông liên thất, tình trạng này được gọi là hẹp động mạch phổi với vách ngăn tâm thất còn nguyên vẹn (PA/IVS).
Nếu trẻ bị cả hai vấn đề, tình trạng này được gọi là hẹp động mạch phổi với thông liên thất. Đây là mức độ nặng nhất của tứ chứng Fallot.
Mặc dù cả hai tình trạng này được gọi là hẹp động mạch phổi, nhưng chúng thực sự là những khiếm khuyết khác nhau. Bài viết này chỉ bàn luận về hẹp động mạch phổi không có thông liên thất.
Bệnh nhân bị hẹp động mạch phổi với vách ngăn tâm thất còn nguyên vẹn cũng có thể có một van ba lá kém phát triển. Trẻ cũng có thể có một tâm thất phải kém phát triển và các mạch máu nuôi tim bất thường.
4. Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ gây hẹp động mạch phổi?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây hẹp động mạch phổi như:
- Người mẹ bị bệnh sởi Đức (rubella) hay nhiễm các siêu vi khác trong thời kỳ đầu của thai kỳ;
- Bố hoặc mẹ có dị tật tim bẩm sinh;
- Uống rượu khi mang thai;
- Hút thuốc trước hoặc trong khi mang thai ;
- Người mẹ bị đái tháo đường không kiểm soát ;
- Người mẹ bị lupus, một rối loạn tự miễn ;
- Sử dụng một số loại thuốc trong khi mang thai như isotretinoin trị mụn (Claravis, Amnesteem và những biệt dược khác), một số loại thuốc chống co giật và một số loại thuốc rối loạn lưỡng cực ;
- Sự hiện diện của hội chứng Down, một bệnh di truyền do dư nhiễm sắc thể 21.
5. Chẩn đoán & điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hẹp động mạch phổi?
Các xét nghiệm để chẩn đoán hẹp động mạch phổi có thể bao gồm:
Chụp X-quang. X-quang cho thấy kích thước và hình dạng của các mô nội tạng, xương và các cơ quan bên trong. Điều này giúp bác sĩ đánh giá mức độ hẹp động mạch phổi của trẻ. Điện tâm đồ (ECG). Thử nghiệm này là dùng các miếng cảm ứng có gắn các dây (điện cực) đo xung điện phát ra từ tim. Xét nghiệm này phát hiện các rối loạn về nhịp đập của tim (loạn nhịp hoặc lỗi nhịp) và có thể hiển thị cơ tim căng thẳng. Siêu âm tim. Siêu âm tim là dùng sóng âm thanh tạo ra hình ảnh chi tiết của tim. Bác sĩ thường sử dụng siêu âm tim để chẩn đoán hẹp động mạch phổi. Bác sĩ có thể chẩn đoán hẹp động mạch phổi ở trẻ qua siêu âm tim trong bụng mẹ trước khi trẻ được sinh ra (siêu âm tim thai nhi). Thông tim. Trong thử nghiệm này, bác sĩ đưa một ống mỏng, dẻo vào một mạch máu ở bẹn của trẻ và luồn nó đến tim qua hình chụp X-quang. Xét nghiệm này cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc tim, áp lực máu và nồng độ oxy máu trong tim, động mạch phổi và động mạch chủ. Bác sĩ có thể tiêm một loại thuốc nhuộm đặc biệt vào ống thông để làm cho các động mạch có thể nhìn thấy rõ trên phim chụp X-quang.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hẹp động mạch phổi?
Hầu hết các trẻ bị hẹp động mạch phổi sẽ cần thuốc để giữ ống động mạch mở sau khi sinh. Giữ các mạch máu này mở sẽ giúp lưu thông máu đến phổi cho đến khi van động mạch phổi được sửa chữa.
Điều trị hẹp động mạch phổi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó.
Trong một số trường hợp, dòng chảy của máu có thể được cải thiện bằng cách sử dụng thông tim (chèn một ống mỏng vào mạch máu và luồn nó vào tim). Trong thủ thuật này, bác sĩ có thể mở rộng van bằng một quả bóng hoặc có thể đặt một stent (một ống nhỏ) để giữ cho ống động mạch mở.
Trong hầu hết các trường hợp hẹp động mạch phổi, trẻ cần phẫu thuật ngay sau khi sinh. Với phẫu thuật, bác sĩ sẽ mở rộng hoặc thay thế van phổi và mở rộng đường thông vào động mạch phổi. Nếu trẻ có thông liên thất, bác sĩ cũng sẽ đặt một miếng vá vào lỗ thông liên thất để đóng lỗ thông giữa hai buồng dưới của tim. Những cách này sẽ cải thiện lưu lượng máu đến phổi và phần còn lại của cơ thể. Nếu trẻ bị hẹp động mạch phổi có một tâm thất phải kém phát triển, trẻ có thể cần nhiều phẫu thuật chia theo các giai đoạn, tương tự như sửa chữa phẫu thuật cho hội chứng tim trái giảm sản.
Hầu hết các trẻ bị hẹp động mạch phổi cần thăm khám và theo dõi thường xuyên với bác sĩ tim mạch để theo dõi tiến trình của bệnh và kiểm tra các tình trạng sức khỏe khác có thể phát triển khi trẻ lớn lên. Là người lớn, họ có thể cần phẫu thuật nhiều hơn hoặc điều trị cho các vấn đề khác có thể có.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hẹp động mạch phổi?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với hẹp động mạch phổi:
Có chế độ dinh dưỡng tốt. Trẻ có thể có một giai đoạn khó khăn để ăn đủ lượng calo cần thiết, do trẻ dễ mệt khi ăn và nhu cầu calo tăng lên. Hãy cho trẻ ăn thường xuyên và ăn thành nhiều bữa nhỏ. Kháng sinh phòng ngừa. Bác sĩ tim mạch có thể sẽ khuyên trẻ nên được sử dụng thuốc kháng sinh phòng ngừa trước khi làm các thủ thuật nha khoa và các thủ thuật khác để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào máu và lây nhiễm cho lớp lót bên trong tim (viêm nội tâm mạc nhiễm trùng). Thực hành vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng và dùng chỉ nha khoa, khám răng thường xuyên là cách tốt để ngăn ngừa nhiễm trùng. Giúp trẻ năng động. Khuyến khích trẻ chơi và tham gia các hoạt động mà trẻ chịu được, tạo nhiều cơ hội cho trẻ nghỉ ngơi và có thời gian ngủ trưa. Hoạt động thường xuyên giúp tim khỏe mạnh. Khi con bạn lớn, hãy nói chuyện với bác sĩ tim mạch về những hoạt động tốt nhất cho trẻ. Nếu một số môn thể thao quá giới hạn cho phép như các môn đối kháng, bạn khuyến khích trẻ theo đuổi các hoạt động khác thay vì tập trung vào những môn trẻ không thể làm được. Theo đúng lịch với các dịch vụ chăm sóc. Chủng ngừa tiêu chuẩn được khuyến khích cho những trẻ em bị khuyết tật tim bẩm sinh, cũng như vắc xin chống cúm, viêm phổi và nhiễm virus hợp bào hô hấp. Tuân thủ các cuộc hẹn khám theo dõi thường xuyên với bác sĩ. Trẻ cần có lịch khám hàng năm với bác sĩ được đào tạo trong chuyên ngành bệnh lý tim bẩm sinh, thậm chí suốt đời.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh hẹp động mạch phổi, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh cho trẻ!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bụi phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bụi phổi amiăng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nấm Coccidioidomycosis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phổi kẽ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bụi phổi silic - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng tăng thông khí phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Goodpasture - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lao phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm trung thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Kartagener - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Löffler - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Pancoast - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lao kê - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mủ màng phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khám thực thể bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính COPD - Quy trình thực hiện và những lưu ý
- doc Xét nghiệm kháng thể kháng Jo-1 - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ phổi vô căn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh khí phế thũng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Legionnaires - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xẹp phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm silic - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm toan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm phổi vi khuẩn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm phổi quá mẫn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm phổi không điển hình - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm phổi do virus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm phổi do phế cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm phổi do nhiễm trùng bào tử Pneumocystis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm phổi do nấm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm phổi do Mycoplasma - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm phổi do hóa chất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm phổi bệnh viện - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng MERS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thuyên tắc phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng hô hấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm vi khuẩn kháng Carbapenem - Triệu chứng, nguy cơ và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm virus hợp bào hô hấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trung biểu mô - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phổi bụi bông - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng phổi đông đặc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh SARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu men alpha-1 antitrypsin - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng phù phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sán lá phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy hô hấp cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy hô hấp mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thuyên tắc động mạch phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thuyên tắc khí
- doc Bệnh tràn dịch màng phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tràn khí màng phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị