Thuốc Imipenem - Điều trị nhiễm trùng do phẫu thuật
Tìm hiểu về thuốc imipenem trên eLib.VN sẽ cho bạn biết về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, tương tác và những điều cần thận trọng khác. Mời các bạn cùng tham khảo về thuốc qua bài viết dưới đây
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Tác dụng của thuốc imipenem là gì?
Thuốc imipenem được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng mẫn cảm, điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng do phẫu thuật và các dạng nhiễm trùng mẫn cảm từ nhẹ tới trung bình.
Bạn nên dùng thuốc imipenem như thế nào?
Thuốc imipenem được tiêm vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và khả năng đáp ứng điều trị.
Nếu bạn tự dùng thuốc này tại nhà, hãy tìm hiểu tất cả quy trình chuẩn bị và hướng dẫn sử dụng từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Trước khi sử dụng, hãy kiểm tra sản phẩm xem có xuất hiện cặn hoặc thuốc bị đổi màu hay không. Nếu một trong hai hiện tượng trên xuất hiện, bạn không nên sử dụng dung dịch. Tìm hiểu cách bảo quản và loại bỏ vật dụng y tế một cách an toàn.
Thuốc kháng sinh hiệu quả nhất khi nồng độ thuốc trong cơ thể của bạn được giữ ở mức ổn định. Vì vậy, bạn nên sử dụng thuốc này trong các khoảng thời gian cách đều nhau. Tiếp tục sử dụng thuốc cho đến khi hoàn tất đủ thời gian điều trị, ngay cả khi các triệu chứng biến mất sau một vài ngày. Vì việc ngừng thuốc quá sớm có thể dẫn đến tái nhiễm trùng.
Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn vẫn tồn tại hoặc xấu đi.
Bạn nên bảo quản thuốc imipenem như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc imipenem cho người lớn như thế nào?
Tiêm tĩnh mạch
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm khuẩn mẩn cảm :
Kết hợp với cilastatin: (như thuốc imipenem khan) dùng 1-2 g mỗi ngày chia làm nhiều lần mỗi 6-8 giờ, thông qua tiêm truyền tĩnh mạch.
Liều dùng 250 mg hoặc 500 mg được truyền trên 20-30 phút, và liều 750 mg hoặc 1 g truyền trong 40-60 phút. Tối đa: 4 g/ngày hoặc 50 mg/kg.
Tiêm tĩnh mạch
Liều dùng thông thường cho người lớn phòng ngừa nhiễm trùng phẫu thuật
Tiêm 1 g để gây mê, tiếp tục tiêm 1 g 3 giờ sau đó, kèm với liều bổ sung 500 mg sau 8 và 16 giờ nếu cần thiết.
Tiêm bắp
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng mẫn cảm từ nhẹ đến trung bình
Tiêm 500 mg hoặc 750 mg mỗi 12 giờ.
Tiêm bắp
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh lậu không biến chứng
Tiêm 500 mg liều đơn.
Liều dùng thuốc imipenem cho trẻ em như thế nào?
Tiêm tĩnh mạch
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh nhiễm khuẩn mẩn cảm
Trẻ em trên 40 kg: tương tự như liều người lớn.
Trẻ em trên 3 tháng tuổi và < 40 kg: 15-25 mg/kg tiêm truyền tĩnh mạch mỗi 6 giờ. Liều dùng ở mức 90 mg/kg thể được dùng cho trẻ lớn mắc bệnh xơ nang.
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi:
Trẻ 4 tuần 3 tháng tuổi: dùng 25 mg/kg mỗi 6 giờ;
Trẻ 1-4 tuần tuổi: dùng 25 mg/kg mỗi 8 giờ;
Trẻ 1 tuần tuổi: dùng 25 mg/kg mỗi 12 giờ.
Tối đa:
Trẻ nặng trên 40 kg: dùng 4 g/ngày hoặc 50 mg/kg;
Trẻ nặng trên 40 kg: dùng 2 g/ngày.
Thuốc imipenem có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc imipenem có dạng bột pha tiêm, thuốc tiêm tĩnh mạch: dùng 250 mg/20 ml, 500 mg/20 ml.
3. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc imipenem?
Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc imipenem bao gồm:
Phát ban da; Mày đay; Bạch cầu ưa axit; Sốt; Buồn nôn; Nôn; Tiêu chảy; Đổi màu răng hoặc lưỡi; Thay đổi khẩu vị; Hồng ban đa dạng; Viêm da tróc vảy; Đau và viêm tĩnh mạch có thể xảy ra tại các vị trí tiê
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc imipenem bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng imipenem
Nói với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc imipenem, penicillin, cephalosporin [ví dụ, cefaclor (Ceclor), cefadroxil (Duricef), và cephalexin (KEFLEX)], hoặc bất kỳ loại thuốc khác; Nói với bác sĩ và dược sĩ về các loại thuốc không kê theo đơn mà bạn đang dùng, đặc biệt là thuốc kháng sinh và vitamin; Nói với bác sĩ nếu bạn có hay đã từng bị động kinh; chấn thương não; bệnh thận, bệnh gan hoặc bệnh đường tiêu hóa (đặc biệt là viêm đại tràng); hoặc hen suyễn; Nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng imipenem và cilastatin, gọi ngay cho bác sĩ; Nếu bạn có bệnh tiểu đường và thường xuyên kiểm tra lượng đường trong nước tiểu, đang sử dụng Clinistix hoặc TesTape. Không sử dụng thuốc viên Clinitest vì thuốc này có thể cho kết quả dương tính giả;
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
A = Không có nguy cơ;
B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
C = Có thể có nguy cơ;
D = Có bằng chứng về nguy cơ;
X = Chống chỉ định;
N = Vẫn chưa biết.
5. Tương tác thuốc
Thuốc imipenem có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
Gia tăng nguy cơ co giật khi sử dụng với ganciclovir; Ciclosporin có thể làm tăng độc tính thần kinh của ifosfamide; ifosfamide cũng có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh của ciclosporin; Nồng độ thuốc có thể tăng lên do các tác nhân làm tăng thải trừ axit uric, có thể làm giảm hiệu quả của axit valproic; cần theo dõi cẩn trọ
Thức ăn và rượu bia có tương tác tới imipenem không?
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến imipenem ?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Quá mẫn cảm với các beta-lactam khác do khả năng dị ứng chéo; Rối loạn hệ thần kinh trung ương như động kinh; rối loạn chức năng thận, suy gan.
6. Trường hợp khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Trên đây là những thông tin hữu ích về thuốc imipenem. Để có kết quả tốt các bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Iopromide - Dùng chẩn đoán hoặc phát hiện các vấn đề ở não
- doc Thuốc Iopamidol - Dùng trong chụp CT hay các xét nghiệm phóng xạ
- doc Thuốc Iohexol - Cải thiện hình ảnh thu trong quá trình chụp CT
- doc Thuốc Iod - Điều trị các bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Importal® - Điều trị táo bón
- doc Thuốc Imodium Anti-Diarrheal® - Kiểm soát các triệu chứng của tiêu chảy
- doc Thuốc Imitrex® - Điều trị đau nửa đầu
- doc Thuốc Imiquimod - Điều trị một số dạng tăng trưởng trên da
- doc Thuốc Imipramine - Điều trị trầm cảm
- doc Thuốc Imipenem + Cilastatin - Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Imiglucerase - Điều trị một số bệnh di truyền hiếm gặp
- doc Thuốc Imidapril - Điều trị bệnh tăng huyết áp
- doc Thuốc Imexofen 60 - Điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa
- doc Thuốc Imdur - Phòng ngừa cơ đau thắt ngực
- doc Thuốc Imatinib - Điều trị ung thư