Bệnh lao kê - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh lao kê là một dạng bệnh lao đặc trưng bởi các tổn thương nhỏ với kích thước 1–5 mm lan khắp cơ thể. Bệnh lao kê có thể lây nhiễm bất kỳ cơ quan nào như phổi, gan và lá lách. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm cách nào để chữa trị bệnh hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh lao kê - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Lao kê là bệnh gì?

Bệnh lao kê là một dạng bệnh lao đặc trưng bởi các tổn thương nhỏ với kích thước 1–5mm lan khắp cơ thể. Tên bệnh xuất phát từ mô hình đặc biệt quan sát thấy trên phim chụp X-quang ngực với nhiều đốm nhỏ phân bố trên khắp nhu mô phổi tương tự như hạt kê, do đó có thuật ngữ bệnh lao kê. Bệnh lao kê có thể lây nhiễm bất kỳ cơ quan nào như phổi, gan và lá lách.

Bệnh lao kê có nguy hiểm không?

Có khoảng 2% người bị lao kê trong tổng số người bị bệnh lao và chiếm tới 20% tổng số ca lao phổi.

Tuy nhiên, bệnh này có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng lao kê là gì?

Bệnh nhân mắc lao kê thường gặp những dấu hiệu không đặc hiệu như ho và hạch bạch huyết sưng to. Các triệu chứng lao kê khác gồm:

  • Gan to (40%);
  • Lách to (15%);
  • Viêm tuyến tụy (<5%);
  • Rối loạn chức năng đa cơ quan với suy thượng thận (tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormone steroid để điều hòa chức năng cơ quan). Bệnh lao kê cũng có thể đi kèm với tràn khí màng phổi hai bên hoặc một bên hiếm khi xảy ra. Chất phân và hình thức phân lỏng như tiêu chảy.

Các triệu chứng khác bao gồm sốt, tăng canxi huyết, lao màng mắt (lao kê ở mắt) và tổn thương da:

Nhiều bệnh nhân có thể bị sốt kéo dài vài tuần với những cơn sốt cao hàng ngày vào buổi sáng. Tăng canxi huyết là triệu chứng phổ biến, xuất hiện từ 16-51% các ca lao kê. Các bệnh lao màng mắt (lao kê ở mắt), các tổn thương bao quanh dây thần kinh thị giác, thường liên quan đến bệnh lao ở trẻ em. Những tổn thương này có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai; số lượng tổn thương khác nhau tùy theo bệnh nhân. Lao màng mắt có thể là triệu chứng quan trọng của bệnh lao kê, vì sự hiện diện của bệnh thường có thể xác định chẩn đoán. Từ 10-30% người lớn và 20-40% trẻ em bị bệnh lao kê có viêm màng não do lao. Mối quan hệ này do vi khuẩn myobacteria của bệnh lao kê lan đến não và vùng dưới nhện, dẫn đến lao màng não.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lao kê?

Bệnh lao kê là một dạng bệnh lao do vi khuẩn mycobacterium đi đến các cơ quan ngoài phổi, như gan, lá lách và thận. Vi khuẩn gây bệnh lây lan từ hệ thống phổi đến hệ thống bạch huyết và cuối cùng theo dòng máu đến các cơ quan khác. Tuy nhiên, cơ chế diễn ra như thế nào vẫn chưa được các chuyên gia hiểu rõ.

Nhiễm lao trong phổi dẫn đến xói mòn lớp biểu mô của các tế bào phế nang và lây lan nhiễm trùng vào tĩnh mạch phổi. Khi vi khuẩn đến tim và đi vào hệ thống tuần hoàn, chúng có thể nhân lên và lây nhiễm các cơ quan ngoài phổi. Khi bị nhiễm, đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào được kích hoạt. Vùng bị nhiễm bệnh, bao quanh bởi đại thực bào, hình thành các u hạt là biểu hiện điển hình của bệnh lao kê.

Vi khuẩn có thể tấn công các tế bào lót phế nang và đi vào các hạch bạch huyết. Vi khuẩn sau đó di chuyển theo hệ thống tĩnh mạch và cuối cùng đến buồng tim phải. Từ tim phải, vi khuẩn có thể gieo rắc mầm bệnh – hoặc có thể tái gieo rắc – ở phổi, làm xuất hiện tổn thương giống như kê.

Bệnh lao kê có lây không?

Bệnh lao kê là một dạng bệnh lao, vì vậy nó có thể lây nhiễm qua người khác. Tuy nhiên, bị nhiễm khuẩn lao và mắc bệnh lao là hai vấn đề khác nhau. Nhiều người bị nhiễm khuẩn lao nhưng lại không mắc bệnh do có hệ miễn dịch khỏe mạnh và khả năng chống bệnh tốt.

Lao kê có thể lây qua đường hô hấp, đường máu hoặc sữa mẹ. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi phát hiện các triệu chứng bất thường.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao kê?

Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh lao kê Sống trong điều kiện không hợp vệ sinh Có chế độ ăn uống không lành mạnh.

Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác gây bệnh bao gồm sống ở những nơi dơ, mất vệ sinh và nhiễm HIV/AIDS.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lao kê?

Các xét nghiệm cho bệnh lao kê thường được tiến hành tương tự như chẩn đoán các bệnh lao khác. Để chẩn đoán lao kê, các bác sĩ phải thực hiện nhiều xét nghiệm, bao gồm:

  • Chụp X-quang phổi;
  • Cấy đờm;
  • Soi phế quản;
  • Sinh thiết phổi;
  • Chụp CT/MRI đầu;
  • Cấy máu;
  • Soi đáy mắt;
  • Điện tim.

Xét nghiệm lao trong máu hoặc IGRA (Interferon Gamma Release Assay) là cách chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn. Một loạt các biến chứng thần kinh đã được ghi nhận ở bệnh nhân lao kê. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân cải thiện sau điều trị lao. Trong một số trường hợp hiếm, ung thư hạch bạch huyết lan từ ung thư phổi nhìn giống như hình ảnh lao kê trên phim chụp X-quang phổi thông thường.

Xét nghiệm da tìm yếu tố lao thường được sử dụng để phát hiện các dạng lao khác, không hữu ích trong việc phát hiện bệnh lao kê. Xét nghiệm tuberculin da không thành công do số lượng âm tính giả cao. Âm tính giả xảy ra do tỷ lệ kháng thể kháng lao thấp hơn nhiều so với các dạng lao khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lao kê?

Phác đồ điều trị lao kê tiêu chuẩn theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới là dùng isoniazid và rifampicin trong 6 tháng, cũng như ethambutol và pyrazinamide trong hai tháng đầu tiên. Nếu có bằng chứng của viêm màng não, bạn có thể điều trị kéo dài đến 12 tháng.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh lao kê?

Bằng chứng từ các nghiên cứu đã công bố cho thấy tiêm chủng BCG có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh lao kê, đặc biệt ở trẻ em. Vì vậy, bạn và con bạn cần tiêm vắc xin để bảo vệ mình không bị mắc bệnh này.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh lao kê, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM