Bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Tâm thần phân liệt hoang tưởng được coi là bệnh tâm thần phổ biến nhất. Đây là một loại rối loạn tâm thần, có thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành xử. Bệnh có thể xuất hiện theo những cách khác nhau và vào những thời điểm khác nhau, thậm chí trong cùng một người. Bệnh thường bắt đầu vào cuối tuổi vị thành niên hoặc thanh thiếu niên. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Tâm thần phân liệt hoang tưởng là bệnh gì?
Tâm thần phân liệt hoang tưởng được coi là bệnh tâm thần phổ biến nhất. Đây là một loại rối loạn tâm thần, có thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành xử. Bệnh có thể xuất hiện theo những cách khác nhau và vào những thời điểm khác nhau, thậm chí trong cùng một người. Bệnh thường bắt đầu vào cuối tuổi vị thành niên hoặc thanh thiếu niên.
Những người bị ảo giác hoang tưởng thường đa nghi về người khác một cách không hợp lý. Hậu quả là người mắc bệnh gặp khó khăn trong việc giữ được việc làm, làm công việc lặt vặt, tình bạn và thậm chí việc đi khám bác sĩ. Mặc dù có thể bị căn bệnh này đeo bám suốt đời nhưng bạn có thể uống thuốc và tìm sự giúp đỡ để ngăn chặn các triệu chứng.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng?
Ảo tưởng là khi bạn tin vào một chuyện và cho nó là sự thật, ngay cả khi không có bằng chứng rõ ràng. Ảo tưởng hoang tưởng, hay còn gọi là ảo tưởng khủng bố, thường bắt nguồn từ sự sợ hãi và lo lắng. Nếu mắc bệnh, bạn có thể cảm thấy:
Một đồng nghiệp đang cố gắng làm hại bạn, ví dụ như bỏ độc vào thức ăn; Người bạn đời hoặc đối tác đang dối lừa; Chính phủ đang theo dõi bạn; Người dân ở khu phố đang âm mưu quấy rối bạn.
Bệnh này có thể gây ra rắc rối trong các mối quan hệ của bạn. Và nếu nghĩ rằng những người xa lạ sẽ làm tổn thương mình, bạn có thể cảm thấy cô độc. Những người bị tâm thần phân liệt thường không có bạo lực. Nhưng đôi khi, ảo giác hoang tưởng có thể làm cho họ cảm thấy bị đe dọa và giận dữ. Bạn cũng có thể có ảo giác liên quan, nghĩa là các giác quan của bạn không cảm nhận sự việc chính xác.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Trên thực tế, không biết nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng là gì nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng đây là sự kết hợp của di truyền học, các chất trong não và môi trường góp phần vào sự phát triển của rối loạn.
Vấn đề với các chất trong não xảy ra một cách tự nhiên, chất dẫn truyền thần kinh dopamine và glutamate có thể góp phần gây ra bệnh tâm thần phân liệt. Các nghiên cứu hình ảnh thần kinh cho thấy có sự khác biệt trong cấu trúc não và hệ thần kinh trung ương của những người bị tâm thần phân liệt. Các nhà nghiên cứu cho rằng tâm thần phân liệt là một bệnh lý ở não.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng?
Bệnh tâm thần phân liệt đã ảnh hưởng đến khoảng 24 triệu người trên toàn thế giới và tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 0,7%.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
Tiền sử gia đình bị tâm thần phân liệt; Tăng kích hoạt hệ miễn dịch, chẳng hạn như do viêm hoặc bệnh tự miễn; Cha lớn tuổi; Một số biến chứng khi sinh, chẳng hạn như suy dinh dưỡng hoặc tiếp xúc với chất độc hay virus có thể tác động đến sự phát triển của não; Dùng thuốc hướng thần (thần kinh hoặc tâm thần) trong độ tuổi thiếu niên và thanh niên.
5. Điều trị hiệu quả
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng?
Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám và làm một số xét nghiệm để giúp loại trừ khả năng bạn mắc các tình trạng có triệu chứng tương tự và nghiện rượu và ma túy. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp MRI hoặc CT.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tâm thần của bạn bằng cách quan sát sự xuất hiện, thái độ và hỏi về những suy nghĩ, tâm trạng, hoang tưởng, ảo giác, sử dụng chất và khả năng bạo lực hoặc tự tử. Họ cũng sẽ thảo luận về tiền sử bệnh gia đình và cá nhân của bạn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng?
Nếu mắc bệnh, bạn sẽ được bác sĩ tâm thần có kinh nghiệm hướng dẫn điều trị. Các nhà tâm lý học, y tá có thể phối hợp chăm sóc. Cách tiếp cận này có thể có sẵn tại các phòng khám có chuyên môn trong điều trị tâm thần phân liệt.
Thuốc là nền tảng của điều trị tâm thần phân liệt và các loại thuốc chống loạn thần là những thuốc thường được kê đơn nhất. Thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách tác động đến dopamine − chất dẫn truyền thần kinh của não. Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng, bạn cần nhập viện để đảm bảo an toàn, dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ và vệ sinh cơ bản.
Đối với người lớn mắc bệnh tâm thần phân liệt không đáp ứng với điều trị bằng thuốc thì bác sĩ có thể xem xét áp dụng liệu pháp điều trị bằng xung điện.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Tìm hiểu về bệnh tâm thần phân liệt. Hiểu biết về các rối loạn thần kinh có thể giúp bạn dễ tuân thủ kế hoạch điều trị hơn; Tham gia nhóm hỗ trợ. Nhóm hỗ trợ cho những người bị tâm thần phân liệt có thể giúp họ tiếp cận với những người khác phải đối mặt với những thách thức tương tự. Nhóm hỗ trợ cũng có thể giúp gia đình và bạn bè đối phó với bệnh này; Tập trung vào mục tiêu. Kiểm soát tâm thần phân liệt là một quá trình liên tục. Bạn nên giữ mục tiêu trong tâm trí để có động lực điều trị bệnh; Yêu cầu sự hỗ trợ các dịch vụ xã hội. Các dịch vụ này có thể được hỗ trợ với giá cả phải chăng như nhà ở, giao thông và các hoạt động hàng ngày; Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng. Bạn và người thân có thể thực hiện các kỹ thuật làm giảm căng thẳng chẳng hạn như thiền, yoga hoặc thái cực quyền.
Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng trước khi hình thành các biến chứng nghiêm trọng và có thể giúp cải thiện cuộc sống. Bạn nên kiên trì với kế hoạch điều trị để giúp ngăn chặn tái phát hoặc tình trạng xấu đi.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh rối loạn giấc ngủ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trầm cảm - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bóng đè - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chậm phát triển tâm thần - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chán ăn thần kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ăn cắp vặt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng sợ khoảng rộng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Stockholm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ám ảnh sợ hãi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ám ảnh chuyên biệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Catatonia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Ganser - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đau đầu căng thẳng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Jet lag - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lo âu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mất ngủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất phương hướng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mê sảng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng ngoại tháp - Nguy cơ, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn giấc ngủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn giải thể nhân cách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn hoảng sợ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn Jumping Frenchmen of Maine - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn lo âu chia ly - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn lo âu xã hội - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn lưỡng cực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn nhân cách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn tâm trạng do sử dụng thuốc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn trầm cảm dai dẳng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn triệu chứng thực thể - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tâm thần phân liệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trầm cảm theo mùa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tự gây thương tích - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tự tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị