Lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Lạm dụng chất gây nghiện là tình trạng khi một người sử dụng chất gây nghiện có hại và gây ra những hậu quả tồi tệ. Ngoài những ảnh hưởng về mặt thể chất, xã hội và tâm lý, bạn còn có thể vi phạm pháp luật và những vấn để xã hội khác khi sử dụng những chất này. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của tình trạng này, mời các bạn tham khảo!

Lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn là tình trạng gì?

Lạm dụng chất gây nghiện, thông thường còn có tên lạm dụng ma túy, là tình trạng khi một người sử dụng chất gây nghiện có hại và gây ra những hậu quả tồi tệ. Bạn sẽ bị nghiện cũng như có những hậu quả khôn lường nếu sử dụng quá liều những chất như cồn và ma túy nhập lậu. Ngoài những ảnh hưởng về mặt thể chất, xã hội và tâm lý, bạn còn có thể vi phạm pháp luật và những vấn để xã hội khác khi sử dụng những chất này.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn?

Một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này, bao gồm:

Cảm thấy đờ đẫn do sử dụng ma túy; Sử dụng những loại ma túy nguy hiểm hoặc có nguy cơ nguy hiểm cao; Vi phạm pháp luật do sử dụng ma túy; Gặp vấn đề trong các mối quan hệ; Liều dùng ma túy ngày càng cao; Sử dụng ma túy nhằm để tránh hay làm giảm cảm giác khó chịu khi phải cai nghiện; Mất kiểm soát; Vẫn tiếp tục sử dụng dù biết ma túy là có hại cho sức khỏe; Không thể sống mà không sử dụng ma túy; Cảm thấy chỉ cần ở một mình trong các hoạt động tập thể.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng ma túy quá liều.

Các chất gây nghiện như thuốc lá hay chất có cồn là những chất có hại nhất. Mặc dù vậy, rất nhiều người vẫn sử dụng các chất này từ khi còn nhỏ hoặc trong độ tuổi vị thành niên. Bên cạnh đó, rất nhiều các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ khiến bạn lạm dụng chất gây nghiện.

Nguyên nhân đầu tiên là do bạn gặp vấn đề với các mối quan hệ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các yếu tố gia đình ảnh hưởng đến phát triển đầu đời của trẻ có liên quan đến nguy cơ lạm dụng ma túy. Khi lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ thiếu quan tâm và chú ý, bạn sẽ có nguy cơ  cao sử dụng chất ma túy. Đôi khi, nếu bố mẹ nghiện, bạn cũng sẽ có khả năng cao sử dụng những chất này.

Nguyên nhân thứ hai liên quan đến vấn đề hòa nhập xã hội. Rất nhiều người sử dụng chất gây nghiện để dễ dàng hòa nhập hay tránh cảm giác xấu hổ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể làm giảm các kỹ năng xã hội. Một số người sử dụng ma túy hay chất có cồn để tránh né vấn đề tâm lý như chia tay, mất người thân hay bị lạm dụng. (Theo Nghiên cứu của UNDCP trong Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội)

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn?

Mặc dù, lạm dụng chất gây nghiện là tình trạng sức khỏe cực kì phổ biến, nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát tình trạng này bằng việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bao gồm:

Kết nối với xã hội; Những vấn đề bất ngờ xảy ra với bạn; Ma túy giúp bạn lấp đầy cảm giác thiếu hụt; Lạm dụng ma túy lâu dài.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn?

Để chẩn đoán tình trạng này, các bác sĩ thường dựa vào các tiêu chuẩn trong  Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về các chứng rối loạn tâm thần (DSM-5).

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn?

Phần lớn những người lạm dụng chất gây nghiện đều tin rằng mình có thể tự mình cai ma túy, nhưng đa số đều không thành công. Theo kết quả của một số nghiên cứu, tình trạng lạm dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ và làm bạn bị nghiện. Tác động này thậm chí vẫn còn ảnh hưởng sau khi bạn đã cai nghiện thành công. Vì vậy, nguyên tắc quan trọng trong điều trị chính là bạn tuyệt đối không được sử dụng các chất này. Thông thường, một người nghiện ma túy hay mắc các bệnh về tâm lý, làm tăng nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện. Bạn cần sử dụng thuốc và những hướng dẫn cai ma túy để điều trị những bệnh này.

Việc điều trị lạm dụng chất gây nghiện còn phụ thuộc vào bạn và tình trạng lạm dụng chất gây nghiện. Bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp nhận thức hành để đưa ra các phương pháp đối phó với tình trạng nghiện ma túy và giúp bạn tránh sử dụng lại các chất này. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng và ham muốn sử dụng ma túy.

6. Chế độ sinh hoat phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Có lối sống cân bằng; Không uống rượu và hút thuốc; Tập thể dục; Có chế độ ăn uống hợp lý; Kết nối với xã hội; Tránh căng thẳng; Hãy gần gũi và nói chuyện thường xuyên với gia đình và người thân.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM