Thuyên tắc khí

Thuyên tắc khí là tình trạng các bong bóng khi đi vào và làm tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc động mạch (thuyên tắc khí động mạch). Những bong bóng khí này có thể đi đến não, tim hoặc phổi và gây đau tim, đột quỵ hoặc suy hô hấp. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Thuyên tắc khí

1. Tìm hiểu chung

Thuyên tắc khí là tình trạng các bong bóng khi đi vào và làm tắc nghẽn tĩnh mạch (thuyên tắc khí tĩnh mạch) hoặc động mạch (thuyên tắc khí động mạch).

Những bong bóng khí này có thể đi đến não, tim hoặc phổi và gây đau timđột quỵ hoặc suy hô hấp. Thực tế thì thuyên tắc khí là một tình trạng khá hiếm.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng gồm:

Đau ở khớp và cơ Nhịp tim bất thường Nhìn mờ Lo âu Kích ứng da Co giật Máu chảy ra từ miệng Huyết áp thấp kèm chóng mặt Khó thở Đau ngực Chóng mặt Cực kỳ mệt mỏi  Run rẩy Mất khả năng phối hợp của cơ thể Ảo giác hoặc ảo thanh Buồn nôn hoặc nôn mửa Chứng xanh tím da Liệt hoặc yếu tứ chi Mất ý thức.

Nếu người thợ lặn có các triệu chứng trên trong vòng 10-20 phút sau khi lặn, họ cần được đưa lên bờ thật nhanh, cho nằm ngang, thở oxy và đưa đến bệnh viện.

3. Nguyên nhân

Tình trạng này xảy ra khi áp lực bên ngoài đẩy khí vào trong tĩnh mạch và động mạch theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:

Tiêm và phẫu thuật

Tiêm hoặc truyền dịch sẽ vô tình đưa không khí vào tĩnh mạch. Không khí cũng có thể đi vào tĩnh mạch hoặc động mạch thông qua một ống thông được chèn vào các bộ phận này.

Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể khiến khí đi vào tĩnh mạch hoặc động mạch, đặc biệt là phẫu thuật não. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế thường phát hiện và sửa chữa tắc mạch trong khi phẫu thuật trước khi nó trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Chấn thương phổi

Thuyên tắc khí đôi khi có thể xảy ra do chấn thương ở phổi, ví dụ như nếu phổi bị tổn thương sau một tai nạn, bạn có thể được đặt máy thở. Máy thở này có thể vô tình đưa không khí vào tĩnh mạch hoặc động mạch bị tổn thương.

Lặn 

Bạn cũng có thể bị thuyên tắc trong khi lặn do nín thở quá lâu khi ở dưới nước hoặc nổi lên mặt nước quá nhanh.

Những hành động này có thể khiến túi khí trong phổi, được gọi là phế nang, vỡ. Khi tình trạng này xảy ra, không khí có thể di chuyển đến các động mạch, dẫn đến tắc mạch.

Chấn thương do khí nổ

Một chấn thương xảy ra do bom hoặc vụ nổ có thể khiến tĩnh mạch hoặc động mạch mở ra. Lực của vụ nổ có thể đẩy không khí vào tĩnh mạch hoặc động mạch bị thương.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), loại chấn thương phổ biến nhất gây tử vong ở người bệnh là do khí nổ gây vỡ phổi. Lúc này, không khí sẽ bị đẩy vào tĩnh mạch hoặc động mạch phổi và gây tắc nghẽn.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán thuyên tắc khí?

Các bác sĩ có thể nghi ngờ tình trạng này nếu bạn gặp phải các triệu chứng hoặc có các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như phẫu thuật hoặc chấn thương phổi.

Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị theo dõi âm thanh đường thở, tiếng tim, nhịp thở và huyết áp để phát hiện thuyên tắc trong quá trình phẫu thuật.

Nếu nghi ngờ bạn bị thuyên tắc khí, họ có thể thực hiện siêu âm hoặc CT scan để xác nhận hoặc loại trừ sự hiện diện của tình trạng đồng thời xác định vị trí giải phẫu chính xác của nó.

Những phương pháp nào giúp điều trị thuyên tắc khí?

Mục tiêu điều trị nhằm:

Ngăn chặn nguyên nhân thuyên tắc không khí Ngăn chặn sự thuyên tắc không khí làm tổn thương cơ thể Hồi sức cho người bệnh

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ biết không khí đi vào cơ thể bạn bằng cách nào và sẽ khắc phục vấn đề để ngăn chặn tắc mạch trong tương lai.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn duy trì tư thế ngồi để giúp ngăn chặn tắc mạch máu đi đến não, tim và phổi. Bạn cũng có thể dùng thuốc, chẳng hạn như adrenaline, để giữ cho tim bơm máu.

Nếu có thể, bác sĩ sẽ loại bỏ thuyên tắc khí thông qua phẫu thuật. Một lựa chọn điều trị khác là liệu pháp oxy cao áp. Liệu pháp này có thể làm cho bong bóng khí co lại để nó có thể được hấp thụ vào máu mà không gây ra bất kỳ tổn hại nào.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh thuyên tắc khí, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM