Bệnh viêm hang vị dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm hang vị dạ dày hoặc viêm dạ dày hang vị là một vấn đề tự miễn có thể gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Thông thường, những người có tình trạng này không nhận thức được những triệu chứng đi cùng với bệnh. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Viêm hang vị dạ dày hoặc viêm dạ dày hang vị là một vấn đề tự miễn có thể gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Thông thường, những người có tình trạng này không nhận thức được những triệu chứng đi cùng với bệnh.
Ngoài ra, có nhiều loại viêm dạ dày được điều trị bằng thuốc cũng như ức chế axit để đối phó với các nguyên nhân gốc rễ. Hầu hết, các loại viêm dạ dày gây viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày nhưng viêm hang vị dạ dày chỉ ảnh hưởng đến một vùng dạ dày.
Điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng nếu không điều trị, bệnh có thể lây lan sang các khu vực khác và trở thành bệnh mạn tính, gây khó khăn hơn cho việc điều trị. Viêm hang vị dạ dày nhẹ, thường là do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc cũng có thể là do một chấn thương. Mặc dù viêm hang vị dạ dày nhẹ ít gây đau đớn, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến với bác sĩ.
Viêm dạ dày mạn tính nghĩa là có sự hiện diện của tổn thương và viêm trên niêm mạc dạ dày đã lan ra nhiều hay ít (viêm đáy vị và niêm mạc hang vị) hoặc ở tình trạng nhẹ hay nặng hơn.
2. Triệu chứng thường gặp
Hầu hết các loại viêm dạ dày hang vị có thể xuất hiện mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu không có bất kỳ triệu chứng nào dễ nhận thấy, mọi người sẽ không nhận ra được mình đang bị mắc bệnh. Do đó, hầu hết mọi người sẽ phát hiện ra họ bị viêm dạ dày chỉ sau khi vô tình đi khám bác sĩ. Các bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn có mắc viêm dạ dày hang vị hay không bằng cách kiểm tra các triệu chứng của bạn và nội soi. Có rất nhiều yếu tố có thể gây ra viêm dạ dày hang vị, nhưng các triệu chứng thì giống nhau.
Một số dấu hiệu và triệu chứng thông thường có thể bao gồm:
Khó tiêu
Trong tất cả các triệu chứng viêm dạ dày hang vị, một trong những triệu chứng phổ biến nhất là chứng khó tiêu. Khi tình trạng viêm phát triển trong hang vị dạ dày, quá trình tiêu hóa và cũng là quá trình thực phẩm đi vào ruột sẽ bị ảnh hưởng, điều này có thể dẫn đến một cảm giác nóng, bỏng rát xảy ra với chứng khó tiêu xảy ra ở vùng bụng trên.
Buồn nôn
Đây là một triệu chứng thường đi kèm với chứng khó tiêu. Khi bất kỳ tình trạng viêm nào xảy ra trong dạ dày lót, phản ứng của cơ thể là gây buồn nôn mặc dù trong dạ dày có thể không có thức ăn. Cảm giác buồn nôn dao động từ nhẹ đến nặng và có thể gây nôn mửa ở một số người.
Ăn mất ngon
Cùng với thời gian mắc và tình trạng của bệnh, bạn sẽ bắt đầu mất cảm giác ăn ngon miệng. Trong trường hợp hiếm hoi, những dấu vết của máu sẽ có trong khi nôn mửa.
Do tình trạng viêm xảy ra chỉ trong phần dưới của dạ dày, các quá trình lượng thức ăn đi vào ruột có thể bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều này có thể dẫn đến một phần thức ăn không được tiêu hóa hết, như một phần của đường tiêu hóa. Lượng thức ăn chưa được tiêu hóa này có thể lên men và thải khí gây đầy hơi cũng như trướng bụng. Tình trạng viêm cũng có thể làm dư thừa lượng khí trong dạ dày, gây nên tình trang ợ hơi.
Bên cạnh những khó chịu từ việc đầy hơi và thừa lượng khí trong dạ dạy, bạn sẽ cảm giác khó chịu ở hang vị dạ dày. Cảm giác này xuất hiện trong suốt khoảng thời gian khi ăn và được mô tả như một cảm giác đầy bụng rất khó chịu, mặc dù bạn không ăn hết bữa ăn đó.
Một trong những triệu chứng của viêm hang vị dạ dày là những thay đổi trong phân. Mặc dù các triệu chứng này không phải là phổ biến như các triệu chứng khác, sự thay đổi ở phân xảy ra cùng với viêm hang vị dạ dày. Với triệu chứng này, bạn có thể thấy rằng phân có màu tối, như màu hắc ín. Điều này chỉ ra rằng có một chỗ chảy máu trong đường tiêu hóa và nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Việc nhận thức được nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày là rất quan trọng để bạn có thể đưa các biện pháp phòng ngừa cần thiết giúp mang lại hiệu quả chữa bệnh lâu dài.
Viêm dạ dày hang vị có liên quan với các loại thuốc khác nhau, nhiễm trùng, hóa chất, thói quen xã hội, căng thẳng về thể chất và các điều kiện phẫu thuật. Một số nguyên nhân gây ra bệnh này bao gồm:
Thuốc
Một số thuốc có thể gây ra viêm dạ dày gồm loại thuốc kháng viêm không steroid hoặc các thuốc chống viêm không steriod (NSAIDs) (naproxen hoặc ibuprofen), steroid, thuốc bổ sung kali, các viên sắt và các loại thuốc hóa trị cho bệnh ung thư.
Nuốt phải dị vật, chất độc
Viêm dạ dày cũng có thể được gây ra do nuốt phải dị vật hoặc các chất độc như các chất ăn mòn (dung dịch kiềm và axit), rượu các loại và các dị vật như ghim hoặc kẹp giấy.
Phẫu thuật và các tình trạng sức khỏe
Một số điều kiện phẫu thuật và tình trạng sức khỏe có thể gây ra viêm dạ dày bao gồm thể chất căng thẳng ở những người bị bệnh nặng hoặc bị thương và sau thủ thuật y khoa như nội soi, phương pháp bác sĩ nhìn vào dạ dày với một soi.
Tình trạng này cũng có thể được gây ra sau khi có một sự can thiệp nào đó đến một phần dạ dày, sau khi điều trị bức xạ đối với bệnh ung thư, các bệnh tự miễn dịch, thiếu máu ác tính và nôn mạn tính. Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây viêm dạ dày bao gồm lao, giang mai, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, ký sinh trùng. Nhiễm trùng phổ biến nhất là với H pylori. Các loại vi khuẩn khác, kể cả những loại gây ra nhiễm trùng bàng quang hoặc viêm phổi có thể gây viêm dạ dày.
Căng thẳng
Một trong số những nguyên nhân góp phần gây viêm dạ dày là sự căng thẳng gây xáo trộn tốc độ sinh học tự nhiên, điều kiện dinh dưỡng như mất cân bằng dinh dưỡng, không bổ sung dinh dưỡng thường xuyên, ăn thực phẩm kém chất lượng, uống rất nhiều rượu mạnh, hút thuốc lá, lạm dụng các món ăn có chứa chất tạo nhũ trong các sản phẩm và chất bảo quản. Đối với những người mang thai bị mắc bệnh này, bệnh trở nên trầm trọng hơn ở 75% số bệnh nhân.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh viêm hang vị dạ dày?
Mặc dù viêm hang vị dạ dày có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng bệnh phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm hang vị dạ dày?
Bạn có thể bị rủi ro cao hơn mắc phải tình trạng này nếu:
Uống quá nhiều rượu; Hút thuốc lá; Trên 60 tuổi.
5. Điều trị hiệu quả
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh viêm hang vị dạ dày?
Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn có thể gặp tình trạng này, một xét nghiệm thực thể sẽ được thực hiện. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về bệnh sử và một số xét nghiệm cũng sẽ được khuyến cáo thực hiện như xét nghiệm máu. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện thủ tục sinh thiết bằng cách loại bỏ một mẫu nhỏ từ dạ dày và tiến hành xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân của tình trạng này và có phương pháp điều trị thích hợp.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày?
Đối với việc điều trị viêm hang vị dạ dày hiệu quả, điều cần thiết là cần biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh, ví dụ như nếu bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra viêm hang vị dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định điều trị với thuốc kháng sinh để ngăn ngừa bệnh tái phát. Các bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng axit để làm giảm các triệu chứng cho đến khi vi khuẩn không còn gây ra viêm.
Hầu hết các cá nhân không nhận ra họ mắc viêm hang vị dạ dày, cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, hầu hết mọi người cần một số thuốc kháng axit trên đơn thuốc để làm giảm các triệu chứng.
Khi bắt đầu có tình trạng phân màu đen hoặc có lẫn máu, buồn nôn, dư thừa khí và việc ăn uống thay đổi, bạn có thể tìm cách điều trị các bệnh này với bác sĩ. Những cá nhân bị ảnh hưởng cũng có thể được chẩn đoán khi làm thủ tục nội soi được thực hiện đối với một số vấn đề sức khỏe khác.
Một trong những biện pháp quan trọng nhất điều trị viêm hang vị dạ dày là phát triển thói quen ăn uống tốt. Bạn nên tiêu thụ các loại thực phẩm nhẹ và tránh các thức ăn nhiều chất béo như thức ăn chiên xào, bơ và thịt mỡ có thể trì hoãn việc làm rỗng dạ dày. Bạn nên tăng ăn các loại trái cây tươi và rau quả như quả chà là, cà tím, cà chua và các loại rau lá xanh. Trong khi chưa có phương pháp điều trị viêm hang vị dạ dày thích hợp, điều quan trọng là bạn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cùng với điều trị được đề xuất bởi các bác sĩ để mang lại hiệu quả.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Để giảm bớt những rủi ro của viêm dạ dày hang vị, bạn nên làm theo các bước sau:
Chia nhỏ các bữa ăn, ăn uống thường xuyên; Tránh các thực phẩm gây kích ứng, đặc biệt là những loại thực phẩm cay, chua, chiên hoặc béo; Tránh uống rượu; Xem xét việc thay đổi thuốc giảm đau; Quản lý stress bằng cách tập yoga hoặc thiền.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm hang vị dạ dày, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh gan nhiễm mỡ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau dạ dày - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bắc cầu dạ dày - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh liệt dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh siro niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cắt dạ dày - Những thông tin cần biết
- doc Chứng thiếu betalipoprotein huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ứ sắt mô - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng loét trực tràng đơn độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng POEMS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Wiskott–Aldrich - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loét tá tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loét thực quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loét trực tràng đơn độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm loét đại tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh khó tiêu không do loét (chức năng) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm glucose nước tiểu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn dưỡng chất trắng nhược sắc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn dưỡng mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhiễm H. pylori - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm dạ dày ruột do virus là gì?
- doc Dấu hiệu và cách chữa bệnh viêm dạ dày ruột
- doc Bệnh viêm dạ dày mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm dạ dày cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactose - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh polyp dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn tiêu hóa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sụt cân không chủ đích - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sụt cân không rõ nguyên nhân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy dinh dưỡng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tăng cân không có chủ đích - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng dưỡng bào hệ thống - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tangier - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thủng dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị