Bệnh LDL cholesterol - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Cholesterol là chất sáp trong chất béo ở máu. Mặc dù cholesterol rất quan trọng cho việc hình thành màng tế bào, vitamin D, axit mật và một số hormone, nhưng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
LDL cholesterol là bệnh gì?
Cholesterol là chất sáp trong chất béo ở máu. Mặc dù cholesterol rất quan trọng cho việc hình thành màng tế bào, vitamin D, axit mật và một số hormone, nhưng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cholesterol không thể tan trong máu, do đó các lipoprotein có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol qua máu. Bạn có thể đã nghe nói về các dạng cholesterol khác nhau, tùy thuộc vào loại cholesterol mà lipoprotein vận chuyển, bao gồm:
Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL): đây là cholesterol “xấu” vì chúng tích tụ trong thành động mạch, làm cho động mạch cứng và hẹp; Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL): đây là cholesterol “tốt” vì giúp loại bỏ các LDL cholesterol dư thừa ở động mạch và đưa chúng trở về gan.
Lượng LDL cholesterol trong máu càng cao thì nguy cơ mắc đau tim do máu đông càng lớn. Cholesterol cao có liên quan với nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, bao gồm bệnh mạch vành, đột quỵ và mạch máu ngoại biên. Cholesterol cao cũng liên quan đến bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.
Cholesterol cao có thể do di truyền, nhưng thường là do lối sống không lành mạnh gây ra, do đó bạn có thể ngăn ngừa và điều trị được bệnh.
2. Triệu chứng thường gặp
Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh LDL cholesterol là gì?
Nói chung, bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu có HeFH (tính gia đình dị hợp tử), bạn sẽ thấy các triệu chứng sau:
LDL rất cao, bắt đầu từ lúc mới sinh; Chất mỡ đọng dưới da, đặc biệt là xung quanh gân tay, gân gót; Mỡ vàng trên mí mắt; Vòng tròn xung quanh giác mạc có màu xám, trắng hoặc màu xanh; Tức ngực; Các triệu chứng giống như đột quỵ.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ những dấu hiệu sau đây:
Cholesterol cao thường không có triệu chứng rõ ràng. Đôi khi dấu hiệu đầu tiên của bệnh này hay các bệnh tim mạch bao gồm cơn đau tim, đột quỵ hoặc một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Nếu có các triệu chứng trên, bạn cần lập tức đi cấp cứu.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh LDL cholesterol?
Những nguyên nhân gây ra bệnh này bao gồm:
Thói quen ăn uống: chất béo bão hòa, chất béo trans và cholesterol có thể gây ra cholesterol cao; Thừa cân: tình trạng này có thể làm tăng triglyceride và giảm HDL; Một số bệnh: suy giáp, bệnh thận mãn tính và một số loại bệnh gan có thể làm tăng LDL cholesterol; Một số loại thuốc: có thể làm tăng nồng độ triglyceride và làm giảm cholesterol HDL, bao gồm thuốc lợi tiểu thiazide, chẹn beta, estrogen và corticosteroid.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh LDL cholesterol?
LDL cholesterol là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh LDL cholesterol cao?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh LDL cholesterol, chẳng hạn như:
Thức ăn có nhiều chất béo bão hòa, chất béo trans và cholesterol; Thừa cân. Bạn có nguy cơ mắc cholesterol cao nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) là 30 hoặc lớn hơn; Ít vận động; Hút thuốc gây tổn thương các thành mạch máu, làm cho chúng có khả năng tích tụ mỡ. Hút thuốc cũng có thể làm giảm HDL; Đàn ông với vòng eo lớn hơn 102 cm hoặc phụ nữ có vòng eo hơn 89 cm; Bệnh sử gia đình. Nếu gia đình có di truyền về cholesterol cao, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh và khó điều trị.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh LDL cholesterol?
Bác sĩ chẩn đoán cholesterol cao bằng xét nghiệm máu. Xét nghiệm mỡ máu sẽ cho bác sĩ thấy:
Cholesterol toàn phần; LDL cholesterol; HDL cholesterol; Triglycerides – một loại chất béo trong máu;
Để có được kết quả chính xác nhất, bạn không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (trừ nước) từ 9 đến 12 giờ trước khi bác sĩ lấy máu. Nếu trên 20 tuổi, bạn nên kiểm tra mức cholesterol trong máu 5 năm một lần. Trẻ từ 9-11 tuổi và từ 17-21 tuổi cũng cần làm xét nghiệm cholesterol.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh LDL cholesterol?
Mục tiêu điều trị bệnh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh đau tim hoặc đột quỵ. Có hia phương pháp điều trị bệnh bao gồm thay đổi lối sống và điều trị thuốc. Để trị bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc tùy vào yếu tố bản thân, tuổi, sức khỏe hiện tại và tác dụng phụ của thuốc. Bác sĩ thường các chỉ định các loại thuốc như statins, thuốc ức chế gắn kết axit mật, các chất ức chế hấp thu cholesterol.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh LDL cholesterol cao?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu có một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm:
Chọn chất béo không bão hòa thay vì chất béo bão hòa và chất béo trans. Những chất béo này thường có trong dầu ô liu, canola, bơ, hạnh nhân, quả hồ đào và quả óc chó; Hạn chế lượng cholesterol bao gồm thịt nội tạng, lòng đỏ trứng và các sản phẩm sữa; Có một chế độ ăn ít muối, ăn nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc; Ăn nhiều trái cây và rau để tăng chất xơ; Ăn cá có lợi cho tim; Uống rượu trong mức cho phép (không quá một ly mỗi ngày cho phụ nữ và 1-2 ly một ngày đối với đàn ông).
Bạn cũng cần thiết lập một thói quen lành mạnh, bao gồm:
Giảm 2-4kg có thể giúp giảm nồng độ cholesterol; Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện mức độ cholesterol; Không hút thuốc vì có thể gây tổn thương mạch máu và làm các mảng bám tích tụ nhanh trong động mạch.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh LDL cholesterol, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!