Bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng khá phổ biến và có thể kéo dài (mạn tính). Vậy trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản -  Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (hay trào ngược axit dạ dày) là tình trạng khi axit dạ dày thường trào ngược vào trong thực quản (ống nối giữa miệng và dạ dày). Tình trạng trào ngược này có thể làm kích thích lớp niêm mạc thực quản.

Hầu hết mọi người, bao gồm phụ nữ mang thai, thường có các triệu chứng của trào ngược, như ợ nóng hoặc khó tiêu.

Hầu hết người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, một số người có thể cần dùng các thuốc mạnh hơn hoặc phẫu thuật để làm dịu các triệu chứng.

2. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Khoảng 2/3 trẻ 4 tháng tuổi thường có các dấu hiệu trào ngược axit. 10% trẻ 1 tuổi cũng có các triệu chứng bệnh.

Đôi khi, trẻ nhỏ có thể nôn ói thức ăn. Điều này là bình thường. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ói mửa, trẻ có thể mắc trào ngược axit dạ dày.

Các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em gồm:

Không muốn ăn Gặp khó khăn khi nuốt Nghẹt thở Hay phun thức ăn hoặc nấc cục Khó chịu trong hoặc sau khi ăn Thường hay cong lưng trong hoặc sau khi ăn Sụt cân hoặc chậm tăng trưởng Tái phát ho hoặc viêm phổi Khó ngủ

Nhiều triệu chứng trên đây có xuất hiện ở trẻ mắc tật dính thắng lưỡi – một tình trạng khiến trẻ khó ăn uống. Nếu nghi ngờ con bạn bị trào ngược axit hoặc mắc các tình trạng sức khỏe khác, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

3. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược axit từng đợt là tình trạng khá phổ biến, thường xảy ra do ăn quá nhiều, nằm sau khi ăn hoặc dùng một số thực phẩm kích thích dạ dày.

Tuy nhiên, đối với trào ngược axit lặp đi lặp lại (trào ngược dạ dày thực quản), nguyên nhân gây bệnh thường khác và bạn sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh trào ngược có thể xảy ra ở bất cứ ai và đôi khi không rõ lý do.

Tóm lại, trào ngược axit dạ dày xảy ra khi cơ vòng ở thực quản trở nên yếu và không thể đóng lại. Điều này khiến thức ăn và axit dạ dày dễ trào ngược.

Tình trạng này thường phổ biến ở những người:

Thừa cân hoặc béo phì vì có thể tạo sức ép lên bụng Mang thai Sử dụng một số thuốc nhất định, như thuốc trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm  Hút thuốc lá hoặc hút thuốc bị động

Thoát vị gián đoạn là tình trạng phần trên dạ dày khô qua cơ hoành và vào ngực.

4. Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Các triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản gồm:

Cảm giác nóng ở ngực (ợ nóng), thường là sau khi ăn, có thể trầm trọng hơn vào ban đêm Đau ngực Khó nuốt Nôn ra thức ăn hoặc nước chua Cảm giác có cục u ở cổ họng

Nếu bị trào ngược axit vào ban đêm, bạn sẽ có các dấu hiệu sau:

Ho kéo dài Viêm thanh quản Tình trạng hen suyễn nặng hơn hoặc có cơn hen mới Gián đoạn giấc ngủ

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng đau ngực, đặc biệt là thở nông, đau cánh tay hoặc đau hàm. Đây có thể là những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.

Bạn cũng cần đi khám nếu:

Các triệu chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên hoặc nghiêm trọng Dùng các thuốc không kê toa điều trị ợ nóng hơn 2 tuần

5. Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bất cứ ai thường xuyên gặp phải các triệu chứng trào ngược axit nên nói chuyện với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.

Một số xét nghiệm có thể để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm:

Theo dõi độ pH thực quản và trở kháng: Phương pháp này sẽ đo lượng axit trong thực quản khi cơ thể ở các trạng thái khác nhau, chẳng hạn như trong khi ăn hoặc ngủ.

Nội soi đường tiêu hóa trên (GI): Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô ở thực quản để sinh thiết. Chụp EGD: Thủ thuật này sẽ cho thấy một số bất thường vật lý có thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản.

Đo vận động thực quản: Phương pháp này đo các cơn co thắt cơ ở thực quản trong khi người bệnh nuốt. Nó cũng có thể đo sức mạnh của cơ thắt.

6. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Vì đây là một tình trạng phổ biến nên nhiều người sẽ thắc mắc không biết trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi không?

Thực tế, bạn vẫn có thể chữa bệnh nếu tuân theo các chỉ định của bác sĩ.

Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

Các thuốc không kê toa

Thuốc kháng axit trung hòa axit dạ dày. Thuốc kháng axit có thể giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, một mình thuốc kháng axit sẽ không chữa lành thực quản bị viêm do axit dạ dày. Ngoài ra, việc lạm dụng một số thuốc kháng axit có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc đôi khi là các vấn đề về thận.

Thuốc làm giảm sản xuất axit. Những loại thuốc này – được gọi là thuốc chẹn thụ thể H-2 – bao gồm cimetidine, famotidine và nizatidine. Thuốc chẹn thụ thể H-2 không hoạt động nhanh như thuốc kháng axit, nhưng chúng giúp giảm đau lâu hơn và có thể làm giảm sản xuất axit từ dạ dày trong 12 giờ. Dạng mạnh hơn của thuốc thường được chỉ định theo toa.

Các loại thuốc ngăn chặn sản xuất axit và chữa lành thực quản. Những loại thuốc này – được gọi là thuốc ức chế bơm proton – là chất ức chế axit mạnh hơn thuốc ức chế thụ thể H-2 và cho phép thời gian để mô thực quản tổn thương lành lại. Thuốc ức chế bơm proton không kê đơn bao gồm lansoprazole và omeprazole.

Các thuốc kê toa

Các thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản theo toa gồm:

Thuốc ức chế thụ thể H-2 kê đơn. Các thuốc này bao gồm famotidine theo toa và nizatidine. Những loại thuốc này thường được dung nạp tốt nhưng sử dụng lâu dài có thể làm tăng nhẹ nguy cơ thiếu vitamin B12 và gãy xương.

Thuốc ức chế bơm proton dạng mạnh. Các thuốc này bao gồm esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole, rabeprazole và dexlansoprazole. Mặc dù thường dung nạp tốt, những thuốc này có thể gây tiêu chảy, nhức đầu, buồn nôn và thiếu vitamin B12. Sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông.

Thuốc tăng cường cơ vòng dưới của thực quản. Baclofen có thể làm giảm trào ngược bằng cách giảm tần suất thư giãn của cơ vòng dưới thực quản. Tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi hoặc buồn nôn.

7. Phẫu thuật

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường có thể được kiểm soát bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu thuốc không giúp ích hoặc bạn muốn tránh sử dụng thuốc lâu dài, bác sĩ có thể đề nghị:

Phẫu thuật Nissen. Bác sĩ sẽ quấn phần trên của dạ dày xung quanh cơ vòng thực quản dưới, để thắt chặt cơ và ngăn ngừa trào ngược. Thủ thuật này thường được thực hiện với nội soi. Việc bọc phần trên của dạ dày có thể là một phần hoặc toàn bộ.

Phẫu thuật LINX. Một vòng các hạt titan nhỏ chứa từ tín được quấn quanh ngã ba của dạ dày và thực quản. Lực hút từ giữa các hạt đủ mạnh để giữ cơ vòng đóng lại với axit, nhưng đủ yếu để cho phép thức ăn đi qua. Thiết bị LINX có thể được cấy ghép bằng phẫu thuật nội soi.

8. Chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà

Một số biện pháp tại nhà và lối sống có thể giúp làm giảm triệu chứng trào ngược axit dạ dày, như:

Cai thuốc lá Giảm cân nếu thừa cân.

Chia nhỏ bữa ăn.

Nhai kẹo cao su sau khi ăn.

Tránh nằm sau khi ăn.

Tránh đồ ăn hoặc nước uống kích hoạt các triệu chứng.

Tránh mang quần áo chật.

Thử các phương pháp giúp thư giãn.

Một số thảo dược cũng giúp làm dịu triệu chứng bệnh như:

Hoa cúc.

Rễ cam thảo.

Rễ cây Marshmallow.

Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về công dụng của các thảo dược trên trong việc chữa trào ngược dạ dày thực quản. Một số người có thể mắc các tác dụng phụ khi sử dụng chúng, do đó bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào.

9. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng của bạn nghiêm trọng hơn, do đó bạn nên tránh xa hoặc hạn chế ăn chúng. Các thực phẩm này gồm:

Thức ăn nhiều dầu mỡ.

Thức ăn cay.

Chocolate.

Bạc hà.

Cà phê.

Những món ăn có cà chua.

Đồ uống có cồn.

Nếu bạn đã kiêng những thực phẩm trên đây nhưng vẫn còn ợ nóng, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân tiềm ẩn và điều trị hiệu quả.

10. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Theo thời gian, tình trạng viêm mạn tính ở thực quản có thể dẫn đến:

Thu hẹp thực quản (hẹp thực quản). Tổn thương thực quản dưới do axit dạ dày khiến mô sẹo hình thành. Các mô sẹo thu hẹp đường dẫn thức ăn, dẫn đến các vấn đề với khả năng nuốt.

Một vết loét mở trong thực quản (loét thực quản). Axit dạ dày có thể làm mòn mô ở thực quản, khiến vết thương hở hình thành. Loét thực quản có thể chảy máu, gây đau và khó nuốt cho người bệnh.

Những thay đổi tiền ung thư ở thực quản (Barrett thực quản). Tổn thương do axit có thể gây ra những thay đổi trong mô lót thực quản dưới. Những thay đổi này có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:08/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM