Bệnh ung thư dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Ung thư dạ dày là tình trạng phát triển khối u ác tính trong bao tử. Bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển quá mức dẫn đến hình thành các khối u. Mặc dù ung thư bao tử có thể khó chẩn đoán và điều trị, nhưng điều quan trọng là phải có kiến ​​thức cần thiết để đánh bại căn bệnh này. Dưới đây là một số thông tin về bệnh, mời các bạn tham khảo.

Bệnh ung thư dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viện Ung thư Quốc gia (NCI) ước tính sẽ có khoảng 28.000 ca bệnh ung thư dạ dày (bao tử) mới trong năm 2017. NCI cũng ước tính rằng ung thư dạ dày chiếm 1,7% trường hợp ung thư mới ở Hoa Kỳ.

Ung thư bao tử tương đối hiếm gặp so với các loại ung thư khác, nhưng mối nguy hiểm lớn nhất của bệnh này là khó chẩn đoán. Vì loại ung thư này thường không gây ra bất kỳ triệu chứng sớm nào và thường không được chẩn đoán cho đến khi lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

1. Định nghĩa

Ung thư dạ dày là tình trạng phát triển khối u ác tính trong dạ dày. Bệnh xảy ra khi các tế bào trong dạ dày phát triển quá mức dẫn đến hình thành các khối u. Ung thư dạ dày là bệnh thường gặp và rất dễ di căn đến các bộ phận khác. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Các giai đoạn ung thư dạ dày:

Giai đoạn 0

Giai đoạn 0 là ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Giai đoạn này còn gọi là ung thư biểu mô khi các tế bào ung thư nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.

Giai đoạn 1

Giai đoạn này, các tế bào ung thư đã xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày. Giai đoạn này vẫn chưa có gì nguy hiểm và bệnh chưa lây qua các cơ quan khác.

Giai đoạn 2

Ở ung thư dạ dày giai đoạn 2, các tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc. Giai đoạn này còn gọi là ung thư dưới cơ.

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn ung thư dạ dày này, các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa.

Giai đoạn 4

Đây là ung thư dạ dày giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư đã lan ra khắp cơ thể. Khi người bệnh được chẩn đoán giai đoạn này, cơ hội sống sót là rất ít.

Những ai thường mắc phải bệnh ung thư dạ dày?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh này. Tuy nhiên, nam giới trên 40 tuổi có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn nữ giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Giai đoạn tiền ung thư có thể không xuất hiện triệu chứng. Khi khối u phát triển, triệu chứng sẽ bắt đầu từ những cơn đau bất thường, ngất đến mất cảm giác ngon miệng.

Những triệu chứng ung thư dạ dày khác bao gồm: sưng bụng bất thường sau khi ăn, khó nuốt, ợ nóng, sụt cân, máu trong phân, đầy bụng sau bữa ăn và bị ứ huyết thanh trong khoang bụng.

Nên đến bệnh viện nếu các dấu hiệu ung thư dạ dày trên kéo dài và không thuyên giảm. Cơ địa và tình trạng bệnh lý ở mỗi người có thể khác nhau. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia đã tìm ra mối liên hệ giữa khả năng bị ung thư dạ dày với việc hút thuốc và chế độ dinh dưỡng nhiều muối.

Họ nhận thấy chất nitrat có trong các thành phần nói trên có thể được vi khuẩn trong dạ dày chuyển hóa thành nitrit, đây là chất gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, vi khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là H.pylori) gây loét dạ dày cũng có thể gây ra bệnh này.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày bao gồm:

Chế độ ăn nhiều muối và thức ăn xông khói Ăn thức ăn bị nấm mốc Gia đình có tiền sử bị ung thư dạ dày Nhiễm khuẩn pylori Bị viêm dạ dày lâu năm Mắc bệnh thiếu máu ác tính Hút thuốc Có polyp dạ dày (khối u nhỏ, lành tính).

5. Điều trị

Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư dạ dày?

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào mức độ lan rộng của khối u. Cách chữa khỏi ung thư dạ dày triệt để duy nhất hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.

Bác sĩ sẽ loại bỏ tế bào ung thư bằng cách cắt đi một phần dạ dày hoặc loại bỏ toàn bộ dạ dày cùng tuyến bạch huyết gần đó. Nếu ở giai đoạn tiền ung thư, bạn có thể được hóa trị hoặc xạ trị. Phương pháp này cũng dùng cho những người không thể thực hiện phẫu thuật.

Tuy nhiên, cách làm này chỉ cải thiện triệu chứng và kéo dài thời gian sống chứ không chữa trị được ung thư.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày?

Những phương pháp dùng để chẩn đoán ung thư dạ dày bao gồm:

Sinh thiết dạ dày Chụp CT dạ dày hoặc chụp X-quang Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) hoặc xét nghiệm phân.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến ung thư dạ dày bao gồm:

Nghe theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ Hạn chế ăn muối và thực phẩm xông khói Ăn nhiều trái cây và chất xơ Bỏ hút thuốc lá Không dược uống rượu và chất có cồn Nội soi định kỳ để theo dõi tiến triển ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày nên ăn gì?

Đối với người bị bệnh, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn là rất cần thiết. Bạn nên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, protein cao, vitamin đa dạng như cá, thịt nạc, sữa, các loại nấm.

Bạn cũng cần ăn nhiều rau củ quả tươi để giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng cần ăn những món ăn nhẹ như cháo, súp, bánh quy… và những thực phẩm giàu chất sắt và vitamin D.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh ung thư dạ dày, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:08/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM