Bệnh viêm loét đại tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm loét đại tràng (UC) là một bệnh gây loét ở lớp niêm mạc đường tiêu hóa. Bệnh có rất nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tìm hiểu ngay về bệnh với bài viết dưới đây để có biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.
Mục lục nội dung
1. Định nghĩa
Viêm loét đại tràng (UC) là một bệnh gây loét ở lớp niêm mạc đường tiêu hóa. Sự kích ứng từ những chất dịch giúp phân giải thức ăn xảy ra ở ruột non, ruột già có thể dẫn đến những vết loét lan rộng. Những vết loét này thỉnh thoảng chảy máu, tạo ra mủ hoặc dịch nhầy. Những chất dịch này theo đường tiêu hóa xuống ruột già. Ruột già vì thế thường có nhu cầu làm được làm trống quá thường xuyên, dẫn đến tiêu chảy.
Những ai thường mắc phải viêm loét đại tràng?
UC ảnh hưởng đến nam giới và nữ giới như nhau và dường như có tính chất di truyền. Những người từ 15 đến 35 tuổi thường bị ảnh hưởng bởi bệnh. Hầu hết những người sẽ bị UC suốt cuộc đời. Khoảng một nửa số bệnh nhân có triệu chứng nhẹ. Những người khác có nhiều cơn đau thường xuyên và nặng hơn.
2. Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng và tiêu chảy, phân nhầy và có máu. Đi cầu có thể làm dịu cơn đau ở phần bên trái của ổ bụng. Khi UC tiến triển xấu đi, tiêu chảy sẽ gia tăng và thường gặp đi cầu thường xuyên trong ngày. Giai đoạn thuyên giảm có thể sẽ diễn ra, nhưng hơn 75% bệnh nhân sẽ tái phát.
Những triệu chứng khác bao gồm: mệt mỏi, sụt cân, chán ăn và sốt. Những triệu chứng ngoài ảnh hưởng trên ruột già bao gồm đau khớp, thường là ở gối, mắt cá chân và cổ tay. Các vấn đề về mắt cũng có thể xảy ra. Các biến chứng bao gồm chảy máu nghiêm trọng, thủng ruột, phình đại tràng (đại tràng giãn to) và viêm phúc mạc. Những người viêm loét đại tràng cũng có nguy cơ lớn bị ung thư đại tràng cao hơn.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ nếu bạn gặp phải một trong những vấn đề sau:
Bị sốt hoặc ớn lạnh, tăng số lần đi cầu hoặc chảy máu nhiều hơn. Bụng căng, đau hoặc bắt đầu nôn.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân chưa được xác định. Trước đây, người ta nghi ngờ chế độ ăn và stress nhưng hiện nay, bác sĩ biết rằng các yếu tố này có thể làm nặng thêm nhưng không phải là nguyên nhân của viêm loét đại tràng.
Một nguyên nhân có thể là rối loạn chức năng của hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch chống lại virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, một phản ứng miễn dịch bất thường sẽ khiến hệ miễn dịch tấn công luôn cả những tế bào của hệ tiêu hóa.
Yếu tố di truyền có vẻ đóng vai trò trong viêm loét đại tràng, bởi vì bệnh thường gặp hơn ở những người có thành viên trong gia đình đã phát hiện bệnh. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân không có tiền căn gia đình.
4. Nguy cơ mắc bệnh
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm loét đại tràng, bao gồm:
Tuổi tác: viêm loét đại tràng thường bắt đầu trước tuổi 30. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và một số người có thể không phát bệnh cho đến khi 60 tuổi.
Chủng tộc: mặc dù người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất nhưng bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ chủng tộc nào. Nếu bạn là người gốc Do Thái Ashkenazi, nguy cơ này còn cao hơn.
Tiền sử gia đình: bạn có nguy cơ cao hơn nếu bạn có một người thân, như cha mẹ, anh chị em hoặc con, bị bệnh.
Sử dụng isotretinoin: isotretinoin (Amnesteem, Claravis, Sotret; trước đây là Accutane) là một loại thuốc đôi khi được dùng để điều trị sẹo mụn bọc hoặc mụn trứng cá. Một số nghiên cứu cho thấy nó là một yếu tố nguy cơ cho UC, nhưng một sự liên hệ rõ ràng giữa viêm loét đại tràng và isotretinoin vẫn chưa được xác định.
5. Điều trị
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm loét đại tràng?
Mục đích điều trị là làm giảm triệu chứng, kiểm soát viêm và ngăn ngừa biến chứng.
Thuốc chính để trị viêm loét đại tràng là thuốc kháng viêm, bao gồm mesalamine, sulfasalazine, olsalazine và steroids. Mesalamine được sử dụng để duy trì trạng thái thuyên giảm của bệnh và kiểm soát không cho các triệu chứng nhẹ và vừa bùng lên. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể cần nhập viện vì vậy để cho ruột nghỉ ngơi (không ăn uống) và ăn đường tĩnh mạch.
Khoảng 25% bệnh nhân cần phẫu thuật khi mà thuốc không có tác dụng hoặc bệnh trở nên nghiêm trọng. Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ một phần đại tràng.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm loét đại tràng?
Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử gia đình bạn và khám tổng quát. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và mẫu phân để kiểm tra xem có chảy máu và nhiễm trùng không. UC được chẩn đoán xác định bởi nội soi. Trong thủ thuật này, một ống mềm có đèn soi sẽ đưa vào trực tràng để quan sát trực tràng và phần dưới của đại tràng. Mẫu mô đại tràng được lấy ra và quan sát bằng kính hiển vi.
6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Viêm loét đại tràng có thể được hạn chế nếu bạn:
Sử dụng thuốc như chỉ định của bác sĩ.
Hỏi bác sĩ xem bạn có thể sử dụng vitamin, viên bổ sung chất khoáng vi lượng hoặc viên sắt không.
Cố gắng duy trì các hoạt động thể chất bình thường.
Gặp bác sĩ thường xuyên.
Nội soi đại tràng định kỳ quan trọng để theo dõi phòng khi bệnh tiến triển thành ung thư.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm loét đại tràng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh gan nhiễm mỡ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau dạ dày - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bắc cầu dạ dày - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh liệt dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh siro niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cắt dạ dày - Những thông tin cần biết
- doc Chứng thiếu betalipoprotein huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ứ sắt mô - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng loét trực tràng đơn độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng POEMS - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Wiskott–Aldrich - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loét tá tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loét thực quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loét trực tràng đơn độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh khó tiêu không do loét (chức năng) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm glucose nước tiểu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn dưỡng chất trắng nhược sắc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn dưỡng mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhiễm H. pylori - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm hang vị dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm dạ dày ruột do virus là gì?
- doc Dấu hiệu và cách chữa bệnh viêm dạ dày ruột
- doc Bệnh viêm dạ dày mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm dạ dày cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactose - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh polyp dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn tiêu hóa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sụt cân không chủ đích - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sụt cân không rõ nguyên nhân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy dinh dưỡng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tăng cân không có chủ đích - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng dưỡng bào hệ thống - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tangier - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thủng dạ dày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị