Hình thái học bề mặt sóng P trên điện tâm đồ

Sóng P trên điện tâm đồ được định nghĩa là độ lệch dương đầu tiên hay sóng dương đầu tiên xuất hiện trên một điện tâm đồ, phản ánh sự khử cực tâm nhĩ. Vậy hình thái học bề mặt sóng P được thể hiện như thế nào trên điện tâm đồ? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Hình thái học bề mặt sóng P trên điện tâm đồ

Xung động đi từ nút xoang (ở nhĩ phải) sẽ toả ra làm khử cực cơ nhĩ như hình các đợt sóng với hướng chung là từ trên xuống dưới và từ phải sang trái. Như vậy, vectơ khử cực nhĩ (nghĩa là vectơ biếu diễn dòng điện khử cực ở nhĩ) sẽ có hướng từ trên xuống dưới từ phải sang trái, làm với đường ngang một góc +49° và còn gọi là trục điện nhĩ. Lúc này điện cực B sẽ dương tính tương đối và máy sẽ ghi được một làn sóng dương thấp, nhỏ, tầy đầu với thời gian khoảng 0,08s gọi là sóng P. Do đó, trục điện nhĩ lại còn có tên là trục sóng P, ký hiệu là AP hay ÂP (P Axis). 

Khi nhĩ tái cực, nó có phát ra một dòng điện ghi lên máy bằng một sóng âm nhỏ gọi là sóng Ta (auricular T), nhưng ngay lúc này cũng xuất hiện khử cực thất (QRS) với điện thế mạnh hơn nhiều nên trên điện tim đồ thông thường ta không nhìn thấy được sóng Ta nữa. Rút cục nhĩ đồ có nghĩa là sự hoạt động của nhĩ chỉ thể hiện lên điện tim đồ bằng một làn sóng đơn độc: sóng P.

Hình thái học bề mặt sóng P trên điện tâm đồ

(Trên), Hình thái bình thường bề mặt sóng P trên hình ảnh điện tâm đồ, minh họa chuỗi trình tự kích hoạt tâm nhĩ phải và trái và thời gian bình thường. (Giữa), Nhĩ trái mở rộng, minh họa thời gian trì hoãn của đỉnh chậm cao điểm và kích hoạt tâm nhĩ trái, gây ra thời gian sóng P kéo dài và hình thái học sóng P. (Phía dưới), tâm nhĩ phải mở rộng, minh họa kết hợp đỉnh điện áp tâm nhĩ phải và bên trái xảy ra vào cùng thời gian với kết quả sóng P cao đỉnh.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Hình thái học bề mặt sóng P trên điện tâm đồ, hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có những kiến thức cơ bản trong quá trình tìm hiểu.

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM