Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay hợp pháp

Hợp đồng mua bán đất viết tay là dạng hợp đồng được lập thành văn bản viết tay giữa bên chuyển quyền sử dụng đất (bên bán) và bên nhận chuyển quyền sử dụng đất (bên mua) với nội dung chuyển giao quyền sử dụng đất theo các điều kiện, nội dung mà hai bên đã thỏa thuận dựa trên quy định của pháp luật. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng mua bán đất viết tay như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay hợp pháp

1. Hợp đồng mua bán đất viết tay là gì?

Hợp đồng mua bán đất viết tay là dạng hợp đồng được lập thành văn bản viết tay giữa bên chuyển quyền sử dụng đất (bên bán) và bên nhận chuyển quyền sử dụng đất (bên mua) với nội dung chuyển giao quyền sử dụng đất theo các điều kiện, nội dung mà hai bên đã thỏa thuận dựa trên quy định của pháp luật.

Đây vẫn là dạng hợp đồng được lập dưới dạng văn bản, nhưng là văn bản viết tay. Được thiết lập giữa bên bên bán, chuyển quyền sử dụng sang bên mua, cũng là bên nhận quyền sử dụng đất. Nội dung Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay chuyển giao quyền sử dụng đất sẽ được dựa theo các quy định của pháp luật và những điều khoản, nội dung do hai bên cùng thỏa thuận.

Cách gọi của loại hợp đồng này nhấn mạnh hình thức hợp đồng là được viết bằng tay, không có công chứng, chứng thực của Văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã.

2. Giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán nhà đất viết tay

Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay là cơ sở pháp lý quan trọng để hai bên (bên bán và bên mua) nắm rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong suốt quá trình tham gia ký kết và chuyển nhượng các hợp đồng, giấy tờ pháp lý liên quan đến mua bán nhà đất. Sau khi tham khảo mẫu hợp đồng này sẽ giúp bạn chuẩn bị được mẫu hợp đồng mua bán đất chính thức theo đúng quy định của pháp luật.

Mẫu hợp đồng viết tay là biên bản được viết tay sau khi hai bên thỏa thuận về việc chuyển nhượng và nhận quyền chuyển nhượng đất ở (có kèm theo nhà ở hoặc không).

3. Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nhà đất

Hợp đồng mua bán nhà ở là sự thỏa thuận của các bên mua nhà và bên bán nhà. Hai bên thỏa thuận với nhau về cách thức thanh toán, bàn giao nhà, đăng ký chuyển quyền sở hữu.

Hợp đồng mua bán nhà không có mẫu được xem là chuẩn mà phải có hình thức và nội dung đúng với quy định về hình thức và nội dung của hợp đồng quy định tại Điều 398 BLDS 2015:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Chủ thể giao kết, CMND
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

4. Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có giá trị pháp luật không?

Theo quy định của pháp luật, không có quy định rằng hợp đồng được viết tay sẽ không có giá trị pháp lý.

Để một hợp đồng có hiệu lực thì cần đảm bảo những quy định về hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật. Đối với những loại hợp đồng cần công chứng chứng thực thì cần phải thực hiện thủ tục công chứng chứng thực theo quy định trong đó có hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Như vậy, hợp đồng mua bán nhà đất chỉ cần đáp ứng các quy định về nội dung, hình thức như:

  • Đối tượng hợp đồng là căn nhà, mảnh đất nào;
  • Giá trị hợp đồng bao nhiêu;
  • Phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán;
  • Thời gian, địa điểm bàn giao nhà, bất động sản;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp

Và hợp đồng được đưa đi công chứng chứng thực thì hợp đồng giấy tay có đầy đủ giá trị pháp luật.

5. Trường hợp hợp đồng mua bán nhà đất viết tay vẫn có hiệu lực

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015 như sau:

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”

Trong trường hợp, hợp đồng được viết bằng tay, nếu bên mua chưa trả đủ số tiền 2/3 giá trị chuyển nhượng và bên mua chưa thực hiện chuyển giao đất cho ben mua sử dụng trên thực tế thì hợp đồng chuyển nhượng bị vô hiệu do không đáp ứng điều kiện về hình thức hợp đồng. (Điều 122 Bộ luật dân sự 2015)

Trường hợp bên mua có căn cứ chứng minh đã trả tiền đủ từ 2/3 giá trị tiền thỏa thuận theo hợp đồng thì người sử dụng đất yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng mà không cần công chứng, chứng thực. Trong trường hợp này văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay không có công chứng chứng thực được sử dụng như một căn cứ pháp lý để người sử dụng đất tiến hành thủ tục đăng ký biến động (thủ tục sang tên).

6. Cách giải quyết khi hợp đồng viết tay không đúng quy định

Đối với hợp đồng mua bán đất bằng giấy tờ viết tay không được công chứng chứng thực theo quy định, hợp đồng sẽ bị vô hiệu vì không đáp ứng yêu cầu về hình thức của hợp đồng quy định tại khoản 2 Điều 117 BLDS 2015.

Khi hợp đồng này vô hiệu, theo quy định của pháp luật dân sự quy định tại Điều 131:

  • Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  • Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
  • Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

Đối với hợp đồng mua bán nhà đất, các bên có thể thỏa thuận với nhau để hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên bán trả lại tiền cho bên mua, bên mua nhà trả lại nhà cho bên bán.

Bên cạnh đó, nếu các bên thể hiện ý chí vẫn muốn tiệp tục thực hiện hợp đồng thì các bên có thể thực hiện thủ tục công chứng chứng thực, sang tên, hợp pháp hóa hợp đồng mua bán bằng giấy tay theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Trên thực tế có nhiều người khi đã lập hợp đồng giấy tay bán nhà cho người kia. Hợp đồng không được công chứng chứng thực. Sau khi hai bên đã nhận tiền và giao nhà. Bên bán đã tiến hành giao dịch mua bán với người thứ 3, chiếm đoạt tiền đặt cọc mua nhà đất.

Điều này gây ra rất nhiều rủi ro đối với người mua nhà đất cũng như người thứ ba ngay tình thực hiện giao dịch với mảnh đất là đối tượng của hợp đồng sau này.

Trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tay bị lật lọng. Bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể nộp đơn khởi kiện lên tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp đúng với quy định của pháp luật.

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM