Luận án TS: Kiệt quệ tài chính và các chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam theo chu kỳ sống

Luận án Kiệt quệ tài chính và các chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam theo chu kỳ sống được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính đến các chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp trong mối liên hệ với chu kỳ sống công ty; và khả năng phục hồi của các công ty kiệt quệ tài chính từ các chiến lược tái cấu trúc.

Luận án TS: Kiệt quệ tài chính và các chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam theo chu kỳ sống

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Kiệt quệ tài chính giúp công ty nhận ra sai lầm từ các quyết định trước đây, nhìn lại hệ thống điều hành và tổ chức hoạt động của chính mình để từ đó doanh nghiệp có động lực đề xuất các phương án cải tổ công ty, giúp doanh nghiệp hồi phục vượt qua KQTC. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Pashley và Philippatos (1990), Pastor và Veronesi (2003) lập luận các chiến lược TCT cần được lựa chọn cẩn trọng vì còn phụ thuộc vào từng giai đoạn chu kỳ sống của công ty: Khởi sự, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Do mỗi giai đoạn chu kỳ sống có khác biệt về tình hình hoạt động, chiến lược tài chính, chiến lược trong tổ chức và cấu trúc công ty (Miller và Friesen, 1984; Quinn và Cameron, 1983; Gray và Ariss 1985; Pashley và Philippatos, 1990; Adizes, 2004; Koh và cộng sự, 2015). Mặc dù vậy, không phải tất cả chiến lược TCT được công ty sử dụng đều mang lại thành công, thậm chí có thể khiến cho tình hình hoạt động doanh nghiệp càng trầm trọng hơn, thậm chí công ty có thể phá sản. Phá sản có thể là một cơ chế tích cực của thị trường nhằm thanh lọc, giữ lại những công ty hoạt động tốt; tuy nhiên, nếu có quá nhiều công ty phá sản lại trở thành mối nguy hại cho nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Wruck (1990); Sudarsanam và Lai (2001); Koh và cộng sự (2015) còn cho rằng KQTC có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong chu kỳ sống của doanh nghiệp. Do đó, chiến lược TCT mà nhà quản trị tài chính đưa ra cần phù hợp với từng giai đoạn trong chu kỳ sống khi doanh nghiệp xảy ra KQTC, nhằm giúp mang lại khả năng hồi phục cao cho công ty.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của KQTC đến các chiến lược TCT của các công ty Việt Nam.

Nghiên cứu các chiến lược TCT được doanh nghiệp KQTC sử dụng trong mối liên hệ với chu kỳ sống doanh nghiệp.

Nghiên cứu khả năng hồi phục của các công ty KQTC từ việc sử dụng các chiến lược TCT.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án: ảnh hưởng của tình trạng KQTC, chu kỳ sống doanh nghiệp đến chiến lược TCT doanh nghiệp; hồi phục doanh nghiệp sau KQTC.

Phạm vi nghiên cứu: luận án tiến hành nghiên cứu dữ liệu các công ty Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình hồi quy Logit dữ liệu bảng với hiệu ứng tác động ngẫu nhiên và hiệu ứng tác động cố định được ước lượng bằng phương pháp hợp lý cực đại (MLE – Maximum Likelihood Estimation). Bằng kiểm định Hausman, Luận án lựa chọn mô hình hồi quy Logit với hiệu ứng tác động ngẫu nhiên là phù hợp nhất cho mẫu nghiên cứu, đồng thời xử lý ước lượng sai số chuẩn bằng phương pháp bootstrap (Bootstrapped standard error) để đảm bảo độ tin cậy cho các hệ số hồi quy. Mô hình nghiên cứu được kế thừa từ mô hình nghiên cứu của Koh và cộng sự (2015).

1.5 Đóng góp của luận án

Luận án đã đúc kết, hệ thống đầy đủ khung lý thuyết tổng quan về KQTC; chu kỳ sống doanh nghiệp; tái cấu trúc; mối liên hệ giữa KQTC, chu kỳ sống và các chiến lược TCT doanh nghiệp. Luận án cũng đã lược khảo một cách hệ thống, đầy đủ, và chi tiết tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Lần đầu tiên lược khảo đầy đủ các nghiên cứu liên quan đến mối liên hệ giữa KQTC, chu kỳ sống và các chiến lược TCT doanh nghiệp cũng như khả năng hồi phục của các công ty khi thực hiện các chiến lược TCT. Các nghiên cứu được lược khảo trong Luận án đều có giá trị khoa học rất cao, từ đó Luận án có thể được xem như một tài liệu tham khảo giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu. 

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu

Bối cảnh nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài

Khoảng trống từ các nghiên cứu trước

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Tóm tắt kết quả đạt được

Đóng góp của luận án

2.2 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Cơ sở lý thuyết kiệt quệ tài chính

Lý thuyết chu kỳ sống doanh nghiệp

TCT doanh nghiệp và các quan điểm lập luận về mối liên hệ giữa KQTC, TCT doanh nghiệp và chu kỳ sống

Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm

Khoảng trống nghiên cứu

2.3 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

Giả thuyết nghiên cứu

Các bước phân tích dữ liệu và mô tả biến

Mô hình thực nghiệm

Phương pháp ước lượng

Dữ liệu nghiên cứu và mô tả thống kê

2.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết quả ảnh hưởng của chu kỳ sống, KQTC đến chiến lược TCT nhân sự quản lý

Kết quả ảnh hưởng của chu kỳ sống, KQTC đến chiến lược TCT từ thương vụ M&A

Kết quả ảnh hưởng của chu kỳ sống, KQTC đến chiến lược TCT hoạt động

Kết quả ảnh hưởng của chu kỳ sống, KQTC đến chiến lược TCT tài sản

Kết quả ảnh hưởng của chu kỳ sống, KQTC đến chiến lược TCT nguồn tài trợ

Kiểm định khả năng phục hồi từ các chiến lược TCT của các công ty KQTC

2.5 Kết luận và ý kiến đề xuất

Các phát hiện chính của nghiên cứu

Các ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản trị tài chính đối với doanh nghiệp Việt Nam

3. Kết luận

Luận án đã nghiên cứu ảnh hưởng của KQTC đến các chiến lược TCT doanh nghiệp trong mối liên hệ với chu kỳ sống; và khả năng phục hồi của các công ty KQTC từ các chiến lược TCT, giai đoạn từ 2005 đến 2016. Kết quả tìm thấy KQTC xảy ra khiến các công ty gia tăng sử dụng chiến lược TCT nhân sự quản lý; cắt giảm hoạt động đầu tư, cắt giảm lao động; tăng cường thực hiện chiến lược TCT tài sản, tăng cường sử dụng chiến lược TCT nguồn tài trợ từ phương án cắt giảm cổ tức chi trả để duy trì nguồn vốn nội bộ; gia tăng sử dụng nguồn tài trợ từ nợ; phát hành thêm vốn cổ phần.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Đỗ Tiến Long. (2013). Tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, 29(4), 54-62.

Hạ Thị Thiều Dao. (2015). Lựa chọn hình thức tái cấu trúc sở hữu Ngân hàng tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 214(4/2015), 2-10.

Huỳnh Thị Cẩm Hà, Nguyễn Thị Uyên Uyên, & Lê Đào Tuyết Mai. (2017). Sử dụng các mô hình cây phân lớp dự báo kiệt quệ tài chính cho doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Khoa Học, 56(5), 49-63.

Huỳnnh Thị Cẩm Hà, Nguyễn Thị Uyên Uyên, Phạm Dương Phương Thảo, & Lê Thị Hồng Minh. (2016). Kiệt quệ tài chính và tránh thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, 126(9/2016), 12-23.

Huỳnh Thị Cẩm Hà, Nguyễn Thị Uyên Uyên, Lê Thị Hồng Minh. (2017). Chiến lược tái cấu trúc theo chu kì sống của các công ty Việt Nam dưới tác động của kiệt quệ tài chính. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 28(7), 34-55. 

4.2 Tiếng Anh

Asquith, P., Gertner, R., & Scharfstein, D. (1994). Anatomy of Financial Distress: An Examination of Junk-Bond Issuers. The Quarterly Journal of Economics, 109(3), 625-658.

Atanassov, J., & Kim, H. (2009). Labor and Corporate Governance: International Evidence from Restructuring Decisions. The Journal of Finance, 64, 341-373.

Back, B., Laitinen, T., Sere, K., & Wezel, M. V. (1996). Choosing Bankruptcy Predictors Using Discriminant Analysis, Logit Analysis, and Genetic Algorithms. Turku Centre for Computer Science.

Bae, J. K. (2012). Predicting financial distress of the South Korean manufacturing industries. Expert Systems with Applications, 39, 9159-9165.

Campbell, J. H., Hilscher, J., & Szilagyi, J. (2008). In Search of Distress Risk. The Journal of Finance, 63, 2899-2939.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM