Luận án TS: Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế

Luận án Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế được hoàn thành với mục tiêu nhằm kiểm định tác động của sự phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á, từ đó đề xuất các giải pháp định hướng phát triển hệ thống tài chính cho các quốc gia châu Á, hướng tới duy trì sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Luận án TS: Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế

1. Mở đầu

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Tăng trưởng kinh tế luôn được xem là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Chính vì lẽ đó, trong suốt một khoảng thời gian dài, các nhà kinh tế học trên thế giới đã tranh luận để tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề là “tại sao một số quốc gia giàu có trong khi các quốc gia khác lại nghèo hơn”, “tại sao lại có sự khác nhau trong quá trình tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia”, “nguyên nhân chính của sự khác biệt đó là gì?” Để trả lời cho các câu hỏi này, từ thế kỷ 18, nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm đã được thực hiện và cho thấy rằng sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia giữ vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố cơ bản tạo ra sự khác biệt về tăng trưởng kinh tế ở các nước (Levine, 1997). Vì thế, tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả cũng như các nhà hoạch định chính sách quốc gia. Đặc biệt, đến những năm 80 của thế kỷ 20 với sự ra đời của lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh thì vấn đề về ảnh hưởng của sự phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế một lần nữa thu hút mạnh mẽ sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Từ đó xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí là trái chiều nhau, trong việc đánh giá vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định giá trị ngưỡng của mức độ phát triển tài chính trong mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. (Giá trị ngưỡng là giá trị mà rước và sau giá trị này thì tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế có sự thay đổi).

Kiểm định tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế cụ thể như thế nào.

Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các gợi ý chính sách về phát triển hệ thống tài chính cho các nền kinh tế châu Á.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tăng trưởng kinh tế và phát triển hệ thống tài chính tại 33 quốc gia. Số liệu về các nước trong mẫu được đánh giá trên cả hai phương diện: dựa trên số liệu của khu vực ngân hàng, và dựa trên số liệu của thị trường chứng khoán.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về mặt địa lý, châu Á gồm 50 nước được đưa vào xem xét, sau đó loại trừ dần các nước không cung cấp đầy đủ thông tin, còn lại 33 quốc gia châu Á được đưa vào mẫu nghiên cứu trong giai đoạn 2004-2016 của luận án này để phân tích về tác động của sự phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế.

- Khoảng thời gian phân tích 2004-2016 được lựa chọn bởi vì trước năm 2008, không chỉ các nhà kinh tế học mà ngay cả các nhà hoạch định chính sách của các chính phủ đều tin tưởng rằng hệ thống tài chính phát triển mạnh mẽ sẽ là một Trang 8 tiền đề không thể thiếu nếu muốn đạt được tăng trưởng của nền kinh tế.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu kế thừa từ mô hình cơ bản của King và Levine (1993 a,b) kết hợp với phương trình hồi quy ngưỡng kế thừa từ nghiên cứu của Law và Singh (2014)

Phương trình hồi quy ngưỡng bổ sung thêm vào phương trình phân tích hồi quy cơ bản một hàm chỉ mục

Phương pháp của Hansen (1999)

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận án đã đóng góp vào việc chi tiết hóa và bổ sung cho lý thuyết về tác động của phát triển hệ thống tài chính đến tăng trưởng kinh tế với trường hợp nghiên cứu về các quốc gia châu Á. Trước khủng hoảng tài chính 2008, các nhà nghiên cứu về kinh tế mặc định rằng hệ thống tài chính và thị trường tài chính càng phát triển thì tăng trưởng kinh tế càng cao, hàm ý cổ súy thúc đẩy mở rộng và phát triển khu vực tài chính càng nhiều càng tốt bởi vì họ đánh giá rằng khu vực tài chính phát triển sẽ giúp cho vốn được phân bổ hiệu quả hơn. Điều này trở thành một nhân tố thiết yếu xuất hiện trong các mô hình nghiên cứu về tăng trưởng. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm của luận án này đã bổ sung thêm minh chứng xác thực rằng không phải cứ phát triển khu vực tài chính mạnh mẽ là tốt cho nền kinh tế, mà cần phải xác định giới hạn của việc mở rộng và phát triển tài chính thì mới đảm bảo được tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

2. Nội dung

2.1 Mở đầu

Bối cảnh nghiên cứu của luận án

Khoảng trống nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Những đóng góp của luận án

Kết cấu của luận án

2.2 Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước

Tăng trưởng kinh tế

Phát triển tài chính

Vai trò của phát triển tài chính trong các lý thuyết tăng trưởng kinh tế

Bằng chứng thực nghiệm tác động của Phát triển tài chính đến Tăng trưởng kinh tế

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

Các biến số trong mô hình

Phương pháp ước lượng

2.4 Kết quả nghiên cứu

Thống kê mô tả

Phân tích tác động phi tuyến của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế trên dữ liệu về ngân hàng

Phân tích tác động phi tuyến của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế trên dữ liệu về TTCK

Phân tích trên mẫu phụ

2.5 Kết luận và hàm ý chính sách

Cơ cấu phát triển và cách thức quản lý hệ thống tài chính cần linh hoạt, tăng khả năng cạnh tranh

Minh bạch thông tin trong hoạt động của hệ thống tài chính

Đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính

Chính sách tiền tệ linh hoạt

Phát triển khu vực tài chính đúng mực

Hiện đại hóa hệ thống tài chính

Nâng cao vai trò của các chủ thể tham gia hệ thống tài chính

Các ý kiến đề xuất khác

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai

3. Kết luận

Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này đã trả lời được cho ba câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, đó là tìm thấy rằng tồn tại một mức ngưỡng cho phát triển tài chính. Trong miền giá trị dưới mức ngưỡng này, phát triển tài chính có vai trò tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên nếu phát triển tài chính vượt quá mức ngưỡng thì phát triển tài chính lại gây ra tác động phá hủy, gây kìm hãm và làm giảm tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, vấn đề ở đây là phát triển hệ thống tài chính tại các quốc gia đang phát triển châu Á không phải là hoạt động mở rộng hệ thống ngân hàng hay thị trường chứng khoán mà các giải pháp cần tập trung hướng đến khai thác tính hiệu quả và vai trò tích cực của việc phát triển tài chính. Có như vậy trong dài hạn mới hướng đến mục tiêu mà các nước này đang theo đuổi là tăng trưởng nền kinh tế bền vững, giảm khoảng cách với các quốc gia đã phát triển trên thế giới. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Hoàng Thị Phương Anh và Đinh Tấn Danh, 2016. Tác động của phát triển tài chính đến phát triển kinh tế: Bằng chứng tại các quốc gia khu vực châu Á. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 26 (36), Tháng 1-2/2016

Nguyễn Trọng Hoài, 2006. Bài giảng môn Tài chính phát triển. Chương trình kinh tế Fulbright Việt Nam.

Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, 2009. Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và Đột phá. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội

Trần Thị Tuấn Anh, 2015. Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm ở ASEAN, Kỷ yếu hội thảo "An ninh tài chính tiền tệ Việt Nam: Những vấn đề mới trong bối cảnh toàn cầu hóa", Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trương Văn Phước, 2017. Vai trò của hệ thống tài chính Việt Nam đối với tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9/2017. ISSN: 1013-4238

4.2 Tiếng Anh

Aizenman, J., Y. Jinjarak, and D. Park, 2015. Financial Development and Output Growth in Developing Asia and Latin America: A Comparative Sectoral Analysis. NBER Working Paper 20917 National Bureau of Economic Research, Cambridge, Massachusetts.

Ang, J.B., and Mckibbin, W.J. 2007. Financial Liberalization, Financial Sector Development and Growth: Evidence from Malaysia. Journal of Development Economics, 84(1), 215-233.

Ang, J.B, 2009. Financial Development and Economic Growth in Malaysia. Routledge Studies in the Growth Economies of Asia.

Anwar, S. & Lan Phi Nguyen, 2011. Financial development and economic growth in Vietnam. Journal of Economics and Finance, 35, 348-360.

Andersen, T.B., Tarp, F., 2003. Financial liberalization, financial development and economic growth in LDCs. Journal of International Development, 15 (2), 189– 209 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM