Luận án TS: Quy tắc Taylor mở rộng với tỷ giá hối đoái - nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á

Luận án Quy tắc Taylor mở rộng với tỷ giá hối đoái - nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á được hoàn thành với mục tiêu nhằm bổ sung khoảng trống nghiên cứu thực nghiệm chưa được đề cập là quy tắc Taylor tuyến tính phiên bản hướng tới tương lai, quy tắc Taylor mở rộng với tỷ giá hối đoái.

Luận án TS: Quy tắc Taylor mở rộng với tỷ giá hối đoái - nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Miles và Schreyer (2012) sử dụng phân tích hồi quy phân vị để kiểm tra hàm phản ứng trong điều hành CSTT của các NHTƯ ở 4 quốc gia châu Á gồm Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và Indonesia. Bên cạnh đó, Akdoğan (2015) sử dụng mô hình chuyển tiếp trơn tự hồi quy mũ bất đối xứng trong phân tích CSTT của 19 quốc gia theo lạm phát mục tiêu, trong đó có Indonesia, Thái Lan và Phillipines. Do đó, có thể thấy nghiên cứu thực nghiệm về quy tắc Taylor để cung cấp bằng chứng về tính phi tuyến và các hiệu ứng ngưỡng trong phản ứng của cơ quan điều hành CSTT đến lạm phát và khoảng cách sản lượng ít được đề cập tại Việt Nam, cũng như các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Từ phân tích ở trên, có thể nhận thấy phương trình cơ sở của quy tắc Taylor gốc có thể không phù hợp cho nền kinh tế mở chịu tác động bởi những cú sốc bên ngoài (Svensson, 2000, 2003), trong trường hợp này nó cần thiết bao gồm các biến số khác như TGHĐ (Ball, 2000; Galimberti và Moura, 2013; Ghosh và cộng sự, 2016; Leitemo và Söderström, 2005; Obstfeld và Rogoff, 2000; Ostry và cộng sự, 2012; Svensson, 2000, 2003). Taylor (2001), Edwards (2007) và Mishkin (2007) kết luận rằng việc bổ sung biến TGHĐ trong quy tắc Taylor có thể không cần thiết trong trường hợp của các nền kinh tế phát triển, tuy nhiên điều đó là quan trọng đối với các nước mới nổi.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Để bổ sung khoảng trống nghiên cứu thực nghiệm chưa được đề cập là quy tắc Taylor tuyến tính phiên bản hướng tới tương lai, quy tắc Taylor mở rộng với tỷ giá hối đoái, hay quy tắc Taylor phi tuyến trong điều hành chính sách tiền tệ của một số NHTƯ tại các quốc gia đang phát triển khu Đông Nam Á (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam).

1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu vĩ mô Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam theo tháng trong giai đoạn từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2016. Đặc biệt trong giai đoạn này, năm 2007 đã xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến CSTT tại các quốc gia được nghiên cứu, điều này có thể dẫn tới những phản ứng phi tuyến trong điều hành CSTT.

Phương pháp nghiên cứu:

- Mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn (STR)

- Hàm phi tuyến có dạng Hàm hồi quy chuyển tiếp trơn dạng Logistic bậc 1 (LSTR1)

- Hàm hồi quy chuyển tiếp trơn dạng Logistic bậc 2 (LSTR2)

- Hàm hồi quy chuyển tiếp trơn dạng mũ (ESTR)

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu đối với quy tắc Taylor mở rộng với TGHĐ cho thấy TGHĐ có ảnh hưởng đến hành vi điều hành CSTT của NHTƯ Malaysia và Philippines, thể hiện mối tương quan giữa lãi suất và TGHĐ. Kết quả nghiên cứu giúp cung cấp bằng chứng thực nghiệm về phản ứng đáng kể của NHTƯ đến TGHĐ tại 2 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của (Aizenman và cộng sự, 2011; Calvo và Reinhart, 2002; Mohanty và Klau, 2005; Moura và De Carvalho, 2010). Tỷ giá hối đoái không ảnh hưởng đến việc thiết lập lãi suất của NHTƯ Indonesia, Thái Lan và NHNN Việt Nam. Do đó, NHTƯ Malaysia và Philippines nên cân nhắc đến quy tắc Taylor mở rộng với TGHĐ nếu các NHTƯ này dự định điều hành CSTT theo quy tắc Taylor.

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu

Lý do chọn đề tài

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đóng góp mới của Luận án

Cấu trúc của Luận án

2.2 Tổng quan lý thuyết về quy tắc Taylor

Chính sách tiền tệ và quy tắc Taylor

Các hướng mở rộng đối với quy tắc Taylor

Tổng quan chính sách tiền tệ tại một số quốc gia Đông Nam Á

Kết luận chương tổng quan lý thuyết về quy tắc Taylor

2.3  Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

Mô hình quy tắc Taylor

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu

Kết luận chương phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

2.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Ước lượng quy tắc Taylor tuyến tính

Ước lượng quy tắc Taylor phi tuyến

Kết luận chương kết quả nghiên cứu và thảo luận

2.5 Kết luận và hàm ý chính sách

Đóng góp về cơ sở lý thuyết

Đóng góp về thực tiễn

Những hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu xa hơn

3. Kết luận

Nghiên cứu cho thấy, việc điều hành CSTT của các quốc gia được nghiên cứu phù hợp với quy tắc Taylor tuyến tính, hay nói cách khác quy tắc Taylor có thể diễn tả việc thiết lập lãi suất của các NHTƯ. Nhìn chung lãi suất kỳ trước có tác động dương lên điều hành lãi suất của các NHTƯ đối với cả năm quốc gia, điều nay phù hợp với những phát hiện kể từ nghiên cứu của (Clarida và cộng sự, 1998). Ngân hàng trung ương Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có phản ứng đến sự thay đổi của lạm phát, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007, khi lạm phát tăng cao, các NHTƯ đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát theo quy tắc Taylor. Khoảng cách sản lượng chỉ có ảnh hưởng đến hành vi điều hành lãi suất của NHTƯ Malaysia, Philippines và Thái Lan. Kết quả cho thấy biến động của các biến lãi suất thay đổi cùng chiều với sự thay đổi của lạm phát và khoảng cách sản lượng tại các quốc gia trong giai đoạn nghiên cứu (hệ số của các biến lạm phát và khoảng cách sản lượng đều dương), có nghĩa là NHTƯ tăng lãi suất danh nghĩa để phản ứng với sự gia tăng của lạm phát và khoảng cách sản lượng.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Ân, N. T. (2016). Quy tắc Taylor và chính sách tiền tệ tối ưu tại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng số 17.

Ánh, L. H., Thư, V. T. A., & Khiêm, H. Q. (2013). Nguyên tắc Taylor và điều hành lãi suất cơ bản ở Việt Nam. Công nghệ Ngân hàng, số 89.

Bảo, N. K. Q., Thạch, N. H., Kiên, N. T., & Thế, V. P. Q. (2018). Quy tắc Taylor trong điều hành chính sách tiền tệ tại các nước đang phát triển khu vực Đông Nam Á. Tạp chí Công Nghệ Ngân Hàng, Số 142&143, tháng 1&2 năm 2018, trang 75 – 87.

Liên, N. T. H. (2010). The Taylor Rule and Optimal Monetary Policy in Vietnam. Yokohama Journal of Social Sciences, Vol.15, No.4, pp. 99-115.

Tuấn, Đ. A. (2013). Quy tắc thực thi chính sách tiền tệ và kết quả kinh tế vĩ mô trong điều kiện Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Phát triển số 190, trang 15-19.

4.2 Tiếng Anh

Abel, J., & Bernanke, B. (2010). Macroeconomics. Dean Croushore 7th Edition.

Adolfson, M. (2007). Incomplete exchange rate pass-through and simple monetary policy rules. Journal of International Money and Finance, 26(3), 468-494. doi:http://dx.doi.org/10.1016/j.jimonfin.2007.01.005

Adolfson, M., Laséen, S., Lindé, J., & Villani, M. (2008). Empirical properties of closed-and open-economy DSGE models of the euro área. Macroeconomic Dynamics, 12(S1), 2-19.

Agénor, P.-R., Alper, K., & da Silva, L. P. (2013). Capital regulation, monetary policy and financial stability. International Journal of Central Banking, 9(3), 193-238.

Ahmad, S. (2016). A multiple threshold analysis of the Fed's balancing act during the Great Moderation. Economic Modelling, 55, 343-358. doi:http://dx.doi.org/10.1016/j.econmod.2016.02.013 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM