Luận án TS: Quản trị công, FDI và đầu tư tư nhân ở các nước đang phát triển

Luận án Quản trị công, FDI và đầu tư tư nhân ở các nước đang phát triển được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu vai trò của môi trường quản trị công trong mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư FDI và đầu tư tư nhân ở 82 nước đang phát triển trong khoảng thời gian 2000 – 2013.

Luận án TS: Quản trị công, FDI và đầu tư tư nhân ở các nước đang phát triển

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Mặc dù chất lượng quản trị công đóng vai trò khá quan trọng trong mối quan hệ giữa FDI và đầu tư trong nước, nhưng cho đến nay các nghiên cứu đánh giá dạng này còn khá ít, chỉ có hai nghiên cứu nổi bật là Morrissey & Udomkerdmongkol (2012) và Farla et al. (2016). Morrissey & Udomkerdmongkol (2012) và Farla et al. (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công lên mối quan hệ giữa FDI và đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, luận án này có sự so sánh các tác động này cho các mẫu nghiên cứu khác nhau (mẫu chính và hai mẫu phụ) mà ở hai nghiên cứu trước không có. Điều này xuất phát từ số lượng các nước trong mô hình nghiên cứu ở đề tài này tương đối nhiều (82 nước). Đặc biệt số lượng nước thu nhập trung bình thấp và số lượng nước thu nhập trung bình cao cũng tương đối vừa đủ (27 và 28 nước) để hình thành hai mẫu nghiên cứu phụ. Việc tách riêng hai mẫu nghiên cứu phụ này cũng tương đối phù hợp vì trình độ phát triển kinh tế và chất lượng môi trường quản trị công ở hai nhóm nước này có sự khác biệt rõ rệt. Do vậy, tác động của môi trường quản trị công lên mối quan hệ FDI và đầu tư tư nhân sẽ có sự khác nhau giữa các nhóm nước này và đề tài nghiên cứu này muốn làm rõ điều này.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư FDI lên đầu tư tư nhân.

- Đánh giá vai trò của chất lượng quản trị công trong việc điều chỉnh hiệu ứng FDI đến đầu tư tư nhân.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng xem xét mối quan hệ nhân quả Granger của FDI và chất lượng quản trị công; tác động của FDI, chất lượng quản trị công và tương tác của chúng lên đầu tư tư nhân ở 82 nước đang phát triển trong khoảng thời gian 2000 – 2013 với các biến kiểm soát như tăng trưởng kinh tế, nguồn thu thuế, lạm phát, độ mở thương mại, và cơ sở hạ tầng.

Phạm vi thu thập dữ liệu nghiên cứu được giới hạn cho ba mẫu nghiên cứu gồm mẫu chính (82 nước đang phát triển), mẫu thu nhập trung bình thấp (27 nước) và mẫu thu nhập trung bình cao (28 nước) trong giai đoạn 2000 – 2013.

1.4 Cơ sở lý thuyết

Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư FDI và đầu tư trong nước: Agosin & Machado (2005) có thể được xem là nghiên cứu đầu tiên khai triển mô hình lý thuyết để xem xét ảnh hưởng của FDI lên đầu tư trong nước, chủ yếu là đầu tư tư nhân. Theo đó, kết quả phân tích của Agosin & Machado (2005) chỉ ra vốn FDI có thể thúc đẩy hoặc chèn lấn vốn đầu tư trong nước.

Tác động của quản trị công lên mối quan hệ giữa FDI và đầu tư tư nhân: khung phân tích lý thuyết của đề tài dựa trên hai nghiên cứu chính là Morrissey & Udomkerdmongkol (2012) và Farla et al. (2016).

1.5 Ý nghĩa của đề tài

Thông qua phương pháp nghiên cứu thích hợp và có độ tin cậy xác đáng dựa trên các thuộc tính của bộ dữ liệu nghiên cứu được trích xuất từ các tổ chức uy tín trên thế giới như World Bank và IMF, các phát hiện từ việc phân tích và nghiên cứu thực nghiệm của luận án sẽ đưa ra các gợi ý chính sách phù hợp hơn, trợ giúp cho các nhà làm chính sách của chính phủ có thêm cơ sở lựa chọn để đưa các chính sách và quy định nhằm nâng cao môi trường quản trị công theo hướng công khai và minh bạch, góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa FDI và đầu tư tư nhân qua đó tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút nhiều hơn dòng vốn FDI và hỗ trợ các hoạt động đầu tư của khu vực tư, từ đó hỗ trợ những hoạt động kinh tế trong nước như tạo nhiều việc làm, và sau cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu tổng quan

Tính cấp thiết của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Trình tự nghiên cứu và quy trình nghiên cứu thực nghiệm

Đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu

Ý nghĩa của đề tài

Điểm mới của đề tài

Kết cấu nghiên cứu

2.2 Tổng quan lý thuyết

Khung khái niệm

Khung lý thuyết

Đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm

Một số nhận xét và khoảng trống nghiên cứu

2.3 Mô hình thực nghiệm, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Giới thiệu

Khung phân tích thực nghiệm

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu và mô tả các biến trong mô hình

2.4 Tác động của FDI lên đầu tư tư nhân ở các nước đang phát triển

Giới thiệu

Giá trị đóng góp

Kết quả thực nghiệm và thảo luận

2.5 Tác động của quản trị công, FDI lên đầu tư tư nhân ở các nước đang phát triển

Giới thiệu

Kết quả thực nghiệm và bàn luận

2.6 Tổng kết và gợi ý chính sách

Tổng kết

Các gợi ý chính sách

Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu

3. Kết luận

Luận án đã đánh giá thực nghiệm tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài lên đầu tư tư nhân cũng như xem xét đến vai trò của chất lượng quản trị công ở mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư FDI và đầu tư tư nhân thông qua biến tương tác giữa FDI và đầu tư tư nhân cùng với các biến kiểm soát như: tăng trưởng kinh tế, nguồn thu thuế, lạm phát, độ mở thương mại, và cơ sở hạ tầng cho bộ dữ liệu bảng cân bằng của 82 nước đang phát triển trên thế giới (14 nước có thu nhập thấp, 27 nước có thu nhập trung bình thấp, 28 nước có thu nhập trung bình cao, và 13 nước có thu nhập cao) trong khoảng thời gian 2000 – 2013 với ba mẫu nghiên cứu gồm mẫu nghiên cứu chính (82 nước), mẫu các nước có thu nhập trung bình thấp (27 nước), mẫu các nước có thu nhập trung bình cao (28 nước) bằng phương pháp GMM Arellano-Bond sai phân hai bước.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Ngân hàng thế giới & Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (2016). Báo cáo Việt Nam 2035. NXB Hồng Đức, Hà Nội.

World Bank (2002). Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4.2 Tiếng Anh

Adams, S. (2009). Foreign Direct investment, domestic investment, and economic growth in Sub-Saharan Africa. Journal of Policy Modeling, 31, 939–949.

Acemoglu, D., Johnson, S., Robinson, J.A., & Thaicharoen, Y. (2003). Institutional Causes, Macroeconomic Symptoms. Journal of Monetary Economics, 50 (1), 49–123.

Acemoglu, D., & Robinson, J. (2010). The role of institutions in growth and development (p. 135). World Bank Publications.

Agosin, M., & Machado, R. (2005). Foreign investment in developing countries: Does it crowd in domestic investment? Oxford Development Studies, 33(2), 149-162.

Al-Sadig, A. (2013). The effects of foreign direct investment on private domestic investment: evidence from developing countries. Empirical Economics, 1-9

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM