10 Đề thi giữa Học kì 1 môn Công nghệ 10 năm 2020 có đáp án

eLib biên soạn, tổng hợp và giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 năm 2020 có đáp án. Tài liệu gồm các đề kiểm tra giữa học kì 1 được sưu tầm từ các trường THPT giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài thi. Mời các em cùng theo dõi.

10 Đề thi giữa Học kì 1 môn Công nghệ 10 năm 2020 có đáp án

1. Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 – Số 1

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN CÔNG NGHỆ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

I. Phần Tự Luận (7 điểm)

Câu 1. (3,5 điểm)

- Sử dụng phân lân có gì khác với sử dụng phân đạm, phân kali, vì sao?

Câu 2. (3,5 điểm)

Phân biệt độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo. Làm gì để tăng độ phì nhiêu của đất?

II. Phần Trắc Nghiệm (3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

Câu 1. Có mấy loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 2. Ở nước ta, bao nhiêu phần dân số sống bằng nghề nông?

A. 1/3

B. 2/3

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 3. Đối với thí nghiệm so sánh giống, người ta so sánh các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà với:

A. Giống mới chọn tạo

B. Giống nhập nội

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 4. Đối với thí nghiệm so sánh giống, người ta so sánh về:

A. Sinh trưởng

B. Phát triển

C. Năng suất

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Phân đạm và kali dùng để bón thúc là chủ yếu vì:

A. Phân đạm, kali có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.

B. Phân đạm, kali dễ hòa tan trong nước (dung dịch đất).

C. Phân đạm, kali có hiệu quả nhanh sau bón.

D. Phân đạm, kali có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, dễ hòa tan trong nước nên hiệu quả nhanh.

Câu 6. Cách dùng phân hữu cơ bón ruộng đúng kĩ thuật là:

A. Rải phân đều lên mặt ruộng, phơi nắng cho phân khô rồi cày vùi phân vào đất trước khi gieo trồng.

B. Hòa nước tưới cho cây. Có thể ngâm phân hữu cơ vào các bể ngâm một thời gian cho hoai mục rồi mới tưới.

C. Đem phân ủ hoai mục rồi mới đem bón. Rải phân vào hốc hoặc rãnh luống rồi phủ đất và trồng cây. Với cây ăn quả, khi bón thúc phân hữu cơ cũng phải đào rãnh quanh gốc, bón phân xong phải phủ kín đất.

D. Cả ba cách đều được.

ĐÁP ÁN

I. Phần Tự Luận (7 điểm)

Câu 1. (3,5 điểm)

- Phân lân chủ yếu dùng để bón lót; phân đạm, kali chủ yếu dùng để bón thúc cho cây trồng. Lí do: Phân lân khó hòa tan trong nước, nên cây hấp thụ chậm, phải bón lót ngay từ đầu mới phát huy tác dụng của phân; phân đạm và kali ngược lại, dễ hòa tan trong nước nên hiệu quả của phân nhanh, vì thế chủ yếu dùng để bón thúc. Cũng có thể bón lót bằng phân đạm, kali những lưu ý bón ít để tránh lãng phí.

- Phân lân bón kết hợp với phân hữu cơ (ủ lẫn với phân chuồng, phân xanh…) có hiệu quả cao hơn bón riêng biệt; ngược lại, phân đạm, kali bón riêng biệt trực tiếp vào đất là tốt nhất. Lí do: Phân lân khó tiêu, nếu được ủ với phân hữu cơ sẽ giúp quá trình chuyển hóa lân khó tiêu thành dạng lân dễ tiêu, cây hấp thụ lân nhiều hơn; phân đạm và kali dễ hòa tan, dễ chuyển hóa nên không cần kết hợp với phân khác.

- Phân lân nên bón tập trung vào gốc cây hiệu quả hơn bón rải rác trên bè mặt đất; phân đạm, kali bón rải rác trên bề mặt đất hay tập trung đều được tùy theo yêu cầu của từng loại cây trồng. Lí do: Phân lân thường bị đất giữ chặt trên bề mặt keo đất, nên hạn chế để phân lân tiếp xúc với đất trên diện rộng (ví dụ: người ta chế ra dạng phân viên để bón trực tiếp vào gốc lúa).

Câu 2. (3,5 điểm)

- Độ phì nhiêu tự nhiên được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.

- Độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành do kết quả hoạt động sản xuất của con người.

- Muốn tăng độ phì nhiêu cho đất, cần thực hiện tốt một số khâu kĩ thuật sau:

+ Bón phân hữu cơ đã ủ hoai cùng với bón vôi hợp lí.

+ Bón phân hóa học ít và cân đối giữa đạm, lân, kali.

+ Các biện pháp làm đất đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.

+ Thực hiện chế độ luân canh, xen canh hợp lí.

2. Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 – Số 2

TRƯỜNG THPT TÂY ĐÔ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN CÔNG NGHỆ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

I. Phần Tự Luận (7 điểm)

Câu 1. (3,5 điểm)

Lập bảng phân biệt phân hóa học với phân hữu cơ về đặc điểm và tính chất của chúng.

Câu 2. (3,5 điểm)

Trình bày hệ thống sản xuất giống cây trồng.

II. Phần Trắc Nghiệm (3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

Câu 1. Tại sao phân vi sinh vật có thời gian sử dụng ngắn?

A. Phân vi sinh vật dễ bị thoát hơi nước nên để lâu phân khô, không còn hiệu lực nữa.

B. Phân vi sinh vật để lâu sẽ bị phân hủy, hình thành nhiều yếu tố độc hại, nên thời gian sử dụng ngắn.

C. Phân vi sinh vật chứa nhiều vi sinh vật sống, thời gian sống và tồn tại phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh. Vì thế thời gian sử dụng loại phân này không thể kéo dài được.

D. Cả A, B và C.

Câu 2. Đối với thí nghiệm so sánh giống, người ta so sánh về:

A. Chất lượng nông sản

B. Tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

---Để xem tiếp nội dung từ câu 3-6 và đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 – Số 3

TRƯỜNG THPT PHAN TÂY HỒ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN CÔNG NGHỆ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

I. Phần Tư Luận (7 điểm)

Câu 1. (3,5 điểm)

So sánh tính chất của đất mặn và đất phèn

Câu 2. (3,5 điểm)

Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất xám bạc màu, cần thực hiện những biện pháp kĩ thuật gì? Giải thích tác dụng các biện pháp đó.

II. Phần Trắc Nghiệm (3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

Câu 1. Người ta đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch nhằm mục đích gì?

A. Giảm bớt hao hụt sản phẩm

B. Nâng cao chất lượng sản phẩm

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 2. Cần xây dựng nèn nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái nhưng phải đảm bảo yêu cầu gì?

A. Không gây ô nhiễm

B. Không gây suy thoái môi trường

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 – Số 4

TRƯỜNG THPT VŨ BẢO

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN CÔNG NGHỆ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

I. Phần Trắc Nghiệm (3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

Câu 1. Đất mặn, đất phèn sau khi được cải tạo sử dụng để làm gì?

A. Trồng cây công nghiệp lâu năm (café, cao su...).

B. Trồng lúa, trồng cói (vùng mặn), cây chịu phèn, nuôi thủy sản.

C. Trồng rừng ven biển.

D. Trồng cây ăn quả.

Câu 2. Vì sao đất phèn lại rất chua?

A. Vì các chất kiềm bị rửa trôi nhiều.

B. Vì trong đất phèn chứa nhiều chất độc hại (Al3+, Fe3+, CH4, H2S...) nên gây chua.

C. Vì đất phèn chứa nhiều xác sinh vật có chất lưu huỳnh, trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh kết hợp với Fe trong phù sa tạo thành pyrit (FeS2), trong điều kiện thoáng khí, FeS2 bị oxi hóa hình thành H2SO4 làm đất rất chua.

D. Cả ba lí do trên.

Câu 3. Nguyên nhân nào làm cho đất mặn?

A. Do vùng đất có nhiều cây chịu mặn nên khi bị phân hủy xác cây chuyển hóa ra nhiều muối mặn.

B. Do nước biển và nước ngầm chứa muối nhiều xâm nhập vào đất.

C. Do kĩ thuật canh tác không đúng, lạc hậu.

D. Do không khí mang theo hơi nước có chứa muối từ biển thổi vào đất liền.

Câu 4: Mục đích của sản xuất giống cây trồng là gì?

A. Duy trì, củng cố độ thuần chủng, tăng sức sống và tính trạng điển hình của giống.

B. Để có thể sử dụng đúng và khai thác tối đa hiệu quả của giống.

C. Tạo ra số lượng giống cần thiết cung cấp cho sản xuất đại trà.

D. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 – Số 5

TRƯỜNG THPT HÀ NAM

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN CÔNG NGHỆ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Keo đất là:

A. Những hạt khoáng chất không tan trong nước.

B. Những hạt sét rất nhỏ bé lơ lửng trong dung dịch đất.

C. Những phần tử có kích thước ≤ 1µm, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù (lơ lửng trong nước).

D. Những phần tử nhỏ bé có tính kết dính, tạo cho đất tơi xốp, làm tăng độ phì nhiêu của đất.

Câu 2. Khả năng hấp phụ của đất là:

A. Khả năng hòa tan các chất của dung dịch đất.

B. Khả năng giữ lại tỏng đất những phần tử khoáng, chất hữu cơ, hạn chế sự rửa trôi chúng trên bề mặt đất.

C. Khả năng của đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ bé như hạt limon, hạt sét, hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.

D. Khả năng của keo đất hấp thu và trao đổi các chất dinh dưỡng trong dung dịch đất để cung cấp dần cho cây trồng.

Câu 3. Độ chua hoạt tính của đất là:

A. Độ chua do H+ trên bề mặt keo đất gây ra.

B. Độ chua do H+ trong dung dịch đất gây ra.

C. Độ chua do H+, OH- trong dung dịch đất gây ra.

D. Độ chua hoạt tính là độ chua do H+ và Al3+ và Fe3+ trong đất gây ra.

Câu 4. Trong sản xuất nông nghiệp, phản ứng của dung dịch đất có ý nghĩa:

A. Giúp nhà nông xác định thời vụ gieo trồng.

B. Giúp nhà nông có cơ sở xây dựng mạng lưới thủy lợi.

C. Giúp nhà nông có cơ sở bố trí cây trồng hợp lí, có chế độ bón phân, bón vôi phù hợp để cải tạo độ phì nhiêu của đất.

D. Giúp các cơ quan nông nghiệp có cơ sở để quy hoạch đồng ruộng.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 – Số 6

TRƯỜNG THPT BẠCH ĐẰNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN CÔNG NGHỆ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

I. Trắc Nghiệm (3 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Đối với thí nghiệm so sánh giống, người ta so sánh các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà với:

A. Giống mới chọn tạo

B. Giống nhập nội

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật xác định:

A. Thời vụ

B. Mật độ gieo trồng

C. Chế độ phân bón

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Nhiệm vụ của ngành nông, lâm, ngư nghiệp là:

A. Áp dụng khoa học công nghệ vào chọn giống

B. Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào bảo quản và chế biến sản phẩm

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 4. Điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp cho:

A. Sự sinh trưởng của vật nuôi

B. Sự phát triển của cây trồng

C. Sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi và cây trồng

D. Đáp án khác

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 - Số 7

Trường THPT NGUYỄN HUỆ

Đề thi giữa Học kì 1

Môn Công nghệ 10

Năm học 2020-2021

Thời gian làm bài: 45 phút

Số câu: 6 câu trắc nghiệm, 2 tự luận

8. Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 - Số 8

Trường THPT NGÔ GIA TỰ

Đề thi giữa Học kì 1

Môn Công nghệ 10

Năm học 2020-2021

Thời gian làm bài: 45 phút

Số câu: 25 câu trắc nghiệm

9. Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 - Số 9

Trường THPT THỦ KHOA HUÂN

Đề thi giữa Học kì 1

Môn Công nghệ 10

Năm học 2020-2021

Thời gian: 45 phút

Số câu: 6 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận.

10. Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 - Số 10

Trường THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC

Đề thi giữa Học kì 1

Môn Công nghệ 10

Năm học 2020-2021

Thời gian: 45 phút

Số câu: 6 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận.

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM