10 đề thi giữa Học kì 1 Sinh lớp 10 năm 2019 môn có đáp án

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến bạn đọc tài liệu Đề thi giữa HK1 năm 2020 môn Sinh học 10 có đáp án. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi giữa Học kì 1 Sinh lớp 10 năm 2019 môn có đáp án

1. Đề thi giữa HK1 Sinh 10 số 1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

ĐỀ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN THI: SINH HỌC 10

(Thời gian làm bài 50 phút, đề gồm 10 câu)

Câu 1: Trả lời ngắn gọn các câu sau

A. Bào quan nào là nơi diễn ra quá trình hô hấp tế bào?

B. Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn nào tạo ra nhiều ATP nhất?

C. Pha tối của quang hợp xảy ra ở đâu?

D. Pha sáng tạo ra sản phẩm gì?

Câu 2: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích.

A. Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất gọi là trung tâm hoạt động.

B. Enzim làm tăng tốc độ của phản ứng và bị biến đổi sau phản ứng.

Câu 3:  Một nhóm tế bào sinh trứng tham gia giảm phân đã tạo ra 32 trứng. Hãy xác định:

a. Số tế bào sinh trứng.

b. Số thể định hướng bị tiêu biến.

Câu 4: Trong quá trình nguyên phân, hiện tượng NST co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau có ý nghĩa gì?

Câu 5:

a. Hoạt tính của enzim là gì?

b. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?

Câu 6: Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Hãy xác định số crômatit, số tâm động trong tế bào khi tế bào đang ở kì giữa, kì sau của nguyên phân.

Câu 7: Ôxi được tạo ra trong pha nào của quá trình quang hợp? Từ nơi được tạo ra, Ôxi phải đi qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào?

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Từ một tế bào mẹ trải qua quá trình giảm phân tạo ra ……(1)…….tế bào con, bộ nhiễm sắc thể trong tế bào con…….(2)……..bộ nhiễm sắc thể trong tế bào mẹ.

Câu 9:

a. Nêu tên các pha của kì trung gian.

b. Nhận xét kì trung gian của các tế bào sau: tế bào vi khuẩn, tế bào thần kinh.

Câu 10: Sau một đợt giảm phân của 15 tế bào sinh trứng, người ta thấy có tất cả 1755 nhiễm sắc thể bị tiêu biến cùng các thể định hướng.

a. Xác định bộ nhiễm sắc thể của loài trên.

b. Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 20%, của tinh trùng là 25 % thì số tế bào sinh tinh cần cho quá thụ tinh là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

Câu 1: 

a. Ti thể

b. Chuỗi chuyền e hô hấp

c. Chất nền của lục lạp

d. O2, ATP, NADPH

Câu 2:

a. Đúng

b. Sai. Vì enzim không bị biến đổi sau phản ứng. 

Câu 3: 

- Số tế bào sinh trứng: 32

- Số thể định hướng: 96

Câu 4:

NST dễ dàng phân li về 2 cực của tế bào mà không bị rối

- Giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền

Câu 5:

Hoạt tính của enzim được tính bằng lượng sản phẩm được tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian……

- Các yếu tố ảnh hưởng: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzim, chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim.

Câu 6: 

Kì giữa:

+ Số cromatit: 32

+ Số tâm động: 16

-Kì sau:

+ Số cromatit: 0

+ Số tâm động: 32

Câu 7:

- Pha sáng

- 4 lớp màng:

  • màng tilacoit.
  • màng trong và màng ngoài của lục lạp.
  • màng sinh chất.

Câu 8: 

(1): bốn

(2): bằng một nửa

Câu 9:

pha G1, pha S, pha G2

- Tế bào vi khuẩn: Phân chia theo kiểu trực phânà không có kì trung gian.

- Tế bào thần kinh: kì trung gian kéo dài suốt đời sống cá thể

Câu 10: 

- n = 1755 : (15 x 3) =39---> 2n = 78 .....

- số trứng được thụ tinh = số tinh trùng được thụ= 15 x 20%=3 àsố tinh trùng tham gia thụ tinh = (3 x 100) : 25 = 12 → số tế bào sinh tinh = 12 : 4 = 3

2. Đề thi giữa HK1 Sinh 10 số 2

TRƯỜNG THPT LÊ XOAY

Năm học: 2019 – 2020

ĐỀ THI GIỮA HK1 LẦN 2

MÔN: SINH HỌC 10

Thời gian làm bài:50 phút

(40 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Loại bào quan không có ở tế bào động vật là

A. lục lạp.      B. không bào.           C. lizôxôm.    D. ti thể.

Câu 2: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là

A. có chứa sắc tố quang hợp.

B. được bao bọc bởi lớp màng kép.

C. có chứa nhiều loại enzim hô hấp.

D. có chứa nhiều phân tử ATP.

Câu 3: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng bị vỡ ra là

A. tế bào nấm men.             B. tế bào hồng cầu.

C. tế bào thực vật.               D. tế bào vi khuẩn.
Câu 4: Testosteron được tổng hợp ở bào quan nào dưới đây?

A. Ribôxôm.                          B. Lưới nội chất hạt.

C. Bộ máy gôngi.                 D. Lưới nội chất trơn.

Câu 5: Cấu trúc quyết định tính đặc thù và đa dạng của phân tử prôtêin là

A. cấu trúc bậc 3.                 B. cấu trúc bậc 4.

C. cấu trúc bậc 2.                 D. cấu trúc bậc 1.

Câu 6: Để cố định một phân tử CO2 theo chu trình Canvin cần nguyên liệu từ pha sáng tương đương

A. 3ATP, 2NADPH.             B. 18ATP, 12NADPH.

C. 12ATP, 18NADPH.         D. 18ATP, 12NADPH.

Câu 7: Một tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8) đang ở kì cuối của quá trình nguyên phân. Số crômatit có trong tế bào này tại thời điểm quan sát là bao nhiêu?

A. 0.                B. 16.              C. 8.                D. 24.

Câu 8: Loại vitamin nào dưới đây không phải là một dạng lipit?

A. Vitamin E.             B. Vitamin D.             C. Vitamin C.            D. Vitamin A.

Câu 9: Tế bào gan của người nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển mạnh nhất?

A. Người bình thường.                   B. Người bị đau tim.

C. Người bị đau răng.                     D. Người nghiện rượu.

Câu 10: Cấu trúc của thimin khác với uraxin về

A. loại đường và loại bazơ.

B. loại đường và loại axit photphoric.

C. liên kết giữa axit photphoric với đường. 

D. vị trí liên kết giữa đường với bazơ.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khí ôxi được giải phóng trong pha tối.

B. Ôxi sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước.

C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào.

D. Đường được tạo ra trong pha sáng.

Câu 12: Cho các đặc điểm sau:

(1). không có màng nhân. (2). không có các bào quan có màng bao bọc.

(3). không có hệ thống nội màng. (4). không có thành tế bào bằng peptidoglican.

Trong các đặc điểm trên, có bao nhiêu đặc điểm là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ?

A. 4.                B. 2.                C. 3.                D. 1.

Câu 13: Trong tế bào mARN có vai trò

A. lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền.

B. tổ hợp với prôtêin cấu tạo nên nhiễm sắc thể.

C. truyền thông tin di truyền từ ADN đến prôtêin.

D. vận chuyển axit amin.

 Câu 14: Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và nuclêôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3.

II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.

III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28.

IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X.

A. 4.                B. 3.                 C. 1.               D. 2.
Câu 15: Nếu ăn quá nhiều prôtêin (chất đạm), cơ thể có thể mắc bệnh gì sau đây?
A. Bệnh mỡ máu.

B. Bệnh gút.             

C. Bệnh đau dạ dày.

D. Bệnh tiểu đường.
Câu 16: Cho một số hoạt động sau:

(1) Tổng hợp prôtêin.

(2) Tế bào thận vận chuyển chủ động urê và glucôzơ qua màng.

(3) Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch.

(4) Vận động viên đang nâng quả tạ.

(5) Vận chuyển nước qua màng sinh chất.

Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn năng lượng ATP?

A. 5.                B. 4.                C. 3.                D. 2.
Câu 17: Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha sáng?

(1) Diễn ra ở các tilacoit.

(2) Diễn ra trong chất nền của lục lạp.

(3) Là quá trình ôxi hóa nước.

(4) Nhất thiết phải có ánh sáng.

Những phương án trả lời đúng là

A. (1), (2), (4).                       B. (2), (3), (4).

C. (1), 2), (3).                        D. (1), (3), (4).

Câu 18: Cho các nhận định sau:

(1) Tinh bột là chất dự trữ trong cây.

(2) Glicôgen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm.

(3) Glucôzơ là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào.

(4) Saccarôzơ là loại đường vận chuyển trong cây.

(5) Pentôzơ là loại đường tham gia vào cấu tạo ADN và ARN.

Trong các nhận định trên có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của cacbohiđrat trong tế bào và cơ thể?
A. 3                 B. 4.                C. 2.                D. 5.

Câu 19: Trong các nhận xét sau về enzim và vai trò của enzim, nhận xét nào không đúng?

A. Các chất trong tế bào được chuyển hóa từ chất này sang chất khác thông qua hàng loạt phản ứng có xúc tác của enzim.

B. Khi cần tổng hợp nhanh một chất nào đó với số lượng lớn, tế bào có thể sử dụng nhiều loại enzim khác nhau.

C. Tế bào có thể điều hòa quá trình trao đổi chất thông qua việc điều khiển tổng hợp enzim hoặc ức chế hoặc hoạt hóa enzim.

D. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH...ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.

Câu 20: Người ta chia vi khuẩn thành 2 loại là vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương dựa vào

A. cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào.

B. cấu trúc của nhân tế bào.

C. số lượng plasmit trong tế bào chất của vi khuẩn.

D. khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi giữa HK1 số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi giữa HK1 Sinh 10 số 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: SINH HỌC, LỚP 10

(Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vitamin A được bán trên thị trường thường được đóng trong dạng viên nang có dầu. Do vitamin A

A. là lipit, không tan trong nước.   B. là axitamin, tan trong dầu.

C. là đường đơn, tan trong dầu.   D. là nuclêôtit, không tan trong nước.

Câu 2: Giới sinh vật nào sau đây được cấu tạo bởi tế bào nhân sơ?

A. Nguyên sinh.       B. Nấm.         C. Khởi sinh.             D. Thực vật.

Câu 3: Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố

A. C, H, O, N, P.                  B. C, H, O.

C. C, H, O, N.                       D. C, H, O, P.
Câu 4: Mọi cơ thể đều được cấu tạo bởi đơn vị cấu trúc cơ bản là

A. thành tế bào.                   B. mô.

C. tế bào.                               D. các hệ cơ quan.

Câu 5: Khi rửa rau sống, cho thêm muối NaCl vào nước rửa rau nhằm

A. diệt vi khuẩn.                   B. làm cứng rau.

C. làm sạch chất độc.         D. oxi hóa chất độc.

Câu 6: Trên màng sinh chất có chứa các “dấu chuẩn”, “dấu chuẩn” được cấu tạo bằng hợp chất nào?

A. Cacbohidrat.                    B. Phôtpholipit.

C. Glicôprôtêin.                    D. Axit béo.

Câu 7: Bào quan nào sau đây làm nhiệm vụ quang hợp?

A. Lưới nội chất.                  B. Bộ máy Gôngi.

C. Ti thể.                              D. Lục lạp.

Câu 8: Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào không có cấu trúc đa phân?

A. Cacbohidrat.                    B. Lipit.

C. Vitamin C.                        D. Vitamin A.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi giữa HK1 số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi giữa HK1 Sinh 10 số 4

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT

KIỂM TRA SINH 10 CƠ BẢN

BÀI THI: SINH 10 CƠ BẢN

(Thời gian làm bài: 45 phút)

Câu 1: Cho các cấp tổ chức của thế giới sống sau đây:

1. quần xã                       2. quần thể               3. cơ thể                               

4. hệ sinh thái                 5. tế bào

Tính từ nhỏ đến lớn, trật tự các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống là:

A. 5 → 3 → 1 → 2 → 4  

B. 5 → 3 → 2 → 1 → 4  

C. 5 → 2 → 3 → 1 → 4  

D. 5 → 2 → 3 → 4 → 1

Câu 2: Cho ví dụ sau đây: Dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời, tảo lục lấy khí cacbonic và sử dụng nước từ môi trường để tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, đồng thời thải khí oxi ra ngoài. 

Ví dụ trên thể hiện đặc điểm gì của tổ chức sống?

A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

B. Hệ thống mở

C. Khả năng tự điều chỉnh

D. Thế giới sống liên tục tiến hóa

Câu 3: Trong Sinh học, Giới là đơn vị phân loại:

A. nhỏ nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định

B. lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định

C. lớn nhất bao gồm các loài sinh vật có chung những đặc điểm nhất định

D. lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật giống nhau về các đặc điểm trên cơ thể

Câu 4: Điểm giống nhau giữa Nấm nhầy với Động vật nguyên sinh là:

A. Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ                   B. Sống dị dưỡng

C. Có cấu tạo đa bào                                                  D. Tế bào nhân sơ

Câu 5: Cho những thông tin sau:

1. Sống dị dưỡng

2. Cơ thể đa bào

3. Thành tế bào cấu tạo bằng kitin

4. Cấu trúc dạng sợi

5. Khả năng phản ứng nhanh

6. Không có lục lạp

Có bao nhiêu thông tin đúng cho cả giới Nấm và giới Động vật?

A. 2                                     B. 3                                     C. 4                                     D. 5

5. Đề thi giữa HK1 Sinh 10 số 5

TRƯỜNG THPT LÊ XOAY

Năm học: 2019 – 2020

ĐỀ THI GIỮA HK1 LẦN 2

MÔN: SINH HỌC 10

Thời gian làm bài:50 phút

(40 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Loại bào quan không có ở tế bào động vật là

A. lục lạp.      B. không bào.           C. lizôxôm.    D. ti thể.

Câu 2: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là

A. có chứa sắc tố quang hợp.

B. được bao bọc bởi lớp màng kép.

C. có chứa nhiều loại enzim hô hấp.

D. có chứa nhiều phân tử ATP.

Câu 3: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng bị vỡ ra là

A. tế bào nấm men.                         B. tế bào hồng cầu.

C. tế bào thực vật.                           D. tế bào vi khuẩn.
Câu 4: Testosteron được tổng hợp ở bào quan nào dưới đây?

A. Ribôxôm.                          B. Lưới nội chất hạt.

C. Bộ máy gôngi.                 D. Lưới nội chất trơn.

Câu 5: Cấu trúc quyết định tính đặc thù và đa dạng của phân tử prôtêin là

A. cấu trúc bậc 3.                 B. cấu trúc bậc 4.

C. cấu trúc bậc 2.                 D. cấu trúc bậc 1.

6. Đề thi giữa HK1 Sinh 10 số 6

TRƯỜNG THPT BẾN TRE

ĐỀ KIỂM TRA 45’ HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: Sinh học - lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

TRẮC NGHỆM: hãy chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Các cấp tổ chức sống cơ bản gồm:

A. Nguyên tử- phân tử- tế bào- cơ thể- quần thể- quần xã- HST- sinh quyển

B. Phân tử- nguyên tử- cơ thể- quần thể- quần xã- HST- sinh quyển

C. Cơ thể- quần thể- quần xã- HST- sinh quyển

D. Nguyên tử- phân tử- cơ thể- quần thể- quần xã- hệ sinh thái- sinh quyển

Câu 2: Thế giới sinh vật phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là:

A. Loài- chi- họ- bộ- lớp- ngành- giới

B. Lớp – ngành - bộ - họ - chi - giống - loài

C. Giới – ngành - lớp - bộ - họ

D. Giới – ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài

Câu 3: Whittaker và Margulis chia thế giới sinh vật thành:

A. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật

B. Giới Nguyên sinh, giới Thực vật và giới Động vật

C. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật

D. Giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật

Câu 4: Các nguyên tố đại lượng chính gồm:

A. C, H, O, N, P                    B. C, H, O, N, Ca

C. C, H, O, N, P                        D. C, H, O, N

Câu 5: Những chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong tế bào:

A. Cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axít nuclêic

B. Cacbohiđrat, lipit, axít nuclêic, glicôgen

C. Cacbohiđrat, lipit, prôtêin, xenlulôzơ

D. Cacbohiđrat, axít amin, prôtêin, axít nuclêic

7. Đề thi giữa HK1 Sinh 10 số 7

Trường THPT Trần Hưng Đạo

Đề thi giữa HK1

Năm học: 2019- 2020

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề

(32 câu trắc nghiệm)

8. Đề thi giữa HK1 Sinh 10 số 8

Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

Kiểm tra Sinh 10 chuyên

Thời gian làm bài: 45 phút

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

9. Đề thi giữa HK1 Sinh 10 số 9

Trường THPT Bùi Dục Tài

Đề kiểm tra 1 tiết HK1

Năm học: 2019-2020

Môn: Sinh học - lớp 10 CƠ BẢN

Thời gian làm bài: 45 phút

Số câu: 20 câu trắc nghiệm và 5 câu tự luận

10. Đề thi giữa HK1 Sinh 10 số 10

Trường THPT Lê Thánh Tôn

Đề thi giữa HK1 (2019 – 2020)

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút             

Số câu: 10 câu tự luận

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:18/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM