10 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử lớp 10 năm 2020 có đáp án chi tiết

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học, eLib xin gửi đến các em bộ tài liệu Đề thi HK1 giữa môn Lịch Sử 10 năm 2020. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử lớp 10 năm 2020 có đáp án chi tiết

1. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 10 – Số 1

TRƯỜNG THPT XUÂN TÔ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) dựa vào

A. Tinh thần tự lực tự cường.         

B. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật.

C. Sự giúp đỡ của các nước Đông Âu  

D. Có nguồn tài nguyên phong phú.

Câu 2. Đường lối chung của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kì cải cách mở cửa lấy nội dung nào làm trọng tâm?

A. Xây dựng hệ thống chính trị.     

B. Phát triển kinh tế.

C. Xây dựng nền kinh tế thị trường.  

D. Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản.

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp thêm khó khăn nào khác với các nước tư bản Tây Âu?

A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.

B. Phải khôi phục kinh tế.

C. Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm.

D. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ.

Câu 4. Nhận xét nào dưới đây đúng về vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay

A. Liên hợp quốc trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc

C. Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe của loài người.

D. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo.

Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác?

A. Phong trào “vô sản hóa” (1928).

B. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).

C. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928).

D. Bãi công Ba Son (8-1925).

Câu 6. Trong những năm 1919-1925, hoạt động của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa như thế nào với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?

A. Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng.

B. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.

C. Chuẩn bị về mặt tư tưởng-chính trị cho sự ra đời của Đảng.

D. Tạo ra bước ngoặt cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 7. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là

A. Đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng.

B. Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.

C. Đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai

D. Đánh đổ phong kiến, đế quốc.

Câu 8. Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta được đánh giá là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này?

A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.

B. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.

C. Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945.

D. Phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Câu 9. Việt Nam Giải phóng quân ra đời là sự hợp nhất của các tổ chức nào?

A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân

B. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.

C. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ.

D. Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên

Câu 10. Lực lượng nào được coi là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam?

A. Trung đội Cứu quốc quân I.   

B. Việt Nam Giải phóng quân.

C. Việt Nam Cứu quốc quân.    

D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Câu 11. Quân đội những nước Đồng minh nào vào Việt Nam để giải giáp phát xít Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Liên Xô, Mĩ.               

B. Liên Xô, Anh.

C. Trung Hoa Dân Quốc, Anh.  

D. Trung Hoa Dân Quốc, Pháp.

Câu 12. Thuận lợi nào là cơ bản nhất đối với nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Nhân dân phấn khởi gắn bó với chế độ.

B. Cách mạng có Đảng và Hồ Chủ tịch lãnh đạo.

C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành.

D. Phong trào cách mạng thế giới phát triển sau chiến tranh.

Câu 13: Nội dung cơ bản trong bước 1 của kế hoạch quân sự Na-va là gì?

A. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.

B. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.

C. Tấn công chiến lược ở hai miền Nam – Bắc.

D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc – Nam.

Câu 14: Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc vào thu - đông 1947 vì

A. Muốn ngăn chặn con đường liên lạc của ta với quốc tế.

B. Muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

C. Muốn giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân.

D. Muốn kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Câu 15: So với chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) có gì khác về kết quả và ý nghĩa lịch sử?

A. Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

B. Bộ đội chủ lực trưởng thành thêm một bước.

C. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.

D. Quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).

Câu 16. Mối quan hệ của cách mạng 2 miền Nam Bắc là

A. Hợp tác với nhau.               

B. Hỗ trợ lẫn nhau.

C. Gắn bó mật thiết, tác động qua lại.  

D. Hợp tác, giúp đỡ nhau.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Tại sao nói nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

Câu 2: Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?

Câu 3: So sánh điểm giống nhau và điểm khác nhau giữa “chiến lược chiến tranh đặc biệt” và “chiến lược chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 10 - SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1A           2B            3C            4A            5D            6C            7B            8D

9A           10D         11C           12B          13A          14B          15D          16C

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Tại sao nói nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

- Chính quyền mới thành lập còn non yếu.

- Phía bắc: 20 vạn quân tưởng và tay sai kéo vào nước ta âm mưu chống phá cách mạng.

- Phía nam: Anh dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược và trên nước ta còn 6 vạn tàn quân Nhật đang chờ giải giáp.

- Kinh tế nghèo nàn lạc hậu, đình đốn, bị chiến tranh, thiên tai tàn phá, hậu quả của nạn đói chưa khắc phục.

- Ngân khố trống rỗng.

- Hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội tràn lan.

Câu 2: Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

* Chủ quan:

- Sự lãnh đạo của Đảng (đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh) với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

- Có chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất, lực lượng vũ trang 3 thứ quân, hậu phương rộng lớn.

* Khách quan:

- Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương.

- Có sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên xô và lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới.

Câu 3: So sánh điểm giống nhau và điểm khác nhau giữa “chiến lược chiến tranh đặc biệt” và “chiến lược chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam?

* Giống nhau:

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ

- Được tiến hành bằng vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ do cố vấn Mĩ chỉ huy.

* Khác:

- Chiến tranh đặc biệt: Chủ yếu là quân Ngụy, đánh phá bình định Miền Nam.

- Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chủ yếu là quân Mĩ, Ngụy quân, quân đồng minh, gây chiến tranh miền Nam và đánh phá Miền Bắc.

2. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 10 – Số 2

TRƯỜNG THPT CHI LĂNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của Người tối cổ?

A. Biết sử dụng công cụ bằng đồng.

B. Đã biết chế tạo công cụ lao động.

C. Đã biết trồng trọt và chăn nuôi.

D. Hầu như đã hoàn toàn đi bằng hai chân.

Câu 2: Cách đây khoảng 4 vạn năm đã xuất hiện loài người nào?

A. Người vượn cổ

B. Người tối cổ

C. Người vượn

D. Người tinh khôn

Câu 3: Đặc điểm của cuộc "Cách mạng thời đá mới" là gì?

A. Con người biết sử dụng đá mới để làm công cụ.

B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.

C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.

D. Con người đã biết sử dụng kim loại.

Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với bộ lạc?

A. Tập hợp một thị tộc.

B. Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau.

C. Tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng gắn với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi.

D. Là tập hợp nhiều thị tộc sống cùng nhau.

Câu 5: Khoảng 3.000 năm trước đây, cư dân nước nào là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt?

A. Trung Quốc

B. Việt Nam

C. In-đô-nê-xi-a

D. Tây Á và Nam Châu Âu

Câu 6: Ý nghĩa lớn nhất của sự xuất hiện công cụ bằng kim khí?

A. Con người có thể khai phá đất đai

B. Sự xuất hiện nông nghiệp dùng cày.

C. Làm ra lượng sản phẩm dư thừa

D. Biết rèn đúc công cụ bằng sắt.

Câu 7: Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các dòng sông lớn?

A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thuỷ.

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

C. Cư dân ở đây sớm chế tạo ra công cụ bằng kim loại.

D. Có khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho gieo trồng

Câu 8: Vào khoảng thời gian nào cư dân Đại Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?

A. Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN

B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN

C. Khoảng thiên niên kỉ IIII TCN

D. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Hãy nêu những tiến bộ kĩ thuật khi người tinh khôn xuất hiện.

Câu 2: So sánh những nét chính về các quốc gia cổ đại Phương Đông và các quốc gia cổ đại Phương Tây?

Câu 3: Trình bày vai trò, thân phận của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông. Quan hệ bóc lột chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là gì?

---(Để xem nội dung đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 10 – Số 3

TRƯỜNG THPT TỊNH BIÊN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

Câu 1: Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó.

Câu 2: Thị quốc là gì? Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào?

Câu 3: Hãy nêu những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến?

---(Để xem nội dung đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

4. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 10 – Số 4

TRƯỜNG THPT CÔ TÔ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là

A. phân công lao động luân phiên.

B. hợp tác lao động.

C. hưởng thụ bằng nhau.

D. lao động độc lập theo hộ gia đình.

Câu 2. Vai trò của người đàn ông thay đổi thế nào khi gia đình phụ hệ xuất hiện?

A. Vai trò của đàn ông và đàn bà như nhau.

B. Đàn bà có vai trò quyết định trong gia đình.

C. Đàn ông có vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình.

D. Đàn ông không có vai trò gì.

Câu 3. Xương hóa thạch của loài vượn cổ xuất hiện khoảng 6 triệu năm trước đây được tìm thấy ở đâu?

A. Đông Phi, Tây Á, Bắc Á.

B. Đông Phi, Tây Á, Việt Nam.

C. Đông Phi, Việt Nam, Trung Quốc.

D. Tây Á, Trung Á, Bắc Mĩ.

Câu 4. Người tối cổ xuất hiện cách đây 4 triệu năm đã tạo ra công cụ lao động như thế nào?

A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.

B. Ghè, đẽo một mặt mảnh đá hay hòn cuội.

C. Ghè đẽo, mài một mặt mảnh đá hay hòn cuội.

D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.

Câu 5. Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng 3 vạn năm cách ngày nay.

B. Khoảng 4 vạn năm cách ngày nay.

C. Khoảng 3 triệu năm cách ngày nay.

D. Khoảng 4 triệu năm cách ngày nay.

---Còn tiếp---

5. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 10 – Số 5

TRƯỜNG THPT CẦN ĐĂNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở những tỉnh nào dấu tích của Người tối cổ và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Việt Nam?

A. Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.

B. Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.

C. Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng.

D. Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Nam, Hải Dương.

Câu 2. Ở Hòa Bình, Bắc Sơn và nhiều địa phương khác trên đất nước ta đã tìm thấy nhiều dấu tích của

A. văn hóa đá cũ.

B. văn hóa đá mới.

C. văn hóa sơ kì đồ đồng.

D. văn hóa sơ kì đá mới.

Câu 3. Những nền văn hóa tiêu biểu nào mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta?

A. Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên.

B. Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai.

C. Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai.

D. Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không thuộc đặc điểm của Người tối cổ ở Việt Nam?

A. Sống thành từng bầy.

B. Săn bắt thú rừng để sống.

C. Hái lượm hoa quả để sống.

D. Biết trồng lúa và đánh bắt cá.

Câu 5. Cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là

A. sống trong các thị tộc, bộ lạc.

B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.

C. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.

D. đã có một nền nông nghiệp sơ khai.

---Còn tiếp---

6. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 10 – Số 6

TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ I – X sau công nguyên.

B. Thế kỉ I – X trước công nguyên.

C. Thế kỉ X – XII sau công nguyên.

D. Thế kỉ XV – XVII sau công nguyên.

Câu 2: Cơ sở quan trọng nhất cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ ở Đông Nam Á là

A. Sự phát triển về kinh tế.

B. Sự phân tán về mặt lãnh thổ.

C. Sự tấn công của các thế lực ngoại xâm.

D. Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

Câu 3: Đặc điểm của các quốc gia phong kiến “dân tộc” Đông Nam Á là

A. lấy nhiều bộ tộc có cùng văn hóa làm nền tảng.

B. lấy một bộ tộc đông, phát triển làm nòng cốt.

C. hình thành trên cơ sở đoàn kết các dân tộc.

D. quốc gia có đa dân tộc.

Câu 4: Nét chung về điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á là

A. có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm.

B. tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển.

C. địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.

D. có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?

A. Công cụ bằng kim loại xuất hiện.

B. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa.

C. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc chuyên làm nghề buôn bán đường biển.

D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.

---Còn tiếp---

7. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch Sử 10 – Số 7

Trường: THPT Bình Thạnh Đông

Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

8. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch Sử 10 – Số 8

Trường: THPT Vĩnh Lộc

Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

9. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch Sử 10 – Số 9

Trường: THPT Phú Tân

Số câu: 15 câu trắc nghiệm, 1 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

10. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch Sử 10 – Số 10

Trường: THPT Bình Chánh

Số câu: 15 câu trắc nghiệm, 1 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Để củng cố kiến thức và nâng cao kĩ năng giải đề, em hãy luyện tập với các Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án và lời giải chi tiết tại đây.

Trắc Nghiệm

Ngày:13/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM