10 đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022 có đáp án

Dưới đây là Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022 có đáp án giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

10 đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022 có đáp án

1. Đề cương ôn tập giữa HK1 Công nghệ 10

A. Kiến thức cần nhớ

1. Bài mở đầu

- Nhận biết được vai trò của sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp.

- Giải thích được cơ cấu lao động ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp giảm.

- Lấy được ví dụ cho thành tựu của ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp.

- Đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế của ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp.

2. Khảo nghiệm giống cây trồng

- Nhớ được khái niệm khảo nghiệm giống cây trồng.

- Chỉ ra được điểm khác nhau giữa việc thực hiện TN so sánh giống, TN kiểm tra kĩ thuật.

- Phân biệt được 3 thí nghiệm trong quy trình khảo nghiệm giống cây trồng.

3. Sản xuất giống cây trồng

- Nhận biết được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.

- Chỉ ra được khó khăn của công tác sản xuất giống cây rừng.

- Phân biệt được sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn và thụ phấn chéo

4. Thực hành: Gieo hạt và cấy cây trong bầu

- Nhớ được quá trình gieo hạt , cấy cây trong bầu.

- Chỉ ra được cách chuẩn bị đất ruột bầu.

5. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng.

- Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

- Ý nghĩa của phương pháp nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào.

- Trình bày các bước (bằng sơ đồ chữ) quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

- Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

- Giải thích tại sao quần thể giống cây trồng tạo ra từ phương pháp nuôi cấy mô tế bào có tính đồng nhất về di truyền.

- Giải thích tại sao quần thể giống cây trồng tạo ra từ phương pháp nuôi cấy mô tế bào thường sạch bệnh.

- Kể tên 3 loại giống cây lương thực sử dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân giống.

- Kể tên 3 loại giống cây cây công nghiệp sử dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân giống.

- Kể tên 3 loại giống cây hoa sử dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân giống.

6. Một số tính chất của đất trồng

- Nhớ được khái niệm keo đất.

- Nhớ được khái niệm độ phì nhiêu của đất

- Chỉ ra được nguyên nhân gây đất chua, kiềm.

- Chỉ ra được loại keo đất, cấu tạo keo đất

- Đề xuất biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất.

- Đề xuất được biện pháp cải tạo đất chua, kiềm.

7. Thực hành: Xác định độ chua của đất

- Giải thích được phương pháp xác định độ chua của đất.

- Xác định được bình xác định độ chua tiềm tàng, độ chua hoạt tính

B. Luyện tập

Câu 1: Keo đất là gì?

A. Là những phần tử nhỏ có kích thước khoảng dưới 1 μm.

B. Là những phần tử nhỏ có kích thước khoảng dưới 1 μm, không tan trong nước.

C. Là những phần tử nhỏ có kích thước khoảng dưới 1 μm, tan trong nước.

D. Là những phần tử lớn có kích thước khoảng dưới 1 μm, không tan trong nước.

Câu 2: Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm các giai đoạn sau:

A. Sản xuất hạt NC → sản xuất hạt SNC → sản xuất hạt XN.

B. Sản xuất hạt XN → sản xuất hạt NC → sản xuất hạt SNC.

C. Sản xuất hạt SNC → sản xuất hạt NC → sản xuất hạt XN.

D. Tất cả đều sai.

Câu 3: Quy trình khảo nghiệm giống cây trồng gồm các bước sau:

A. Thí nghiệm so sánh giống → Thí nghiệm sản xuất quảng cáo → Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật.

B. Thí nghiệm so sánh giống → Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật → Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

C. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật → Thí nghiệm so sánh giống → Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

Câu 4: Độ chua tiềm tàng của đất là do ion nào gây nên?

A. H+                           B. OH-                                C. H+ và Al3+                          D. Al3+

Câu 5: Đất có phản ứng chua, cần cải tạo bằng cách nào?

A. Bón phân khoáng                                       B. Bố trí cây trồng hợp lí.

C. Bón vôi.                                                      D. Cày, bừa.

Câu 6: Sản xuất giống cây rừng mất ít nhất bao nhiêu năm?

A. 10 – 15 năm B. 5 – 7 năm C. 5 – 10 năm D. 7 – 12 năm

Câu 7: Để xác định độ chua của đất, người ta làm thí nghiệm sau:

Bình 1: Cho nước vào ống đong, đổ đất vào, khuấy đều và dùng máy đo pH.

Bình 2: Cho dung dịch KCl 1N vào ống đong, đổ đất vào, khuấy đều và dùng máy đo pH.

Cho biết, bình nào dùng để xác định độ chua hoạt tính? Độ chua tiềm tàng?

A. Bình 1 – Hoạt tính, bình 2 – tiềm tàng. B. Bình 1 – Tiềm tàng, bình 2 – Hoạt tính.

Câu 8: Nhờ đâu đất có khả năng hấp phụ?

A. Các chất dinh dưỡng                                 B. Keo đất

C. Nước                                                          D. Hạt sét, limon

Câu 9: Đất dùng để là ruột bầu khi gieo hạt cần chuẩn bị theo tỉ lệ nào?

A. 88 – 89% đất + 10% phân hữu cơ + 1 – 2% supe lân.

B. 90% đất + 5% phân hữu cơ + 2% supe lân + 3% phân đạm.

C. 88 – 89% đất + 10% phân đạm + 1 – 2% lân.

D. 90% đất + 10% phân hữu cơ + 1 – 2% đạm.

Câu 10: Phương pháp xác định độ chua của đất cần dựa trên căn cứ nào?

A. Nguyên nhân gây chua đất.

B. Dung môi hoà đất.

C. Máy đo pH.

D. Kĩ thuật xác định độ chua đất.

Câu 11: Khảo nghiệm giống cây trồng là gì?

A. Xem xét, theo dõi, đánh giá, công nhận giống mới.

B. Xem xét, đánh giá, so sánh giống mới

C. Theo dõi, đánh giá giống mới

D. So sánh, kiểm tra, quảng cáo giống mới.

Câu 12: Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế quốc dân

1. Góp phần tăng tổng sản phẩm trong nước.

2. Hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa tập trung.

3. Đóng góp vào xuất khẩu thu ngoại tệ.

4. Áp dụng công nghệ sinh học tạo được giống mới.

5. Tạo việc làm cho số đông lao động ở nông thôn.

6. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

A. 1,2,3,4                                B. 1,3,5,6                                C. 1,2,5,6                                D. 2,3,4,5

Câu 13: Quy trình nuôi cấy mô tế bào gồm các bước

1. Tạo chồi                  3. Chọn vật liệu nuôi cấy        5. Trồng cây trong vườn ươm

2. Khử trùng               4. Tạo rễ                                  6. Cấy cây vào môi trường thích ứng

A. 1,2,3,4,5,6              B. 2,3,4,5,6,1              C. 3,2,1,4,6,5              D. 3,2,4,5,1,6

Câu 14: Sản phẩm nào sau đây là ứng dụng công nghệ sinh học tạo giống mới?

A. Lúa kháng sâu       

C. Lúa nếp

B. Lúa MTL547 kháng bệnh đạo ôn

D. Lúa tẻ

Câu 15: Trong quy trình nuôi cấy mô tế bào,tạo rễ cần bổ sung chất kích thích sinh trưởng nào?

A. IBA                        B. BAP                       C. Zeatin                     D. MS

Câu 16: Quy trình gieo hạt trong bầu gồm các bước, được sắp xếp theo tứ tự nào?

1. Tạo bầu đất                         3. Bảo vệ và chăm sóc

2. Tạo đất ruột bầu      4. Gieo hạt vào bầu

A. 1,2,3,4                    B. 2,1,4,3                    C. 1,3,2,4                    D. 2,1,3,4

Câu 17: Biện pháp khắc phục tồn tại của ngành nông – lâm – ngư nghiệp:

1. Áp dụng khoa học công nghệ vào chọn tạo giống.

2. Tăng cường sử dụng phân bón hoá học để đạt năng suất cao.

3. Sử dụng ngay thuốc hoá học BVTV khi phát hiện sâu, bệnh hại.

4. Xây dựng nền nông nghiệp bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái.

5. Áp dụng KHKT vào bảo quản, chế biến sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp.

A. 1,2,3,                      B. 3,4,5                       C. 1,4,5                       D. 2,3,4

Câu 18: Cách bố trí thí nghiệm so sánh giống khác thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật:

A. Giống tham gia thí nghiệm.                       C. Số lần bố trí thí nghiệm.

B. Nơi bố trí thí nghiệm.                                 D. Tất cả đều đúng.

Câu 19: Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo khác cây trồng tự thụ phấn chéo ở :

A. Cần ruộng cách ly, chọn lọc khi có hạt SNC.

B. Cần ruộng cách ly, chọn lọc khi có hạt NC.

C. Cần ruộng cách ly, chọn lọc khi có hạt XN.

D. Không cần ruộng cách ly, không cần chọn lọc.

Câu 20: Theo số liệu thống kê, cơ cấu lao động trong ngành nông – lâm - thuỷ sản ở Việt Nam năm 2004, 2014, 2017 lần lượt là 58,8%; 46,7%; 40,3%. Nguyên nhân nào dưới đây là chủ yếu nhất làm giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp của nước ta hiện nay?

A. Do cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện.

B. Do đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

C. Do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh.

D. Do tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2. Đề thi giữa học kì 1 Công nghệ 10

2.1. Đề thi giữa học kì 1 môn  Công nghệ 10 - Số 1

TRƯỜNG THPT DUY TÂN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN:  CÔNG NGHỆ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Sản xuất giống cây trồng nhằm mấy mục đích?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2. Mục đích của sản xuất giống cây trồng là:

A. Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống

B. Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà

C. Đưa ra giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Nhiệm vụ của giai đoạn sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng là:

A. Duy trì hạt giống siêu nguyên chủng

B. Phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng

C. Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Hạt giống nguyên chủng là hạt giống:

A. Có chất lượng và độ thuần khiết rất cao

B. Có chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng

C. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Trường hợp nào hạt giống được sản xuất theo sơ đồ duy trì ở cây tự thụ phấn?

A. Giống cây do tác giả cung cấp

B. Giống nhập nội

C. Giống bị thoái hóa

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Mô tế bào có thể sống nếu:

A. Nuôi cấy mô tế bào trong môi trường thích hợp

B. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng gần giống như trong cơ thể sống

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 7. Ý nghĩa của nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào?

A. Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp

B. Có hệ số nhân giống cao

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 8. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào có bước nào sau đây?

A. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo

B. Tạo rễ

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 9. Ứng dụng của nuôi cấy mô trong giống cây lương thực, thực phẩm là:

A. Giống lúa chịu mặn

B. Giống lúa kháng đạo ôn

C. Măng tây

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10. Ứng dụng của nuôi cấy mô trong giống cây ăn quả:

A. Chuối

B. Dứa

C. Dâu tây

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Ứng dụng của nuôi cấy mô trong:

A. Cây công nghiệp

B. Cây lan

C. Cây lương thực, thực phẩm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12. Phản ứng dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?

A. Nồng độ H+

B. Nồng độ OH-

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 13. Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ ở trong đất, độ chua của đất chia làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14. Trị số pH của đất dao động từ:

A. 1 đến 3

B. 3 đến 6

C. 6 đến 9

D. 3 đến 9

Câu 15. Đất phèn:

A. Chua

B. Rất chua

C. Ít chua

D. Đáp án khác

Câu 16. Thế nào là độ phì nhiêu của đất?

A. Là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng

B. Không chứa các chất độc hại cho cây

C. Đảm bảo cho cây đạt năng suất cao

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17. Độ phì nhiêu tự nhiên được hình thành:

A. Không có sự tác động của con người

B. Có sự tác động của con ngưởi

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 18. Do điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa nên chất dinh dưỡng trong đất:

A. Dễ hòa tan

B. Dễ bị rửa trôi

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 19. Tại sao quá trình rửa trôi đất xám bạc màu diễn ra mạnh mẽ?

A. Do đất hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và trung du miền núi

B. Do đất hình thành ở địa hình dốc thoải

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 20. Đất xám bạc màu có lớp đất mặt có thành phần cơ giới:

A. Nhẹ

B. Nặng

C. Trung bình

D. Đáp án khác

Câu 21. Đất xám bạc màu thuộc loại:

A. Chua

B. Rất chua

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 22. Sự hoạt động của vi sinh vật ở đất xám bạc màu:

A. Yếu

B. Mạnh

C. Vừa phải

D. Đáp án khác

Câu 23. Cải tạo đất xám bạc màu là cày sâu kết hợp bón phân:

A. Hữu cơ

B. Hóa học

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 24. Tại sao nói đất xám bạc màu thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn?

A. Do hình thành ở địa hình dốc thoải, dễ thoát nước

B. Thành phần cơ giới nhẹ

C. Dễ cày bừa

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25. Nguyên nhân chính gây xói mòn đất là:

A. Do lượng mưa

B. Do địa hình dốc

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

ĐÁP ÁN

1C

2D

3D

4B

5A

6C

7C

8C

9D

10A

11D

12C

13B

14D

15B

16D

17A

18C

19C

20A

21C

22A

23C

24D

25D

2.2. Đề thi giữa học kì 1 môn  Công nghệ 10 - Số 2

TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN:  CÔNG NGHỆ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Hệ thống hạt giống siêu nguyên chủng có:

A. Chất lượng rất cao

B. Độ thuần khiết rất cao

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 2. Hạt giống siêu nguyên chủng có chất lượng:

A. Thấp

B. Rất thấp

C. Cao

D. Rất cao

Câu 3. Giai đoạn sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng được thực hiện ở:

A. Xí nghiệp

B. Trung tâm sản xuất giống chuyên trách

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 4. Hạt giống xác nhận là hạt giống:

A. Có chất lượng và độ thuần khiết rất cao

B. Có chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng

C. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Trường hợp nào hạt giống được sản xuất theo sơ đồ duy trì ở cây tự thụ phấn?

A. Giống siêu nguyên chủng

B. Giống bị thoái hóa

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 6. Cơ thể thực vật có:

A. 1 cơ quan

B. 2 cơ quan

C. Nhiều cơ quan

D. Đáp án khác

Câu 7. Ý nghĩa của giống cây trồng bằng vật nuôi cấy mô tế bào?

A. Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền

B. Nếu nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh thì sản phẩm nhân giống hoàn toàn sạch bệnh

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 8. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào có bước nào sau đây?

A. Cấy cây vào môi trường thích ứng

B. Trồng cây trong vườn ươm

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 9. Ứng dụng của nuôi cấy mô trong giống cây lương thực, thực phẩm là:

A. Súp lơ

B. Măng tây

C. Khoai tây

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10. Ứng dụng của nuôi cấy mô trong giống cây lâm nghiệp là:

A. Bạch đàn

B. Thông

C. Trầm hương

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Keo đất là những phần tử có kích thước khoảng:

A. 1 µm

B. Trên 1 µm

C. Dưới 1 µm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12. Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ ở trong đất, độ chua của đất có:

A. Độ chua hoạt tính

B. Độ chua tiềm tàng

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 13. Đa số đất lâm nghiệp:

A. Chua

B. Rất chua

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 14. Đất phèn có trị số pH:

A. Dưới 4

B. Trên 4

C. 4

D. Đáp án khác

Câu 15. Người ta căn cứ vào đâu để phân loại đất?

A. Nguồn gốc hình thành

B. Độ phì nhiêu của đất

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

---Để xem tiếp nội dung từ phần đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.3. Đề thi giữa học kì 1 môn  Công nghệ 10 - Số 3

TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN:  CÔNG NGHỆ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Hạt gống siêu nguyên chủng có độ thuần khiết:

A. Thấp

B. Rất thấp

C. Cao

D. Rất cao

Câu 2. Hệ thống sản xuất giống gồm mấy giai đoạn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3. Giai đoạn sản xuất hạt giống nguyên chủng từ siêu nguyên chủng được thực hiện ở:

A. Các công ti

B. Các trung tâm giống cây trồng

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 4. Dựa vào phương thức sinh sản của cây trồng, có mấy loại sản xuất giống cây nông nghiệp?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5. Trường hợp nào hạt giống được sản xuất theo sơ đồ phục tráng ở cây tự thụ phấn?

A. Giống cây do tác giả cung cấp

B. Hạt giống siêu nguyên chủng

C. Giống bị thoái hóa

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Cơ thể thực vật có nhiều cơ quan với chức năng:

A. Giống nhau

B. Khác nhau

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 7. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào được tiến hành theo mấy bước?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 8. Mô phân sinh là mô chưa phân hóa trong các đỉnh sinh trưởng của:

A. Rễ

B. Thân

C. Lá

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Ứng dụng của nuôi cấy mô trong giống cây công nghiệp là:

A. Mía

B. Cà phê

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 10. Ứng dụng của nuôi cấy mô trong:

A. Cây ăn quả

B. Cây lương thực, thực phẩm

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

---Để xem tiếp nội dung từ phần đáp án của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.4. Đề thi giữa học kì 1 môn  Công nghệ 10 - Số 4

TRƯỜNG THPT THỜI BÌNH

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN:  CÔNG NGHỆ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Hạt giống siêu nguyên chủng có độ thuần khiết và chất lượng:

A. Thấp

B. Rất thấp

C. Cao

D. Rất cao

Câu 2. Hệ thống sản suất giống có giai đoạn:

A. Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng

B. Sản xuất hạt giống nguyên chủng từ siêu nguyên chủng

C. Sản xuất hạt giống xác nhận

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống:

A. Có chất lượng và độ thuần khiết rất cao

B. Có chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng

C. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản suất đại trà

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Trường hợp nào hạt giống được sản xuất theo sơ đồ phục tráng ở cây tự thụ phấn?

A. Giống cây do tác giả cung cấp

B. Giống cây nhập nội

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 5. Một phần của cơ thể thực vật là:

A. Tế bào

B. Mô thực vật

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

-----Còn tiếp-----

2.5. Đề thi giữa học kì 1 môn  Công nghệ 10 - Số 5

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN:  CÔNG NGHỆ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Sử dụng phân lân có gì khác với sử dụng phân đạm, phân kali, vì sao?

Câu 2. Phân biệt độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo. Làm gì để tăng độ phì nhiêu của đất?

Câu 3. Lập bảng phân biệt phân hóa học với phân hữu cơ về đặc điểm và tính chất của chúng.

-----Còn tiếp-----

2.6. Đề thi giữa học kì 1 môn  Công nghệ 10 - Số 6

TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN:  CÔNG NGHỆ 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Trình bày hệ thống sản xuất giống cây trồng?

Câu 2. So sánh tính chất của đất mặn và đất phèn

Câu 3. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất xám bạc màu, cần thực hiện những biện pháp kĩ thuật gì? Giải thích tác dụng các biện pháp đó.

-----Còn tiếp-----

2.7. Đề thi giữa HK1 môn môn Công nghệ 10 - Số 7

Trường: THPT Nguyễn Huệ

Số câu: 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.8. Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 - Số 8

Trường: THPT Lê Trung Kiên

Số câu: 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.9. Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 - Số 9

Trường: THPT Nguyễn Công Trứ

Số câu: 6 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.10. Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10 - Số 10

Trường: THPT Phan Bội Châu

Số câu: 25 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:28/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM