10 đề thi giữa HK1 môn Địa lí 9 năm 2021-2022 có đáp án
Tài liệu Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Địa lí 9 năm 2021-2022 có đáp án được eLib biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 9, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện ôn tập chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt! Các em xem và tải về ở dưới.
Mục lục nội dung
1. Đề cương ôn thi giữa HK1 Địa lí 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN ĐỊA LÍ 9
NĂM HỌC 2021 - 2022
A. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm:
A. 1975 B. 1981
C. 1986 D. 1996
Câu 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở:
A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.
Câu 3: Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện:
A. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
Câu 4: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là:
A. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
C. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải và Đông Nam Bộ.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.
C. Kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển.
D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:
A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể.
B. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
D. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Câu 7: Ý nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới:
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
B. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.
C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực.
D. Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.
Câu 8: Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng ?
A. Tăng tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và khu vực dịch vụ.
C. Tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp.
D. Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
Câu 9: Ý nào sau đây không phải là thách thức của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới:
A. Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo.
B. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
D. Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
Câu 10: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm:
A. 0,5 triệu lao động
B. 0,7 triệu lao động
C. Hơn 1 triệu lao động
D. gần hai triệu lao động
Câu 11: Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là:
A. Đất đai
B. Khí hậu
C. Nước
D. Sinh vật
Câu 12: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ:
A. Có nhiều diện tích đất phù sa.
B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Có mạng lưới sông ngòi, ao, hồ dày đặc.
D. Có nguồn sinh vật phong phú.
Câu 13: Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là:
A. Các vùng trung du và miền núi.
B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung.
Câu 14: Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là:
A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.
B. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.
C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.
Câu 15: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì:
A. Nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ.
B. Nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm.
C. Nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa.
D. Tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất.
Câu 16: Nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì:
A. Tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit.
B. Nước ta có thể trồng được các loại cây nhiệt đới đến cây cận nhiệt và ôn đới.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.
D. Lượng mưa phân bố không đều trong năm.
Câu 17: Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì:
A. Cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt động của nông nghiệp.
B. Sinh vật là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của nông nghiệp.
C. Đây là nguồn cung cấp hữu cơ để tăng độ phì cho đất.
D. Thực vật là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ chăn nuôi.
Câu 18: Thuận lợi của khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm nước ta là:
A. Lượng mưa phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
B. Tạo ra sự phân hóa đa dạng giữa các vùng miền của đất nước.
C. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào làm cho sâu, dịch bệnh phát triển.
D. Tình trạng khô hạn thường xuyên diễn ra vào các mùa khô nóng.
Câu 19: Mở rộng thị trường có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp:
A. Thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
B. Thu hẹp sản xuất, chuyên môn hóa sản phẩm nông nghiệp
C. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
D. Khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất nông nghiệp.
Câu 20: Hiện nay nhà nước đang khuyến khích:
A. Khai hoang chuyển đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp.
B. Phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.
C. Đưa nông dân vào làm ăn trong các hợp tác xã nông nghiệp.
D. Tăng cường độc canh cây lúa nước để đẩy mạnh xuất khẩu gạo.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
B |
D |
A |
B |
D |
B |
D |
C |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
B |
C |
C |
B |
C |
A |
B |
A |
B |
B. Câu hỏi tự luận
Bài 1: Căn cứ vào bảng 4.2
Bảng 4.2: CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: %)
2000 |
2004 |
2006 |
2010 |
|
Tổng số |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
Khu vực nhà nước |
9,3 |
9,9 |
9,1 |
10,4 |
Các khu vực khác |
90,7 |
90,1 |
90,9 |
89,6 |
Nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó.
Lời giải:
Cơ cấu lao động kinh tế theo thành phần kinh tế của nước ta rất đa dạng gồm khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.Trong đó lao động chủ yếu đang hoạt động ở khu vực ngoài nhà nước.
Trong giai đoạn 2000-2010, cơ cấu lao động kinh tế theo thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi, nhìn chung giảm nhẹ tỉ trọng khu vực lao động ở khu vực ngoài nhà nước từ 90,7% xuống còn 89,6%, tăng nhẹ lao động khu vực nhà nước từ 9,3% lên 10,4%.
Ý nghĩa: phát huy được tất cả các nguồn lực để phát triển kinh tế vói cơ cấu đa dạng nhiều thành phần, nhưng nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Bảng 4.3. TỈ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ TỈ LỆ THIẾU VIỆC LÀM CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC ĐỘ TUỔI CỦA NƯỚC TA VÀ CÁC VÙNG QUA CÁC NĂM
(Đơn vị:%)
Tỉ lệ thất nghiệp |
Tỉ lệ thiếu việc làm |
||||
Thành thị |
Nông thôn |
Thành thị |
Nông thôn |
||
Cả nước |
3,60 |
1,6 |
1,58 |
3,56 |
|
Đồng bằng sông Hồng |
3,41 |
1,41 |
1,46 |
3,90 |
|
Đồng bằng sông Cửu Long |
3,37 |
2,59 |
2,83 |
5,39 |
Nhận xét tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Lời giải:
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn ở nông thôn, còn tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn thành thị ở phạm vi cả nước, Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Tỉ lệ thấp nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long, tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn cũng như thiếu việc làm của Đồng bằng sông Hồng thấp hơn đồng bằng sông Cửu Long.
Bài 2: Căn cứ vào bảng 4.4
Bảng 4.4. THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI TRÊN THÁNG THEO GIÁ THỰC TẾ CỦA CÁC KHU VỰC NƯỚC TA, NĂM 2010.
(Đơn vị: nghìn đồng)
Vùng |
Cả nước |
Thành thị |
Nông thôn |
Thu nhập |
1387 |
2130 |
1070 |
Nhận xét sự chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn so với trung bình cả nước.
Lời giải:
Thu nhập bình quân trên đầu người của nước ta năm 2010 là 1387 nghìn đồng/người/tháng. Tuy nhiên có sự khác nahu giữa thành thị và nông thôn:
- Thành thị: Thu nhập bình quân trên đầu người của khu vực thành thị cao hơn trung bình cả nước năm 2010 là 2130 nghìn đồng/người/tháng.
- Nông thôn: Thu nhập bình quân trên đầu người của khu vực nông thôn thấp hơn trung bình cả nước, năm 2010 là 1070nghìn đồng/người/tháng.
Như vậy khu vực thành thị có mức thu nhập trung bình cao hơn khu vực nông thôn.
---- Còn tiếp ----
2. Đề thi giữa HK1 Địa lí 9
2.1. Đề thi giữa HK1 Địa lí 9 số 1
TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM
ĐẾ THI GIỮA HK1 ĐỊA LÍ 9
Năm học 2021 - 2022
Môn: Địa lí 9
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Dân tộc Việt chiếm khoảng:
a. 85% Dân số cả nước
b. 86% Dân số cả nước
c. 87% Dân số cả nước
d. 97% Dân số cả nước
Câu 2. Việt Nam đã trải qua giai đoạn bùng nổ dân số.
a. Từ 1945 trở về trước
b. Từ 1945 – 1954
c. Từ những năm 50 đến hết thế kỷ XX
d. Từ năm 2000 đến nay
Câu 3. Tại sao những năm 50 của thế kỷ XX tỷ lệ gia tăng dân số cao nhưng tổng dân số vẫn thấp.
a. Tỷ lệ tử nhiều
b. Do y tế chậm phát triển
c. Do quy mô dân số thấp
d. Nền kinh tế chưa phát triển
Câu 4. Tại sao trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ gia tang tự nhiên của nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?
a. Tỷ lệ tử thấp
b. Nền kinh tế phát triển nhanh
c. Quy mô dân số đông
d. Sự tiến bộ của y tế
Câu 5. Dân số đông và tăng nhanh để lại hậu quả gì đối với nước ta.
a. Giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới gặp khó khăn.
b. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, tài nguyên, môi trường.
c. Tài nguyên bị cạn kiệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
d. Phân bố dân cư không đồng đều.
Câu 6. Phân theo cơ cấu lãnh thổ, nguồn lao động nước ta chủ yếu phân bố ở:
a. Thành thị
b. Nông thôn
c. Vùng núi cao
d. Hải đảo
Câu 7. Biểu hiện không hợp lí về ý nghĩa của công tác thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta:
a. Chống úng, lụt trong mùa mưa bão và cung cấp nước tưới trong thời kì khô hạn.
b. Chủ động nước tưới để mở rộng diện tích canh tác.
c. Chủ động nước tưới sẽ tăng vụ gieo trồng, tăng năng suất.
d. Thuỷ lợi chỉ được áp dụng ở đồng bằng.
Câu 8. Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta đang sử dụng các tài nguyên tự nhiên trong nước như:
a. Khai thác nhiên liệu, điện, vật liệu xây dựng.
b. Cơ khí điện tử
c. Dệt may
d. Hóa chất
Câu 9. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với phát triển và phân bố công nghiệp.
a. Quyết định
b. Tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành
c. Là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm
d. B và c đúng.
Câu 10. Dựa vào Atlat Đía lí VN (Trang 19), cho biết cây Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng
a. Vùng Bắc Trung Bộ
b. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
c. Tây nguyên
d. Đông Nam Bộ
II. Tự luận
Câu 1: Dựa vào kiến thức Địa lí 9 đã học và hiểu biết của bản thân:
a. Em hãy nêu các hoạt động dịch vụ ở hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của nước ta (1 điểm)
Thành phố |
Các hoạt động dịch vụ |
HÀ NỘI |
……………………………………………………………………………… |
HỒ CHÍ MINH |
…………………………………………………………………………… |
b. Tại sao các hoạt động dịch vụ lại phát triển ở các thành phố lớn?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
a |
c |
c |
c |
b |
b |
d |
a |
b |
c |
II. Tự luận
Câu 1
a. Các hoạt động dịch vụ ở hai trung tâm dịc vụ lớn nhất của nước ta ( 2 điểm )
Thành phố |
Các hoạt động dịch vụ |
HÀ NỘI |
Các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện chuyên khoa hang đầu Là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn của nước ta Là trung tâm thương mại, tài chính, ngân hang lớn Các dịch vụ khác: quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hóa, nghệ thuật... phát triển mạnh |
TP. HỒ CHÍ MINH |
Các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện chuyên khoa hang đầu Là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn của nước ta Là trung tâm thương mại, tài chính, ngân hang lớn Các dịch vụ khác: quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hóa, nghệ thuật... phát triển mạnh |
b. Các hoạt động dịch vụ phát triển mạnh ở các thành phố lớn vì (mỗi ý 0,25đ)
- Dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển mạnh
- Vị trí thuận lợi, giao thông vận tải phát triển
- Có thu nhập bình quân đầu người cao
- Ở các thành phố có nhiều chợ lớn, trung tâm thương mai,…
2.2. Đề thi giữa HK1 Địa lí 9 số 2
TRƯỜNG THCS NGUYỄN NGHIÊM
ĐẾ THI GIỮA HK1 ĐỊA LÍ 9
Năm học 2021 - 2022
Môn: Địa lí 9
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Ý nào không thuộc thế mạnh kinh tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ
a. Trồng cây lương thực và chăn nuôi gia cầm
b. Trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả cận nhiệt
c. Khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện
d. Trồng rừng, chăn nuôi gia súc lớn
Câu 2. Con sông có 2 nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta là
a. Sông Đồng Nai
b. Sông Chảy
c. Sông Xê Xan
d. Sông Đà
Câu 3. Những khó khăn cơ bản nhất trong sản xuất nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.
a. Đồng bằng hẹp, đất đai kém màu mỡ, nhiều thiên tai
b. Thiếu nguồn lao động
c. Giao thông đi lại khó khăn
d. Thị trường tiêu thụ không ổn định
Câu 14. Loại khoáng sản nào có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ
a. Thiếc b. Dầu mỏ c. Sắt d. Than đá
Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (trang 23) cảng biển nào sau đây thuộc duyên hải Nam Trung Bộ
a. Cảng Chân Mây
b. Cảng Vũng tàu
c. Cảng Quy Nhơn
d. Cảng Vũng Áng
Câu 6. Trong các di sản phi vật thể được UNESSCO công nhận di sản nào của Tây Nguyên
a. Ca trù
b. Nhã nhạc cung đình Huế
c. Đờn ca tài tử
d. Không gian văn hóa Cồng chiêng
Câu 7. So với các vùng khác đồng bằng Sông Hồng là vùng có
a. Sản lượng lúa cao nhất
b. Năng suất lúa cao nhất
c. Bình quân lương thực đầu người cao nhất
d. Xuất khẩu gạo nhiều nhất.
Câu 8. Muốn phát triển bền vững cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng TD&MNBB, với Tây Nguyên cần chú ý:
a. Không huỷ diệt rừng để trồng cây công nghiệp.
b. Phải ổn định và phát triển xã hội.
c. Phải bảo vệ nguồn nước khỏi cạn kiệt.
d. Phải gìn giữ sự cân bằng sinh thái, áp dụng khoa học kĩ thuật để có giống cây tốt, sản lượng nhiều và chất lượng cao, có lợi cho xuất khẩu.
Câu 9. Hướng phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐBSH chủ yếu thâm canh tăng vụ là vì:
a. Đất nông nghiệp bình quân đầu người ở đây rất thấp.
b. Thời tiết thất thường, có mùa đông lạnh.
c. Đất đai màu mỡ.
d. Thị trường xuất khẩu nông sản lớn
Câu 10. Thành phố nào được mệnh danh là thành phố gang thép
a. Thái Nguyên b. Việt Trì c. Phú Thọ d. Lạng Sơn
---Để xem tiếp nội dung từ phần tự luận và đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--
2.3. Đề thi giữa HK1 Địa lí 9 số 3
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
ĐẾ THI GIỮA HK1 ĐỊA LÍ 9
Năm học 2021 - 2022
Môn: Địa lí 9
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh:
A. Tương đối thấp
B. Trung bình
C. Cao
D. Rất cao
Câu 2: Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm:
A. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.
C. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.
D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.
Câu 3: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta chấm dứt trong khỏang thời gian nào?
A. Những năm cuối thế kỉ XIX.
B. Những năm cuối thế kỉ XX.
C. Những năm đầu thế kỉ XIX.
D. Những năm đầu thế kỉ XX.
Câu 4: Dân số thành thị tăng nhanh, không phải vì:
A. Gia tăng tự nhiên cao
B. Do di dân vào thành thị
C. Do tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ
D. Nhiều đô thị mới hình thành
Câu 5: Nước ta có cơ cấu dân số:
A. Cơ cấu dân số trẻ.
B. Cơ cấu dân số già.
C. Cơ cấu dân số ổn định.
D. Cơ cấu dân số phát triển.
Câu 6: Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào?
A. Xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí.
B. Văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm trong tương lai.
C. Giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh.
D. Các vấn đề trật tự an ninh và các vấn đề văn hóa, giáo dục.
Câu 7: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với:
A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.
B. Môi Trường, chất lượng cuộc sống.
C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.
D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.
Câu 8: Để giảm bớt tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số biện pháp phải thực hiện chủ yếu là:
A. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
B. Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề dân số.
C. Phân bố lại dân cư giữa các vùng.
D. Nâng cao chất lương cuộc sống.
Câu 9: Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số:
A. Thấp
B. Trung bình
C. Cao
D. Rất cao
Câu 10: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, sống thưa thớt ở:
A. Ven biển
B. Miền núi
C. Đồng bằng
D. Đô thị
II. Tự luận
Câu 1: Dựa vào kiến thức Địa Lí 9 đã học và hiểu biết của bản thân:
a. Em hãy nêu các hoạt động dịch vụ ở hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của nước ta (1 điểm)
Thành phố |
Các hoạt động dịch vụ |
HÀ NỘI |
……………………………………………………………………………… |
HỒ CHÍ MINH |
…………………………………………………………………………… |
b. Tại sao các hoạt động dịch vụ lại phát triển ở các thành phố lớn?
---Để xem tiếp nội dung đáp án của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--
2.4. Đề thi giữa HK1 Địa lí 9 số 4
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
ĐẾ THI GIỮA HK1 ĐỊA LÍ 9
Năm học 2021 - 2022
Môn: Địa lí 9
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng nào?
A. Hải đảo
B. Miền núi
C. Trung du
D. Đồng bằng
Câu 2: Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ:
A. Rất thấp
B. Thấp
C. Trung bình
D. Cao
Câu 3: Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô:
A. Vừa và nhỏ
B. Vừa
C. Lớn
D. Rất Lớn
Câu 4: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng:
A. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị tăng.
B. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị giảm.
C. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị giảm.
D. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị tăng.
Câu 5: Nguyên nhân của đô thị hóa ở nước ta là do:
A. Di dân tự do từ nông thôn lên thành phố.
B. Tác dộng của thiên tai, bão lũ, triều cường.
C. Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
D. Nước ta là nước chủ yếu trồng lúa nước.
Câu 6: Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành:
A. Công nghiệp, nông nghiệp.
B. Công nghiệp, dịch vụ.
C. Nông nghiệp, dịch vụ.
D. Tất cả các ngành đều phát triển.
Câu 7: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích:15000km2, dân số: 20,7 triệu người (Năm 2016). Vậy, mật độ dân số của vùng là:
A. 13 người/km2
B. 138 người/km2
C. 1380 người/km2
D. 13800 người/km2
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta:
A. Dồi dào, tăng nhanh
B. Tăng chậm
C. Hầu như không tăng
D. Dồi dào, tăng chậm
---- Còn tiếp ----
2.5. Đề thi giữa HK1 Địa lí 9 số 5
TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN
ĐẾ THI GIỮA HK1 ĐỊA LÍ 9
Năm học 2021 - 2022
Môn: Địa lí 9
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta:
A. Dồi dào, tăng nhanh
B. Tăng chậm
C. Hầu như không tăng
D. Dồi dào, tăng chậm
Câu 2: Thế mạnh của lao động Việt Nam là:
A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.
D. Cả A, B, C, đều đúng.
Câu 3: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm:
A. 0,5 triệu lao động
B. 0,7 triệu lao động
C. Hơn 1 triệu lao động
D. gần hai triệu lao động
Câu 4: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về:
A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động.
B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
C. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật.
Câu 5: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:
A. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng.
B. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm.
C. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.
D. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.
Câu 6: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?
A. Phân bố lại dân cư và lao động.
B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
C. Đa dạng các loại hình đào tạo.
D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.
Câu 7: Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số:
A. Thấp
B. Trung bình
C. Cao
D. Rất cao
Câu 8: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, sống thưa thớt ở:
A. Ven biển
B. Miền núi
C. Đồng bằng
D. Đô thị
---- Còn tiếp ----
2.6. Đề thi giữa HK1 Địa lí 9 số 6
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN
ĐẾ THI GIỮA HK1 ĐỊA LÍ 9
Năm học 2021 - 2022
Môn: Địa lí 9
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Công nghiệp khai thác dầu mỏ nước ta tập trung ở: (0,5 điểm)
A. Trung du miền núi Bắc Bộ
B. Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa
C. Duyên hải ven biển miền Trung
D. Đông Nam Bộ
Câu 2:Loại khoáng sản vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác là: (0,5 điểm)
A. Mangan, Crôm B. Than đá, dầu khí
C. Apatit, pirit D. Crôm, pirit
Câu 3:Hoạt động dịch vụ ở các thành phố lớn phát triển hơn vùng nông thôn do: (0,5 điểm)
A. Dân cư tập trung đông, kinh tế phát triển
B. Giao thông vận tải, bưu chính phát triển
C. Thu nhập bình quân đầu người cao
D. Có nhiều siêu thị, trung tâm thương mại
Câu 4:Quốc lộ 1A là quốc lộ: (0,5 điểm)
A. Chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
B. Chạy từ Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh.
C. Chạy từ Hà Giang đến Cà Mau.
D. Chạy từ Hà Giang đến Hà Nội.
Câu 5:Di sản thiên nhiên thế giới được UNSESCO công nhận ở nước ta là: (0,5 điểm)
A. Vườn quốc gia Xuân Sơn
B. Vườn quốc gia Cúc Phương
C. Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
D. Vườn quốc gia U Minh Hạ
Câu 6:Trong số các di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhóm di sản nào sau đây thuộc di sản phi vật thể? (0,5 điểm)
A. Phong Nha – Kẻ Bàng, Thánh Địa Mĩ Sơn.
B. Phố cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn.
C. Cồng chiêng Tây Nguyên, phố cổ Hội An.
D. Dân ca Quan họ, Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.
---- Còn tiếp ----
7. Đề thi giữa HK1 môn Sinh Địa lí 9 số 7
Trường: THCS Xuân Ngọc
Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2021-2022
8. Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 9 số 8
Trường: THCS Nguyễn Nghiêm
Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2021-2022
9. Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 9 số 9
Trường: THCS Lý Tự Trọng
Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2021-2022
10. Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 9 số 10
Trường: THCS Tân Thạnh
Số câu: 10 câu trắc nghiệm, 1 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2021-2022
...
---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---