10 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2021-2022 có đáp án

Tài liệu Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2021-2022 có đáp án được eLib biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 9, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện ôn tập chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt! Các em xem và tải về ở dưới.

10 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2021-2022 có đáp án

1. Đề cương ôn thi giữa HK1 Sinh học 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN SINH HỌC 9

NĂM HỌC 2021 - 2022

A. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định

A. kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.

B. kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.

C. kiểu gen của tất cả các tính trạng.

D. kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

Câu 2: Muốn phát hiện một cặp alen nào đó ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Lai tương đương.

B. Lai với bố mẹ.

C. Lai phân tích.

D. Quan sát dưới kính hiển vi.

Câu 3: Muốn tiến hành phép lai phân tích, người ta cho đối tượng nghiên cứu

A. Lai với bố mẹ.

B. Lai với F1.

C. Lai với cá thể đồng hợp lặn về tính trạng tương ứng.

D. Tự thụ phấn.

Câu 4: Ở thực vật, ngoài phép lai phân tích còn có phương pháp nào khá để xác định kiểu gen của cá thể đồng hợp trội?

A. Tự thụ phấn.

B. Lai với bố mẹ .

C. Lai thuận nghịch.

D. Quan sát bằng kính hiển vi.

Câu 5: Phép lai nào sau dây được gọi là phép lai phân tích?

A. Aa x Aa.

B. Aa x AA.

C. Aa x aa.

D. AA x Aa.

Câu 6: Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra làm xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải làm gì?

A. Kiểm tra độ thuần chủng của giống.

B. Lai với giống thuần chủng.

C. Lai với bố mẹ.

D. Lai thuận nghịch.

Câu 7: Trội không hoàn toàn là

A. Hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ.

B. Hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F2 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ.

C. Hiện tượng di truyền trong đó tính trạng trung gian được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.

D. Hiện tượng di truyền trong đó F1 dị hợp còn F2 phân li 1 : 2 : 1.

Câu 8: Xét tính trạng màu sắc hoa:

A: hoa đỏ     a: hoa trắng

Cho cây hoa đỏ ở thế hệ P tự thụ phấn, F1 xuất hiện cả hoa đỏ và hoa trắng.

Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là:

A. 1 AA : 1 Aa.

B. 1 Aa : 1 aa.

C. 100% AA.

D. 1 AA : 2 Aa : 1 aa.

Câu 9: Muốn F1 xuất hiện đồng loạt 1 tính trạng, kiểu gen của P là:

A. AA x AA hoặc AA x Aa hoặc aa x aa.

B. AA x AA hoặc AA x Aa hoặc aa x aa hoặc AA x aa.

C. AA x AA hoặc AA x aa hoặc aa x aa.

D. AA x aa hoặc AA x Aa hoặc aa x aa.

Câu 10 Xét tính trạng màu sắc hoa:

A: hoa đỏ     a: hoa trắng

Có bao nhiêu kiểu gen giao phối của P cho kết quả đồng tính trạng trội ở F1?

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 11 : Cơ thể lớn lên nhờ quá trình

A. phân bào.

B. hấp thụ chất dinh dưỡng.

C. trao đối chất và năng lượng.

D. vận động.

Câu 12 : Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa?

A. Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa.

B. Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.

C. Vì lúc này ADN nhân đôi xong.

D. Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào.

Câu 13 : Hình thái NST qua nguyên phân biến đổi như thế nào?

A. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và đóng xoắn tối đa đến trước lúc NST phân li và tháo xoắn ở kỳ cuối.

B. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.

C. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trước và đóng xoắn tối đa vào cuối kỳ giữa, tháo xoắn ở kỳ sau và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.

D. NST đóng xoắn tối đa ở cuối kỳ giữa và bắt đầu tháo xoắn ở cuối kỳ giữa.

Câu 14 : Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân?

A. Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kỳ trung gian.

B. Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép về hai tế bào con.

C. Sự phân li đồng đều của các NST kép về hai tế bào con.

D. Cả A và B.

Câu 15 : NST kép là

A. NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động.

B. Cặp gồm hai NST giống nhau về hình dáng và kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.

C. NST tạo ra từ sự nhân đôi NST, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.

D. Cặp gồm hai cromatit giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Câu 16 : Trung thể có chức năng gì trong quá trình nguyên phân?

A. Tạo ra vách ngăn cách chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.

B. Tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào.

C. Mang vật chất di truyền, nhờ các cơ chế nhân đôi và phân li làm cho số lượng NST của hai tế bào con giống với tế bào mẹ.

D. Giúp các NST đính trên các dây tơ và phân li về hai cực trong phân bào.

Câu 17 : NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân?

A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau.

B. Kỳ trung gian, kỳ đầu.

C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa.

D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối.

Câu 18 : Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ

A. Sự nhân đôi của tế bào chất.

B. Sự nhân đôi của NST đơn.

C. Sự nhân đôi của sợi nhiễm sắc.

D. Sự nhân đôi của ADN.

Câu 19 : Một tế bào có 2n = 14. Số NST của tế bào ở kỳ sau là

A. 14.

B. 28.

C. 7.

D. 42.

Câu 20 : Một tế bào soma ở ruồi giấm 2n = 8 trải qua quá trình nguyên phân. Số NST,`số cromatit và số tâm động có trong tế bào vào kỳ sau lần lượt là:

A. 8, 0 và 16.

B. 8, 8 và 8.

C. 16, 0 và 16.

D. 16, 16 và 16.

Câu 21 : Biết kí hiệu bộ NST của tế bào sinh dưỡng là AaBbXY. Kí hiệu của bộ NST tế bào vào kỳ trước nguyên phân là:

A. AaBbXY.

B. ABX, abY.

C. AAaaBBbbXXYY.

D. AbY, aBX.

Câu 22 : 6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số tế bào con được sinh ra sau nguyên phân là:

A. 96.

B. 16.

C. 64.

D. 896.

Câu 23 : 6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số NST đơn môi trường cung cấp

A. 42.

B. 756.

C. 1728.

D. 18.

Câu 24 : Xét 3 tế bào cùng loài đều nguyên phân bốn đợt bằng nhau đòi hỏi môi trường cung cấp 720 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài trên bằng bao nhiêu?

A. 8.    B. 16.     C. 32.     D. 4.

Câu 25 : Xét 5 tế bào của một loài có bộ NST 2n = 6 đều nguyên phân với số lần bằng nhau đã cần môi trường nội bào cung cấp 30690 NST đơn. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào nói trên:

A. 12.     B. 20.     C. 10.     D. 15.

Câu 26 : NST là gì?

A. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào.

B. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.

C. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.

D. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào.

Câu 27: Trong cặp NST tương đồng, 2 NST có nguồn gốc từ đâu?

A. Từ bố.

B. Từ mẹ.

C. Một từ bố, một từ mẹ.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 28: Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là

A. NST.

B. Axit nucleic.

C. Nucleotide.

D. Ncleosome.

Câu 29: Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kỳ nào của phân chia tế bào?

A. Kỳ đầu.

B. Kỳ giữa.

C. Kỳ sau.

D. Kỳ cuối.

Câu 30: Thành phần hoá học chủ yếu của NST là

A. Protein và sợi nhiễm sắc.

B. Protein histon và axit nucleic.

C. Protein và ADN.

D. Protein anbumin và axit nucleic.

Câu 31: Một NST có dạng điển hình gồm các thành phần

A. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc.

B. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản.

C. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai.

D. Tâm động, cromatit, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc.

Câu 32: Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành

A. từng cặp tương đồng (giống nhay về hình thái, kích thước).

B. từng cặp không tương đồng.

C. từng chiếc riêng rẽ.

D. từng nhóm.

Câu 33 Đặc điểm nào sau đây không phải là tính đặc trưng của bộ NST?

A. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.

B. Hình thái và kích thước NST.

C. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử.

D. Sự nhân đôi, phân li, tổ hợp.

Câu 34: Tâm động là gì?

A. Tâm động là nơi chia NST thành 2 cánh.

B. Tâm động là điểm dính NST với sợi tơ trong thoi phân bào.

C. Tâm động là nơi có kích thước nhỏ nhất của NST.

D. Tâm động là điểm dính NST với protein histon.

Câu 35: Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng là gì?

A. NST là cấu trúc mang gen quy định tính trạng. Do đó những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi các tính trạng di truyền.

B. NST có đặc tính tự nhân đôi do đó các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

C. NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN.

D. Cả A và B.

Câu 36 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

1. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, do đó số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ lưỡng bội.

2. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.

3. NST là sợ ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.

4. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lượng không bằng nhau.

5. Trong tế bào sinh dục chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng.

A. 1, 2, 3 và 5.

B. 2, 3 và 5.

C. 3 và 4.

D. 2,3 và 4.

Câu 37 : Loại tế bào nào sau đây không mang cặp NST tương đồng?

A. Tế bào sinh dưỡng của ong đực.

B. Trong các tế bào đa bội và trong tế bào của thể song nhị bội.

C. Tế bào hợp tử.

D. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục có 2n.

Câu 38: Trong giảm phân, NST nhân đôi

A. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào I.

B. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào II.

C. ở kỳ trung gian của cả 2 lần phân bào.

D. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào I và 2 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào II.

Câu 39: Chọn câu trả lời đúng khi nói về sự phân li của NST tở kỳ sau I.

A. Không đồng đều.

B. Đồng đều về cấu trúc nhưng không đồng đều về số lượng.

C. Đồng đều về số lượng nhưng không đồng đều về cấu trúc.

D. Đồng đều.

Câu 40: Chọn câu trả lời đúng khi nói về sự phân li của NST tở kỳ sau II.

A. Không đồng đều.

B. Đồng đều về cấu trúc nhưng không đồng đều về số lượng.

C. Đồng đều về số lượng nhưng không đồng đều về cấu trúc.

D. Đồng đều.

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

C

A

C

A

A

D

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

B

A

D

A

B

C

D

B

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

A

B

B

C

C

C

A

B

B

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

A

D

B

D

B

A

D

D

D

 

B. Câu hỏi tự luận

Bài 1: Sau đây là kết quả của một số phép lai ở ruồi giấm.

a) P : Cái mắt nâu x đực mắt đỏ thảm à F1 : 100% mắt đỏ thẫm

b) P : Cái mắt đỏ thẫm x đực mắt nâu à F1 : 100% mắt đỏ thẫm

Xác định kiểu gen của P của 2 cặp lai trên.

Cho F1 của phép lai a tiếp tục giao phối với nhau thì kết quả ở F2 như thế nào ? Cho biết màu mắt do 1 gen quy định.

Lời giải:

Quy ước N - mắt đỏ thẫm ; n - mắt nâu

1. a) P : nn x NN ; b) P : NN x nn.

2. 3 mắt đỏ thẫm : 1 mắt nâu

Bài 2: Theo dõi sự di truyền màu sắc thân ở cà chua, người ta thu được những kết quả sau :

- Phép lai 1 : Thân đỏ x Thân đỏ F1 : đều thân đỏ

- Phép lai 2 : Thân xanh x Thân xanh à F1 : đều thân xanh

- Phép lai 3 : Thân đỏ x Thân xanh à F1 : 50% thân đỏ : 50% thân xanh.

Có xác định được kiểu gen của P trong các phép lai trên không ? Bằng cách nào để xác định được kiểu gen của P. Viết sơ đồ lai của từng trường hợp. Cho biết màu sắc thân do 1 gen quy định.

Lời giải:

- Phép lai 1 : P : AA x AA, P : AA x Aa hoặc P : aa X aa

- Phép lai 2 : P : aa X aa hoặc P : AA X AA, P : AA X Aa

- Phép lai 3 : P : Aa X aa hoặc P : aa X Aa

---Để xem tiếp nội dung phần tự luận của Đề cương, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2. Đề thi giữa HK1 Sinh học 9

2.1. Đề thi giữa HK1 Sinh học 9 số 1

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

ĐẾ THI GIỮA HK1 SINH HỌC 9

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học 9

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Tại sao ở những loài giao phối (động vật có vú và người) tỉ lệ đực/cái xấp xỉ 1:1?

A. Vì hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.

B. Vì số con cái và con đực trong loài bằng nhau

C. vì số giao tử đực bằng số giao tử cái.

D. Câu B và C đúng.

Câu 2. Đặc điểm của giống thuần chủng là:

A. Có khả năng sinh sản mạnh

B. Có đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó.

C. Dễ gieo trồng.

D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm.

Câu 3. Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể là gì ?

A. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào

B. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ

C. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng (với số lượngvà hình thái xác định)

D. Câu A và B đúng.

Câu 4. Tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn xuất hiện trong các phép lai nào ?

A. Aa × Aa           B. Aa × AA           C. AA × aa           D. Aa × aa

Câu 5. Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân, những trường hợp nào sau đây là đúng?

A. A + G = T + X                               C. A = T; G = X

B. A + T + G = A + T + X                 D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 6. Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai nào?

A. Lai với cơ thể đồng hợp trội          C. Lai với cơ thể dị hợp

B. Lai phân tích                                 D. Câu A và B đúng

Câu 7. Có 5 tinh bào bậc I tiến hành giảm phân, kết quả nào sau đây đúng?

A. Có 20 tinh trùng                  C. Có 10 tinh trùng

B. Có 15 tinh trùng                   D. Có 5 tinh trùng

Câu 8. Ở đậu hà lan quả màu lục là trội hoàn toàn so với quả màu vàng.

Cho lai giống đậu hà lan quà màu lục (dị hợp tử) với giống đậu hà lan quà màu vàng. Kết quả F1 thu được có kiểu hình là:

A. Toàn quả màu lục                C. 3 quả màu lục : 1 quả vàng

B. 1 quả lục : 1 quả vàng          D. 3 quả vàng : 1 quả lục

II. TỰ LUẬN

Câu 9. Ở loài chuột có bộ NST 2n = 40. Hãy mô tả bộ NST của tế bào 2n của chuột đực và chuột cái.

Câu 10. Vì sao protein có tính đa dạng và đặc thù ?

Câu 11. Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? Lập sơ đồ lai từ P đến F2.

Cho biết màu mắt chi do một nhân tố di truyền quy định.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1.A

2.B

3.C

4.A

5.D

6.B

7.A

8.B

 

Câu 1 

Ở những loài giao phối (động vật có vú và người) tỉ lệ đực/cái xấp xỉ 1:1 vì hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương

Chọn A

Câu 2

Đặc điểm của giống thuần chủng là: đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó.

Chọn B

Câu 3

Tính đặc trưng của NST là tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng (với số lượngvà hình thái xác định).

Chọn C

Câu 4

Phép lai Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa → KH: 3 trội: 1 lặn

Chọn A

Câu 5 

Theo nguyên tắc bổ sung A=T và G=X.

Vậy cả 3 đáp án đều đúng

Chọn D

Câu 6

Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai phân tích (với cơ thể đồng hợp lặn).

Chọn B

Câu 7

Có 5 tinh bào bậc I tiến hành giảm phân sẽ tạo 5 × 4 = 20 tinh trùng

Chọn A

Câu 8 

P: Aa (lục) × aa (vàng) → 1Aa:1aa

KH: 1 quả lục : 1 quả vàng

Chọn B

II. Tự luận

Câu 9 

Ở loài chuột có bộ NST 2n = 40. Hãy mô tả bộ NST của tế bào 2n ở chuột đực và chuột cái.

Chuột có 2n = 40 xếp thành 20 cặp. Trong đó có 38 NST thường kí hiệu là 38A và một cặp NST giới tính.

- Trong tế bào của chuột đực có 38 NST thường và 1 cặp NST giới tính xy không tương đồng. Kí hiệu chung là 38A + XY

- trong tế bào của chuột cái có 38 NST thường và 1 cặp NST giới tính xx tương đồng, kí hiệu chung là 38A + XX.

Câu 10

Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N và có thể còn có một số nguyên tố khác. Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn. Prôtêin cũng được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân: gồm hàng trăm đơn phân. Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là axit amin, có hơn 20 loại axit amin khác nhau.

Các loại axit amin sắp xếp tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin.

- Tính đa dạng của protein do sự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại axit amin.

- Tính đặc thù: là do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau của các axit amin.

Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn được biêu hiện ở các dạng cấu trúc không gian, số chuỗi axit amin.

Câu 11

Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phổi với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen.

F1 toàn cá kiếm mắt đen, chứng tỏ tính trạng quy định mắt đen là tính trạng trội, mắt đỏ là tính trạng lặn và các cá thể đem lai đều thuần chủng.

Theo qui luật phân ly độc lập của Menđen, thì tỉ lệ về kiểu hình ở F2 sẽ là: 3 mắt đen : 1 mắt đỏ.

Qui ước gen: gen A mắt đen,

Gen a: mắt đỏ

Sơ đồ lai: P: AA (mắt đen) × aa (mắt đỏ)

GP:                     A                  a

F1                                Aa (100% mắt đen)

F1 × F Aa (mắt đen) × Aa (mắt đen)

GF1                  A:  a               A: a

F2: kiểu gen: 3A-: 1 aa

Kiểu hình: 3 mắt đen: 1 mắt đỏ

 

2.2. Đề thi giữa HK1 Sinh học 9 số 2

TRƯỜNG THCS NGUYỄN NGHIÊM

ĐẾ THI GIỮA HK1 SINH HỌC 9

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học 9

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Sự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?

A. Kì đầu               B. Kì giữa              C. Kì sau               D. Kì trung gian

Câu 2. Thành phần hoá học của NST gồm có:

A. ADN và lipoprotein                         C. ADN và protein loại histon

B. Lipôprôtein và axit amin                 D. ADN

Câu 3. Tính đặc thù của mọi loại prôtein do yếu tố nào quy định?

A. Trình tự sắp xếp các loại axit amin            C. Số lượng axit amin

B. Thành phần các loại axit amin                   D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 4. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân I. Số NST kép trong, tế bào đó bằng bao nhiêu trong, các trường hợp sau?

A. 4              B. 8              C. 16            D. 32

Câu 5. khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì:

A. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

B. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

C. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo ti lệ 3 trội : 1 lặn

D. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn

Câu 6. Nguyên phân xảy ra ở các loại tế bào nào?

A. Tế bào sinh dưỡng                 C. Tế bào sinh dục sơ khai

B. Tế bào sinh dục                     D. Câu A và C

Câu 7. Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 ?

A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái

B. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương

C. số cá thể đực và sổ cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau

D. Xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực với giao từ cái tương đương

Câu 8. Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của protein?

A. Cấu trúc bậc 1             C. Cấu trúc bậc 3

B. Cấu trúc bậc 2             D. Cấu trúc bậc 4

---Để xem tiếp nội dung từ phần tự luận và đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.3. Đề thi giữa HK1 Sinh học 9 số 3

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐẾ THI GIỮA HK1 SINH HỌC 9

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học 9

A. Trắc nghiệm (4đ):

Chọn và khoanh tròn vào phương án  trả lời đúng nhất (3đ).

Câu 1. Trong phép lai phân tích, nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen gì ?

A. Đồng hợp.         B. Dị hợp.              C. Phân tính.          D. Đồng tính.

Câu 2. Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là gì ?

A. Tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn.

B. Tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng luôn luôn là 9 : 3 : 3 : 1.

C. Tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

D. Tỉ lệ của các biến dị tổ hợp luôn luôn là 50% so với bố và mẹ.

Câu 3. Ở người gen A quy định tóc quăn, gen a quy định tóc thẳng. Phép lai nào sau đây cho kết quả đời sau có người con tóc quăn, có người con tóc thẳng ?

A. AA x aa             B. Aa x aa              C. AA x AA           D. aa   x aa

Câu 4. Cho lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Tính trạng hoa đỏ là tính trạng gì?

A. Trội.        B. Lặn.         C. Trung gian.        D. Trung tính.

Câu 5. Ở người gen a quy định bệnh máu khó đông, bố và mẹ đều bình thường  có kiểu gen Aa. Xác xuất sinh ra con bị mắc bệnh máu khó đông là bao nhiêu

A. 25%.                        B. 50%.                     C. 75%.                        D. 100%.

Câu 6. Phép lai nào sau đây cho ra kết quả nhiều kiểu hình nhất?

A. EEFF x eeff                 C. EeFF x EEFF

B. Eeff x eeFf                   D. EEff  x  eeFF

 Câu 7. Thực chất của sự thụ tinh là?

A. Sự phát sinh giao tử đực và cái.                            

B. Sự kết hợp giữa một cá thể đực với một cá thể cái.

C. Sự kết hợp giữa nguyên phân và giảm phân.

D. Sự kết hợp giữa hai bộ nhân đơn bội thành bộ nhân lưỡng bội.

Câu 8. Tại sao trứng có kích thước và khối lượng lớn hơn tinh trùng rất nhiều?

A. Vì số lượng tinh trùng gấp 4 lần so với số lượng trứng.

B. Vì bộ nhiễm sắc thể của trứng lớn hơn nhiều so với tinh trùng.

C. Vì trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng.

D. Vì mỗi lần thụ tinh chỉ có một trứng tham gia.

Câu 9. Một mạch gốc của ADN có trình tự như sau: - A – G – T – X – T – A- G -

mạch bổ sung là?

A. – T – X – A – G – A – T – X –                  C. – U – G – T – X – T – U – G –

B. – U – X – A – G – A – U – G –                 D. – A – G – T – X – T – A- G –

Câu 10. 2 phân tử ADN tiến hành tự nhân đôi liên tiếp 3 đợt. Số ADN con được tạo ra là bao nhiêu?

A. 4.             B. 6.             C. 8.             D. 16

Câu 11. Các nucleotit giữa 2 mạch của ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc nào?

A. Đa phân.                 C. Giữ lại một nửa.           

B. Bổ sung.                  D. Tự nhân đôi.

Câu 12. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là?

A. Nucleic              B. Ribonucleic       C. Deoxiribonucleic          D. Nucleotit.

B. Tự luận (6.0 điểm):

Câu 1(2.0đ): Phát biểu nội dung quy luật phân ly độc lập và nêu ý nghĩa của nó.

Câu 2 ( 2.0đ ): Lập bảng so sánh các đặc điểm về cấu tạo và cấu trúc của ADN , ARN và protein.

Câu 3 (1.5đ ): Một đoạn gen có chiều dài 102000A0 và có số nu loại A chiếm 17,5%. Hãy tính:

a. Số nu mỗi loại trong gen.

b. Khối lượng của gen bằng đơn vị gam.

câu 4 (0,5 đ): Giải thích vì sao ở người tỉ lệ trẻ sơ sinh con trai : con gái là xấp xỉ 1:1?

---Để xem tiếp nội dung đáp án của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.4. Đề thi giữa HK1 Sinh học 9 số 4

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐẾ THI GIỮA HK1 SINH HỌC 9

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học 9

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cơ thể mẹ có kiểu gen AaBB, khi giảm phân (nếu có sự phân li tổ hợp tự do của các gen) thì cho ra mấy loại giao tử?

A. 2 loại                 B. 1 loại                 C. 3 loại                 D. 4 loại

Câu 2. Cho phép lai P: AaBb × aabb. F1 sẽ thu được mấy loại kiểu hình? (cho biết A trội so với a, B trội so với b).

A. 1 loại kiểu hình           C. 3 loại kiểu hình

B. 2 loại kiểu hình           D. 4 loại kiểu hình

Câu 3. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

A. Giúp cho cơ thể lớn lên

B. Thay thế cho các tế bào già đã chết

C. Đảm bảo bộ NST luôn ổn định của loài

D. Cả A,B  và C đều đúng

Câu 4. Từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho ra mấy tinh trùng?

A. 1 tinh trùng                  C. 3 tinh trùng 

B. 2 tinh trùng                  D. 4 tinh trùng

Câu 5. Sự tổng hợp ARN xảy ra ở đâu?

A. Trong nhân tế bào                 C. Trong môi trường nội bào

B. Tại màng tế bào                     D. Câu A và B

Câu 6. Mỗi chu kì xoắn của ADN cao 34 Å gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi nuclêôtit tương ứng với bao nhiêu Å?

A. 34 Å                  B. 3,4 Å                 C. 1,7 Å                 D. 17 Å

Câu 7. Màu sắc hoa mõm chó do 1 gen qui định. Theo dõi sự di truyền màu sắc của hoa này, người ta được những kết quả sau:

Hoa hồng ×  Hoa hồng → F1 : 25,1% hoa đỏ, 49,9% hoa hồng, 25,0% hoa trắng

Kết quả phép lai trên được giải thích như thế nào?

A. Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng

B. Hoa đỏ trội không hoàn toàn so với hoa trắng

C. Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng

D. Câu C và B đúng.

Câu 8. Một phân tử mARN có U= 1200 bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclcôtit trong phân tử mARN đó sẽ là:

A. 6000 nuclêôtit             C. 3000 nuclêôtit

B. 1200 nuclêôtit             D. 12.000 nuclêôtit

---- Còn tiếp ----

2.5. Đề thi giữa HK1 Sinh học 9 số 5

TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN

ĐẾ THI GIỮA HK1 SINH HỌC 9

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học 9

A. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

I. Chọn phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Phản ứng nào sau đây Không phải là phản xạ?

A.Tiết nước bọt khi nhìn thấy  quả chanh.

B Chạm tay vào cây chinh nữ lá cụp lại.

C. Chạm vật nóng tay rụt lại.

D. Khi trời lạnh mặc thêm áo.

Câu 2. Hồng cầu có chức năng gì?

A. Vận chuyển các chất dinh dưỡng và các chất thải.

B. Bảo vệ cơ thể. 

C. Giúp lưu thông trong hệ mạch dễ dàng.      

D. Vận chuyển Ô xi và các bô níc.

Câu 3. Môi trường trong của cơ thể là.

A. Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu.

B. Bạch cầu máu và nước mô.

C. Máu nước mô và bạch huyết.

D. Máu nước mô, bạch cầu.

Câu 4. Hút thuốc lá gây hậu quả gì?

A. Làm tê liệt lớp lông rung phế quản.

B. Làm giảm hiệu quả lọc sạch không khí.

C. Gây ung thư phổi.

D. Tất cả các ý trên.

---- Còn tiếp ----

2.6. Đề thi giữa HK1 Sinh học 9 số 6

TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN

ĐẾ THI GIỮA HK1 SINH HỌC 9

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học 9

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Hãy chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Phương pháp nghiên cứu của các nhà khoa học đương thời Menđen có nội dung nào sau đây?

A. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai.

B. Theo dõi sự di truyén đồng thời của tất cả tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

C. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau.

D. Lai phân tích cơ thể lai F1.a

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây của đậu Hà Lan thuận lợi cho việc tạo dòng thuần?

A. Có hoa lưỡng tính.

B. Có những cặp tính trạng tương phản.

C. Tự thụ phấn cao.

D. Dễ trồng.

Câu 3. Trong thí nghiệm về lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ thế nào?

A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.

B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.

C. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

D. 4 vàng, trơn : 4 xanh, nhăn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn.

Câu 4. Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu hình là bao nhiêu?

A. Số lượng các loại kiểu hình là 2n.

B. Số lượng các loại kiểu hình là 3n.

C. Số lượng các loại kiểu hình là 4n.

D. Số lượng các loại kiểu hình là 5n.

Câu 5. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng ; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả màu đỏ, dạng quả bầu dục và quả vàng, dạng quả tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ, tròn. Cho F1 lai phân tích thì thu được 301 cây quả đỏ, tròn : 299 cây quả đỏ. bầu dục : 301 cây quả vàng, tròn : 303 cây quả vàng, bầu dục.

Kiểu gen của P trong phép lai phân tích phải như thế nào?

A. P : AaBb X aabb

B. P : Aabb X aaBb

C. P : AaBB x  AABb

D. P : AAbb X aaBB

---- Còn tiếp ----

7. Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 số 7

Trường: THCS Xuân Ngọc

Số câu: 14 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

8. Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 số 8

Trường: THCS Nguyễn Nghiêm

Số câu: 5 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

9. Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 số 9

Trường: THCS Lý Tự Trọng

Số câu: 12 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

10. Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 9 số 10

Trường: THCS Tân Thạnh

Số câu: 6 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:27/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM