10 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 năm 2021-2022 có đáp án

Tài liệu 10 đề thi giữa HK1 môn Hóa 9 năm 2021-2022 có đáp án được tổng hợp, cập nhật mới nhất từ đề thi môn Hóa học 9 của các trường THCS trên cả nước. Thông qua việc luyện tập với đề thi lớp 9 giữa học kì 1 này sẽ giúp các em học sinh hệ thống kiến thức đã học, ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi môn Hóa 9. Chúc các em học tốt!

10 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 năm 2021-2022 có đáp án

1. Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 9

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

a. Lý thuyết

- Tính chất hóa học của: oxit, axit, bazơ, muối

+ Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Vd: CaO, SO2, CO, Na2O, Fe3O4, P2O5, …

+ Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các ng/tử kim loại.

Vd: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4, …

+ Sản xuất axit sunfuric:  Gồm các công đoạn sau:

(1) S +  O2   t0,V2O→  SO

(2)  2SO2 +  O2  →  2SO3

(3)   SO3   +  H2O →   H2SO4

+ Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (OH).

Vd: KOH, NaOH, Ba(OH), Al(OH)3, …

+ Sản xuất natri hiđroxit:

2NaCl  +  H2O   →  điện phân dd, có màng ngăn →   2NaOH  +  Cl2   +  H2

Thang pH: Dùng để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của một dung dịch:

pH = 7: trung tính ;  pH < 7: tính axit ; pH > 7: tính bazơ

b. Các dạng bài tập

- Viết các PTHH minh họa cho tính chất hóa học, ứng dụng của các chất, pthh điều chế các chất.

- Dựa vào tính chất hóa học, vật lý giải thích các ứng dụng, các hiện tượng thường gặp.

- Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hóa, thể hiện mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.

- Phân biệt, nhận biết các chất bằng phương pháp vật lý, hóa học.

B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

a. Trắc nghiệm

Câu 1: Dung dịch HCl đều tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây?

A. Mg, Fe2O3, Cu(OH)2, Ag.                                     

B. Fe, MgO, Zn(OH)2, Na2SO4.        

C. CuO, Al, Fe(OH)3, CaCO3.                                  

D. Zn, BaO, Mg(OH)2, SO2.

Câu 2: Dãy các chất nào sau đây đều là oxit axit?

A. Fe2O3, NO2, SO2.

B. CO, P2O5, CaO.

C. CuO, K2O, Fe2O3.

D. P2O5, SO3, N2O5.

Câu 3: Khi pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc thì phải rót từ từ

A. nước vào dung dịch axit sufuric đặc.                               

B. dung dịch axit sufuric đặc vào nước.

C. dung dịch axit sufuric loãng vào dung dịch axit sufuric đặc.          

D. cho SO3 vào dung dịch axit sufuric loãng.

Câu 4: Cặp chất có thể điều chế trực tiếp ra SO2 trong công nghiệp là

A. lưu huỳnh, nước.B. lưu huỳnh trioxit và khí oxi.

C. đồng và dung dịch axit sunfuric loãng.                 

D. pirit sắt và khí oxi.

Câu 5: Khi cho CuO tác dụng với dung dịch HCl tạo ra

A. chất khí nhẹ hơn không khí.B. chất khí nặng hơn không khí.

C. dung dịch màu xanh lam.                                      

D. dung dịch không màu.

Câu 6: Để tách CO ra khỏi hỗn hợp khí gồm: CO, CO2 và SO2 người ta dùng

A. H2O.B. dung dịch Ca(OH)2.C. dung dịch HCl.D. khí oxi.

Câu 7: Dãy các chất nào sau đây là oxit bazơ?

A.CO, NO2, SO2.

B. CO2, P2O5, CaO.

Câu 8: Phản ứng trung hoà là phản ứng hoá học giữa

A.kim loại với dung dịch axit.B. oxit bazơ với dung dịch axit.

C. bazơ với axit.                                                        

D. dung dịch bazơ với oxit axit.

Câu 9: Dãy các chất tác dụng với nước tạo dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là

A.CuO, Fe2O3, CaO.

B. K2O, Na2O, BaO.

C. CO2, P2O5, CaO.                                                               

D. SO2, SO3, CO2.

Câu 10: Có thể nhận biết Na2SO4 và H2SO4 bằng

A. quỳ tím.

B. BaCl2.                               

C. Ba(OH)2.

D. Ba(NO3)2.

Câu 11: Thể tích dung dịch KOH 2M cần dùng để trung hòa vừa đủ 100g dung dịch H2SO4 9,8% là

A.100ml.                     B. 75ml.                                  C. 50ml.                                  D. 25ml.

Câu 12: Cho 200ml dung dịch NaOH 0,5M tác dụng với 100ml dung dịch MgCl2 1Mthu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

A.5,8 g.

B. 2,9 g.

C.11,6 g.

D.29 g.

Câu 13: Để phân biệt hai dung dịch không màu Ba(OH)2 và NaOH người ta dùng:

A. Nước.                     B. Dung dịch HCl.                  C. Dung dịch HNO3.              D. Khí CO2.

Câu 14: Khi cho kim loại Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 thì

A. không có hiện tượng gì xảy ra.

B. dây đồng tan một phần, trong dung dịch có muối đồng sunfat.

C. màu xanh của dung dịch Cu(NO3)2 xuất hiện.

D. có kim loại Ag bám vào dây đồng, một phần đồng tan dần và dung dịch màu xanh xuất hiện.

Câu 15: Dãy chất tác dụng với dung dịch NaOH là

A. SO2, HCl, Fe(NO3)2, CuSO4.                    B. Ba(OH)2, CuO, FeSO4, H2SO4.

C. CO2, FeCl3, Mg(OH)2, AgCl.                    D. CuCl2, K2SO4, Fe(OH)3, CaCO3.

Câu 16: T BaCO3 để điều chế được Ba(OH)2, một bạn học sinh đã suy nghĩ theo các cách như sau. Cách suy nghĩ nào của bạn là đúng?

A. Cho BaCO3 vào dung dịch NaOH.

B. Cho BaCO3 tác dụng với dung dịch HCl được dung dịch BaCl2, lấy dung dịch BaCl2 cho vào dung dịch NaOH.

C. Cho dung dịch BaCO3  tác dụng với dung dịch H2SO4  được BaSO4, lấy BaSO4  cho vào dung dịch NaOH.

Câu 17: Loại phân nào sau đây có hàm lượng đạm cao nhất?

A. NH4NO3.               B.(NH4)2SO4.              C.(NH2)2CO.               D.Ca(NO3)2.

Câu 18: Khi cho kim loại Ag vào ống nghiệm đựng dung dịch Cu(NO3)2 thì

A. không có hiện tượng gì xảy ra.

B. dây bạc tan một phần, trong dung dịch có muối bạc nitrat.

C. màu xanh của dung dịch Cu(NO3)2 biến mất.

D. có kim loại đồng bám vào dây bạc, một phần bạc tan dần và dung dịch màu xanh biến mất.

Câu 19: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

A. Không có hiện tượng nào xảy ra.

B. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.

C. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần.

D. Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hoà tan.

Câu 20: Để trung hòa 40 gam dung dịch NaOH 35% thì cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,5M?

A. 700 ml.      

B. 350 ml.      

C. 70 ml.        

D. 35 ml.

b. Tự luận

Câu 1: Cho các dung dịch sau đây lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (o) nếu không có phản ứng:

a.

 

Na2CO3

KCl

Na2SO4

NaNO3

Pb(NO3)2

       

BaCl2

       
 

b.

 

NaOH

HCl

Na2SO4

H2SO4

CuSO4

       

HCl

       

Ba(OH­)2

       

Viết các PTHH ở những ô có dấu (x)

Câu 2: Cho những oxit sau: SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng với

a. nước, tạo thành dung dịch axit.

b. nước, tạo thành dung dịch bazơ.

c. dung dịch axit, tạo thành muối và nước.

d. dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.

e. oxit bazơ tạo thành muối.

Viết các phương trình hóa học.

Câu 3: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn.Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có).

a. KNO3, K2SO4, H2SO4, HNO3.

b. Ba(OH)2, KOH, Na2CO3, BaCl2.

c. AgNO3, HCl, NaCl, NaOH.

d. HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4.

Câu 4: Giải thích hiện tượng khi cho NaOH vào dung dịch HCl thì không thấy có khí xuất hiện trong khi đó cho NaOH để lâu ngày trong không khí vào dung dịch HCl thì lại có khí xuất hiện.

Câu 5: Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có những nguyên liệu chủ yếu nào? Hãy cho biết mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric và dẫn ra những phản ứng hóa học.

Câu 6: Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

Na2SO4+ ……..  → 2NaOH+ ……………..

2KOH+………….→2KCl + …………..

……………+ 6NaOH →2Fe(OH) + 3 Na2SO4

2HCl + CaCO3→………….+……………..+ H2O

Cu(NO3)2 + ………………→ Cu(OH)+ 2NaNO3

……………+ H2SO4 → BaSO + ……………..

HCl   +  ………..→ AgCl¯   +  ………..

Fe  +  ………….→ Cu  +  ……………..

2Fe(OH)3 → ………….+ …………….

3KOH + ……………→ Fe(OH) +………..

2. Đề thi giữa học kì 1

2.1. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 – Số 1

TRƯỜNG THCS LÊ THỊ HỒNG GẤM

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 : Dãy oxit nào dưới đây khi hòa tan trong nước thu được dung dịch axit?

A. BaO, SO2, CO2, SO3

B. P2O5, SO3, N2O5, CO2

C. CO, SO2, CuO, Cl2O7

D. NO, Al2O3, P2O5, SO2

Câu 2 : Cho dãy bazơ sau: KOH, NaOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Số chất trong dãy không bị nhiệt phân hủy là:

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 3 : Diêm tiêu có nhiều ứng dụng quan trong như: chế tạo thuốc nổ đen, làm phân bón, cung cấp nguyên tố nitơ và kali cho cây trồng,... Công thức hóa học của diêm tiêu là

A. KNO3

B. KClO3

C. NaNO3

D. NaNO2

Câu 4 : Loại phân đạm nào dưới đây có hàm lượng nitơ cao nhất?

A. Kali nitrat

B. Amoni sunfat

C. Ure

D. Amoni nitrat

Câu 5 : Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch Na2CO3 là

A. H2SO4, NaOH và KNO3

B. HCl, KOH và SO2

C. H2SO4, Ca(OH)2 và MgCl2

D. NaOH, SO2 và KNO3

Câu 6 : Chỉ dùng dung dịch HCl có thể phân biệt được các dung dịch:

A. KOH, KHCO3, Na2CO3

B. KOH, NaOH, AgNO3

C. Na2SO4, Na2SO3, NaNO3

D. KOH, Na2CO3, AgNO3

Câu 7 : Khí N2 bị lẫn tạp chất là khí CO2, có thể dùng chất nào sau đây để thu được N2 tinh khiết?

A. H2SO4

B. Ca(OH)2

C. NaHSO3

D. CaCl2

Câu 8 : Trong các dãy oxit dưới đây, dãy nào thỏa mãn điều kiện tất cả các oxit đều phản ứng với axit clohiđric?

A. CuO, FeO, CO2

B. CuO, P2O5, FeO

C. CuO, SO2, BaO

D. CuO, BaO, Fe2O3

Câu 9 : Cho 1,82 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Thành phần % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp là

A. 43,96% và 56,04%

B. 56,33% và 43,67%

C. 27,18% và 72,82%

D. 53,63% và 46,37%

Câu 10 : Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là

A. CuO

B. ZnO

C. PbO

D. CaO

Câu 11 : Để nhận biết 3 khí không màu: CO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng

A. Giấy quỳ tím ẩm

B. Que đóm còn tàn đỏ, nước vôi trong

C. Than hồng trên que đóm

D. Dẫn các khí vào nước vôi trong

Câu 12 : Dẫn từ từ 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch

A. Na2CO3

B. Na2CO3 và NaHCO3

C. NaHCO3

D. Na2CO3 và NaOH dư

Câu 13 : Tính chất hóa học nào không phải là tính chất hóa học đặc trưng của axit

A. Tác dụng với kim loại

B. Tác dụng với muối

C. Tác dụng với oxit axit

D. Tác dụng với oxit bazơ

Câu 14 : Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro. Dẫn toàn bộ lượng hiđro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ag và Zn

B. Cu và Ag

C. Na và Mg

D. Zn và Cu

Câu 15 : Cho một khối lượng bột kẽm dư vào 200 ml dung dịch HCl. Kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là

A. 1M

B. 0,1M

C. 2M

D. 0,2M

Câu 16 : Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:

A. Sắt (II) clorua và khí hiđro

B. Sắt (III) clorua và khí hiđro

C. Sắt (II) sunfua và khí hiđro

D. Sắt (II) clorua và nước

Câu 17 : Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:

A. Rót nước vào axit đặc.

B. Rót từ từ nước vào axit đặc.

C. Rót nhanh axit đặc vào nước.

D. Rót từ từ axit đặc vào nước.

Câu 18 : Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 (vừa đủ) thuộc loại:

A. Phản ứng trung hoà

B. Phản ứng thế

C. Phản ứng hoá hợp

D. Phản ứng oxi hoá – khử.

Câu 19 : Dãy hóa chất nào dưới đây đều tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Cu, K2O, Ba(OH)2, AgCl

B. Zn, FeO, Al(OH)3, CaCO3

C. H2O, BaO, KOH, Ag

D. CaO, NaCl, Al(OH)3, Mg

Câu 20 : Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch (chúng không phản ứng với nhau)?

A. KOH và NaCl

B. KOH và HCl

C. KOH và CuCl2

D. KOH và Al(OH)3

Câu 21 : Nhóm các dung dịch có pH > 7 là

A. HCl, NaOH

B. H2SO4, HCl

C. KOH, Ca(OH)2

D. BaCl2, KNO3

Câu 22 : Công thức hóa học của đạm urê là

A. NH4NO3

B. NH4Cl

C. CO(NH2)2

D. (NH4)2SO4

Câu 23 : Cho 12,6 gam Na2SO3 tác dụng với H2SO4 dư. Thể tích SO2 thu được (đktc) là

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 4,48 lít

D. 3,36 lít

Câu 24 : Cho hỗn hợp sau: NaCl, Na2CO3 và NaOH. Để thu được muối ăn tinh khiết, từ hỗn hợp trên có thể dùng một lượng dư dung dịch chất nào sau đây?

A. BaCl2

B. HCl

C. Na2CO3

D. CaCl2

Câu 25 : Biết 12 gam muối hỗn hợp muối gồm: CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl thu được 0,672 lít khí (ở đktc). Thành phần % theo khối lượng của CaCO3 và CaSO4 có trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 25% và 75%

B. 30% và 70%

C. 75% và 25%

D. 70% và 30%

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1. B

2. B

3. A

4. C

5. C

6. D

7. B

8. D

9. A

10. D

11. B

12. C

13. C

14. D

15. A

16. A

17. D

18. A

19. B

20. A

21. C

22. C

23. B

24. B

25. A


2.2. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 – Số 2

TRƯỜNG THCS LONG SƠN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước?

A. CaO, CuO, SO3, Na2O.

B. CaO, N2O5, K2O, CuO.

C. Na2O, BaO, N2O, FeO.

D. SO3, CO2, BaO, CaO.

Câu 2. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl?

A. CaO, Na2O, SO2

B. FeO, CaO, MgO

C. CO2, CaO, ZnO 

D. MgO, CaO, NO

Câu 3. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO

B. FeO

C. CaO

D. ZnO

Câu 4. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Ag, Fe, Mg

B. Fe, Cu, Al

C. Al, Mg, Zn

D. Zn, Cu, Mg

Câu 5. Để làm sạch khí O2 có lẫn tạp chất là khí CO2 và khí SO2 có thể dùng chất nào dưới đây?

A. Ca(OH)2

B. CaCl2

C. NaHSO3

D. H2SO4

Câu 6. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 thấy?

A. Cu(OH)2 không tan

B. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch không màu.

C. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí bay ra

D. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch có màu xanh lam.

Câu 7. Chất nào dưới đây không tác dụng được với axit H2SO4 đặc, nguội

A. Cu

B. Al

C. Mg

D. Zn

Câu 8. Dung dịch kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây?

A. Làm quì tím chuyển sang màu xanh

B. Tác dụng với axit

C. Tác dụng với dung dịch oxit axit

D. Bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ

Câu 9. Cặp chất có thể tồn tại được trong cùng một dung dịch là

A. NaCl và NaOH

B. KOH và H2SO4

C. Ca(OH)2 và HCl

D. NaOH và FeCl2

Câu 10. Loại phân đạm có hàm lượng nitơ cao nhất là

A. (NH4)2SO4

B.NH4NO3

C.CO(NH2)2

D.NH4Cl

Câu 11. Dãy gồm các phân bón hóa học đơn là

A. KCl, NH4Cl, (NH4)2SO4 và Ca(H2PO4)2

B. KCl, KNO3, Ca3(PO4)2 và Ca(H2PO4)2

C. K2SO4, NH4NO3, (NH4)3PO4 và Ca(H2PO4)2

D. KNO3, KCl, NH4H2PO4 và K2SO4.

Câu 12. Cho các chất: SO2, NaOH, MgCO3, CaO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Phần II: Tự luận 

Câu 1 (2 điểm): 

a/ Cho các chất sau: CaO, SO2, HCl, NaOH, P2O5, H2SO3, Na2O, Ca(OH)2.

Hãy cho biết chất nào thuộc oxit bazơ, oxit axit, bazơ, axit, muối?

b/ Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: 

S → SO2 → SO3 → H2SO4 → MgSO4

Câu 2 (2 điểm): Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.

Câu 3 (3 điểm): Biết 8 (gam) CuO phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch axit clohiđric. 

a) Tính khối lượng muối có trong dung dịch thu được sau phản ứng. 

b) Tính nồng độ phần trăm dung dịch axit cần dùng. 

---Để xem tiếp nội dung phần đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.3. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 – Số 3

TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaO,                      

B. BaO,                      

C. Na2O                     

D. SO3.

Câu 2: Oxit lưỡng tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành  muối và nước.

C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 3: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. CO2,                      

B. Na2O.                    

C. SO2,                       

D. P2O5

Câu 4: Nhóm chất  tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:

A. Na2O,  SO3 , CO.                              

B.  K2O,  P2O5,  CaO. 

C.  BaO,  SO3,  P2O5.

D.  CaO,  BaO,  Na2O.

Câu 5: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:

A.  K2SO              

B.  Ba(OH)                 

C.  NaCl                            

D.  NaNO3

Câu 6. Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:

A. Làm quỳ tím hoá xanh                                          

B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối  và nước

C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước           

D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

Câu 7: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất sau:

A.Na2SO4 và Fe2(SO4)3                                              B Na2SO4 và K2SO4

C. Na2SO4 và BaCl2                                                    D. Na2CO3 và K3PO4

Câu 8: Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:

A. Ag, Cu.                  

B. Au, Pt.                  

C . Au, Al.                     

D. Ag, Al.

Câu 9: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí Hiđro là:

A. Đồng                     

B. Lưu huỳnh             

C. Kẽm                       

D. Thuỷ ngân

Câu 10: Nhôm hoạt động hoá học mạnh hơn sắt, vì:

A. Al, Fe đều không phản ứng với HNO3 đặc nguội.                       

B. Al có phản ứng với dung dịch kiềm.        

C. Nhôm đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt.              

D. Chỉ có sắt bị nam châm hút.

Câu 11: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với

A. Dung dịch NaOH dư

B. Dung dịch H2SO4 loãng

C. Dung dịch HCl dư

D. Dung dịch HNO3 loãng .             

Câu 12: Nhôm phản ứng được với :

A. Khí clo, dung dịch kiềm, axit, khí oxi.

B. Khí clo, axit, oxit bazo, khí hidro.

C. Oxit bazơ, axit, hiđro, dung dịch kiềm

D. Khí clo, axit, oxi, hiđro, dung dịch magiesunfat

II. PHÀN TỰ LUẬN

Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau?

Fe → FeCl→  Fe(OH)3→  Fe2O→  Fe2(SO4)→ FeCl3

Câu 2: Có 3 lọ đựng các dung dịch bị mất nhãn sau: HCl, H2SO4, NaOH. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết phương trình hoá học.

Câu 3: Cho 30g hỗn hợp hai kim loại sắt và đồng tác dụng với dd HCl dư. Sau  khi phản ứng xong thu được chất rắn A và 6,72l khí (ở đktc)

Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

Tính thành phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp ban đầu.

---Để xem tiếp nội dung phần đáp án của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.4. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 – Số 4

TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 : Dãy oxit nào dưới đây khi hòa tan trong nước thu được dung dịch axit?

A. BaO, SO2, CO2, SO3

B. P2O5, SO3, N2O5, CO2

C. CO, SO2, CuO, Cl2O7

D. NO, Al2O3, P2O5, SO2

Câu 2 : Cho dãy bazơ sau: KOH, NaOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Số chất trong dãy không bị nhiệt phân hủy là:

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 3 : Diêm tiêu có nhiều ứng dụng quan trong như: chế tạo thuốc nổ đen, làm phân bón, cung cấp nguyên tố nitơ và kali cho cây trồng,... Công thức hóa học của diêm tiêu là

A. KNO3

B. KClO3

C. NaNO3

D. NaNO2

Câu 4 : Loại phân đạm nào dưới đây có hàm lượng nitơ cao nhất?

A. Kali nitrat

B. Amoni sunfat

C. Ure

D. Amoni nitrat

Câu 5 : Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch Na2CO3 là

A. H2SO4, NaOH và KNO3

B. HCl, KOH và SO2

C. H2SO4, Ca(OH)2 và MgCl2

D. NaOH, SO2 và KNO3

Câu 6 : Chỉ dùng dung dịch HCl có thể phân biệt được các dung dịch:

A. KOH, KHCO3, Na2CO3

B. KOH, NaOH, AgNO3

C. Na2SO4, Na2SO3, NaNO3

D. KOH, Na2CO3, AgNO3

Câu 7 : Khí N2 bị lẫn tạp chất là khí CO2, có thể dùng chất nào sau đây để thu được N2 tinh khiết?

A. H2SO4

B. Ca(OH)2

C. NaHSO3

D. CaCl2

Câu 8 : Trong các dãy oxit dưới đây, dãy nào thỏa mãn điều kiện tất cả các oxit đều phản ứng với axit clohiđric?

A. CuO, FeO, CO2

B. CuO, P2O5, FeO

C. CuO, SO2, BaO

D. CuO, BaO, Fe2O3

Câu 9 : Cho 1,82 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Thành phần % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp là

A. 43,96% và 56,04%

B. 56,33% và 43,67%

C. 27,18% và 72,82%

D. 53,63% và 46,37%

Câu 10 : Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là

A. CuO

B. ZnO

C. PbO

D. CaO

-----Còn tiếp-----

2.5. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 – Số 5

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Cho các chất sau: H2O, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại hóa trị II cần dùng hết 10 gam dung dịch HCl 21,9%. Xác định công thức hóa học của oxit trên.

A. FeO

B. CaO

C. MgO

D. CuO

Câu 3. Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:

A. CO

B. CO2

C. SO2

D. CO2 và SO2

Câu 4. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Fe, Cu, Mg

B. Zn, Fe, Cu

C. Zn, Fe, Al.

D. Fe, Zn, Ag

Câu 5. Dãy chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím chuyển sang xanh

A. NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2

B. Ca(OH)2, Mg(OH)2, NaOH, Ba(OH)2

C. Fe(OH)2, Mg(OH)2, NaOH, Ba(OH)2

D. Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH, KOH

Câu 6. Có 4 ống nghiệm đựng các dung dịch: Ba(NO3)2, KOH, HCl, (NH4)2CO3. Dùng thêm hóa chất nào sau đây để nhận biết được chúng?

A. Quỳ tím

B. Dung dịch phenolphtalein

C. CO2

D. Dung dịch NaOH

Câu 7. Cho một khối lượng bột sắt dư vào 200 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là:

A. 1M

B. 0,1M

C. 2M

D. 0,2M

Câu 8. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:

A. Sắt (II) clorua và khí hiđrô

B. Sắt (III) clorua và khí hiđrô

C. Sắt (II) Sunfua và khí hiđrô

D. Sắt (II) clorua và nước

Câu 9. Cho sơ đồ chuyển hóa 

X → Y → Z → X

X, Y, Z có thể là

A. Na, Na2O, Na2O

B. P2O5, H3PO4, Ca3(PO4)2

C. BaCl2, BaSO4, BaO

D. SO2, Na2SO3, BaSO3

Câu 10. Cho 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,24

B. 4,48

C. 3,36

D. 6,72

-----Còn tiếp-----

2.6. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 – Số 6

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl?

A. CaO, Na2O, SO2

B. FeO, CaO, MgO

C. CO2, CaO, BaO

D. MgO, CaO, NO

Câu 2. Cho các chất sau: H2O, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 3. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO

B. FeO

C. CaO

D. ZnO

Câu 4. Phản ứng giữa hai chất nào dưới đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit?

A. Na2SO3 và HCl

B. Na2SO3 và Ca(OH)2

C. S và O2 (đốt S)

D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)

Câu 5. Để phân biệt 2 dung dịch H2SO4 loãng và HCl ta dùng hóa chất nào sau đây?

A. BaO

B. Al

C. K2O

D. NaOH

Câu 6. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?

A. HCl, KCl

B. HCl và Ca(OH)2

C. H2SO4 và BaO

D. NaOH và H2SO4

Câu 7. Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí Hidro. Dẫn toàn bộ lượng hidro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ca và Zn

B. Mg và Ag

C. Na và Mg

D. Zn và Cu

Câu 8. Dãy dung dịch nào dưới đây không làm quỳ tím đổi thành màu xanh là:

A. NaOH, KOH, Cu(OH)2

B. NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2

C. KOH, Fe(OH)2, Ca(OH)2

D. Cu(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2

Câu 9. Dãy chất gồm bazơ không bị nhiệt phân hủy là?

A. NaOH, Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2

B. KOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2

C. NaOH, CaOH)2, Ba(OH)2, KOH

D. KOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2

Câu 10. Dẫn từ từ 1,12 lít CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng thu được muối

A. Na2CO3

B. Na2CO3 và NaHCO3

C. NaHCO3

D. NaHCO3, CO2

-----Còn tiếp-----

2.7. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 9 số 7

Trường: THCS Lê Lợi

Số câu: 4 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.8. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 9 số 8

Trường: THCS Lê Hồng Phong

Số câu: 16 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.9. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 9 số 9

Trường: THCS Nguyễn Khuyến

Số câu: 20 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.10. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 9 số 10

Trường: THCS Minh Tiến

Số câu: 12 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:27/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM