Bài học Địa lý 8
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu Địa lí 8
Địa lí là một môn học có nhiều kiến thức bắt buộc các em phải nắm rõ, tuy nhiên để học hết các em cần có một phương pháp rõ ràng. Đầu tiên, để có thể nắm được hết những kiến thức cơ bản của môn Địa lí thì bạn cần rất nhiều thời gian. Tuy nhiên khi có phương pháp học tập thì điều đó sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Nhằm giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức và định hướng phương pháp học phù hợp eLib biên soạn hệ thống nội dung bài học Địa lí 8 theo chương trình SGK môn Địa lí 8 gồm 3 chương với 44 bài học. Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Địa lí 8
Địa lý là môn học lý thú nhưng do bị coi là môn phụ, phương pháp dạy học khô khan nên nhiều học sinh còn yếu môn này. Muốn học tốt môn Địa lý 8 các em có thể tham khảo một số phương pháp sau:
2.1. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy
Kết quả môn Địa lý không cao có thể do quá nhiều kiến thức cần ghi nhớ, không được sắp xếp khoa học nên khó nhớ. Cách đơn giản nhất để giải quyết tình trạng này là dành thời gian hệ thống lại kiến thức sau mỗi bài học. Việc này giúp xây dựng khung kiến thức dần dần sau mỗi bài. Cuối kỳ sẽ có ngay đề cương ôn tập hiệu quả.
Phương pháp hệ thống kiến thức được nhiều chuyên gia sử dụng nhất là vẽ sơ đồ tư duy. Đó là một sơ đồ cây, vẽ bằng nhiều màu sắc, ghi lại những từ khóa, những kiến thức quan trọng một cách ngắn gọn nhất. Tuy nhiên, gắn gọn cũng phải đi đôi với dễ hiểu, dễ nhớ và dễ liên tưởng. Nhìn vào sơ đồ này, các em sẽ hình dung lại bài học, hình dung được hệ thống những kiến thức đã học dễ dàng hơn.
Cụ thể, chương trình Địa lý 8 có 2 phần chính: Phần 1 là thiên nhiên con người ở các châu lục, phần 2 là địa lý Việt Nam. Trong phần 1 chia thành 2 chương: Châu Á; thống kết địa lý tự nhiên và địa lý các châu lục. Mỗi chương có nhiều bài, trong từng bài lại có các ý lớn. Như vậy, sau khi đã có được khung của toàn chương trình, các em đã hình dung được những nội dung cơ bản mà mình cần ghi nhớ để vẽ thành sơ đồ.
2.2. Tạo không gian học tập thoải mái
Không gian học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cải thiện tâm trạng, tạo cảm hứng học tập. Một góc học tập trang trí đẹp, đặt những món đồ yêu thích, đủ rộng rãi, đủ ánh sáng sẽ giúp bạn học tập tốt hơn. Điều quan trong nhất, không gian cần đảm bảo yên tĩnh, không ồn ào khiến học sinh không tập trung được.
2.3. Chuẩn bị bài mới ở nhà
Để hiểu và nhớ kiến thức thầy cô giảng trên lớp thì học sinh nên đọc bài mới trước. Đọc bài trước ở nhà để biết sơ qua những gì sẽ học, liên kết nó với phần kiến thức trước đó. Khi đọc trước cùng nên ghi chú những phần không hiểu để hôm sau nghe thầy cô giải thích.
2.4. Ghi nhớ các số liệu cần thiết
Vì có khá nhiều con số cần phải ghi nhớ khiến nhiều bạn sợ học địa lý và không thể học tốt được môn này. Tuy nhiên, để nhớ các số liệu đó tốt, học sinh có thể gắn nó với những ngày lễ hay ngày sinh nhật của người thân hoặc một ngày đặc biệt mà các em dễ ghi nhớ. Hơn nữa, trong một số trường hợp các em chỉ cần viết ra những số liệu tương đối không cần chính xác đến 100%.
3. Những lưu ý để học tốt môn Địa lí 8
3.1. Học với tâm trạng thoải mái
Khi học bài các em cần tinh thần thoải mái, không căng thẳng thì hiệu quả học mới cao. Do đó, đừng tự tạo áp lực cho bản thân, nghĩ rằng mình học không tốt, mình không thông minh bằng người khác. Tìm cách thư giãn, tìm kiếm những suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn.
Khi đang học, nếu quá mệt, đầu óc căng thẳng mà vẫn chưa xong bài, các em không nên cố học nốt, hãy nghỉ 10-20 phút để não được nghỉ ngơi. Lúc đó cố ngồi học cũng không hiệu quả vì não quá tải, không thể tiếp nhận thông tin tốt được. Khi nghỉ ngơi có thể nghe bài nhạc vui, đọc truyện cười hay nhắm mắt thư giãn, sau đó học tiếp.
3.2. Tạo nhóm học tập
Nếu muốn đạt kết quả cao trong môn học này thì không nên học một mình. Hãy tìm một người bạn hoặc một nhóm bạn cùng có niềm yêu thích với môn Địa lí để có thể thường xuyên trao đổi bài với nhau. Các thông tin bổ ích do từng người tìm được liên quan đến bài học, các câu hỏi suy luận, các kiến thức được nhắc lại thường xuyên sẽ giúp việc học thú vị và tiếp thu được nhiều hơn.
3.3. Tạo nên những con số dễ nhớ
Một điều nữa mà ai cũng “sợ” ở môn Địa lý đó là việc có quá nhiều các con số, hoặc một dãy số liệu quá dài. Tuy nhiên, một mẹo nhỏ là các em không nhất thiết phải nhớ chính xác các con số. Trong một số trường hợp có thể chỉ cần đưa ra những con số tương đối.
Các em cũng không nhất thiết phải nhớ hết cả một dãy số liệu quá dài nhưng nhất thiết phải nhớ được những số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số nước ta thì cần nắm được những mốc quan trọng, thường là đầu – cuối hoặc những năm có sự biến động lớn như tăng, giảm đột ngột...
Tham khảo thêm
- doc
Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- doc
Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- doc
Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- doc
Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
- doc
Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia
- doc
Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- doc
Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- doc
Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- doc
Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
- doc
Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam