Địa lí 8 Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á trong chương trình Địa lí 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 16 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 8 Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc

  • Nửa đầu thế kỉ XX nền kinh tế lạc hậu → sản xuất lương thực là chủ yếu. 
  • Ngày nay, sản xuất và xuất khẩu ngliệu chiếm vị trí đáng kể. 
  • Nền kinh tế các nước Đông Nam Á đã trải qua thời kì khủng hoảng → mức độ tăng trưởng kinh tế giảm sút. 
  • Vấn đề cần quan tâm là bảo vệ môi trường. 

→ Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.

1.2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi

  • Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng, phản ảnh qúa trình công nghiệp hoá của các nước.
  • Phần lớn các ngành sản xuất tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và vùng ven biển.
  • Hiện nay đa số các nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và để xuất khẩu. Gần đây một số nước đã sản xuất được các mặt hàng công nghiệp chính xác, cao cấp.

Lược đồ phân bố công nghiệp ở các nước Đông Nam Á

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào bảng 16.1, hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn 1990 – 1996; 1998 – 2000 và so sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (mức tăng GDP bình quân của thế giới trong thập niên 90 là 3% năm).

Gợi ý làm bài

- Tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong các giai đoạn

Giai đoạn 1990 – 1996: Hầu hết các nước đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, trừ In-đô-nê-xi-a và Thái Lan có tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm.

Giai đoạn 1998 – 2000: Năm 1998 hầu hêt các nước có tốc độ tăng trưởng giảm hoặc âm (trừ Việt Nam), do khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ Thái Lan.  Đến năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước được phục hồi trở lại và tăng trưởng với tốc độ khá nhanh.

- So sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (thập niên 90 là 3% năm): mức tăng trưởng bình quân của một số nước Đông Nam Á cao hơn.

Câu 2: Dựa vào bảng 16.2, cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào?

Gợi ý làm bài

Quan sát bảng số liệu 16.2 ta thấy, giai đoạn 1980 – 2000, hầu hết các nước đều có sự dịch chuyển tỉ trọng giữa các ngành. Theo đó, dịch chuyển theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

Cụ thể từng nước như sau:

  • Cam-pu-chia: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 18,5%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 93%, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 9,2%.
  • Lào: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 8,3%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 8,3%; tỉ trọng ngành dịch vụ không thay đổi.
  • Phi-líp-pin: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 9,1%; tỉ trọng ngành công nghiệp giảm 7,7%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 16,8%
  • Thái Lan: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 12,7%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 11,3%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng l,4%.

Câu 3: Dựa vào hình 16.1 và kiến thức đã học, em hãy:

- Nhận xét sự phân bố của cây lương thực, cây công nghiệp.

- Nhận xét sự phân bố của các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm.

Gợi ý làm bài

- Nông nghiệp:

+ Cây lương thực: phân bố ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia. Đây là cây lương thực chính nên được trồng ở những nơi có điều kiện thích hợp như khí hậu nóng ẩm, nước tưới dồi dào.

+ Cây công nghiệp là cao su, cà phê. mía... tập trung trên các cao nguyên do yêu cầu về đất, khí hậu khắt khe hơn.

- Công nghiệp:

+ Luyện kim: có ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, thường ở các trung tâm công nghiệp gần biển, do có nguyên liệu hoặc nhập nguyên liệu.

+ Chế tạo máy: có ở hầu hết các quốc gia và chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp gần biển do thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu cũng như xuất sản phẩm đã được chế biến.

+ Công nghiệp hóa chất: phân bố chủ yếu ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Thái Lan và Việt Nam.

+ Công nghiệp thực phẩm: có mặt ở hầu hết các quốc gia.

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Nắm được các nước Đông Nam Á có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa vững chắc.

- Ngành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính, tuy nhiên ở một số nước công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng.

- Giải thích được các đặc điểm của kinh tế: do đó sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế cho nền kinh tế bị tác động từ bên ngoài, phát triển kinh tế nhưng chưa chú ý đến bảo vệ môi trường.

- Nông nghiệp vẫn đóng góp tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu GDP.

Ngày:30/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM