Địa lí 8 Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á

Nhằm giúp các em ôn tập thật tốt các kiến thức về địa hình và khí hậu Châu Á trong chương trình Địa lí 8 Bài 3 Sông ngòi và cảnh quan châu Á. Mời các bạn tham khảo nội dung bài học dưới đây!

Địa lí 8 Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm sông ngòi

- Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Công, Ấn, Hằng…) nhưng phân bố không đều.

- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp:

+ Bắc Á:

  • Mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
  • Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.

+ Đông Á, Đông Nam Á: 

  • Mạng lưới sông dày đặc và nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,..
  • Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu,thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

Sông Hoàng Hà

+ Tây và Trung Á: 

  • Mạng lưới sông ngòi thưa, sông ngòi kém phát triển.
  • Nhờ vào nguồn cung cấp nước là băng tuyết nên đây có một số con sông lớn như: Xưa-đi-ri-a, A-mua Đi-ri-a ở Trung Á và Ti-gro, Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
  • Chế độ nước: do nguồn cung cấp nước là băng tuyết tan ra từ núi cao nên lưu lượng nước sông càn về hạ lưu càng giảm. một số con sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc.

- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

1.2. Các đới cảnh quan tự nhiên

Đới cảnh quan Châu Á

- Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại.

  • Rừng lá kim (hay rừng tai-ga) ở châu Á có diện tích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia.
  • Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, nhiều loại động vật quý hiếm.
  • Rừng nhiệt đới ẩm: Đông Nam Á và Nam Á.
  • Hoang mạc và bán hoang mạc: Tây Nam Á và một phần Trung Á.
  • Đài nguyên: Bắc Á.

- Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các cảnh quan rừng, xa van và thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp. Các rừng tự nhiên còn lại rất ít, bởi vậy việc bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á.

Đới đài nguyên Bắc Á

Hoang mạc

1.3. Những thuận lợi, khó khăn của thiên nhiên châu Á

a, Thuận lợi:

Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú:

- Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...

- Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.

b, Khó khăn:

Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:

- Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

- Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào vốn hiểu biết, em hãy nêu các biện pháp khắc phục những khó khăn của tự nhiên ở khu vực châu Á để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống. 

Gợi ý làm bài

- Trồng và bảo vệ rừng góp phần bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

- Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông cho các khu vực miền núi.

- Áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật cho công tác dự báo và phát hiện thiên tai để đưa ra biện pháp phòng trách kịp thời.

- Giáo dục nâng cao dân trí con người để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như ngăn chặn quá trình biến đổi khí hậu.

Câu 2: 

- Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào?

- Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào?

Gợi ý làm bài

- Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á:

  • Sông Ô–bi bắt nguồn từ dãy An–tai, đổ vào biển Ca–ra.
  • Sông I-ê–nit–xây bắt nguồn từ dãy Xai–an, đổ vào biển Ca–ra.
  • Sông Lê–na bắt nguồn từ khu vực núi phía nam, đổ vào biểu Lap–tep.
  • Sông A–mua bắt nguồn từ dãy La–blo–vôi, đổ vào biển Ô–khôt.

- Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.

Câu 3: Dựa vào hình 1.2 và 2.1 em hãy cho biết sông Ô–bi chảy hướng nào và qua các đới khí hậu nào. Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô–bi lại có lũ băng lớn?

Gợi ý làm bài

- Sông Ô – bi chảy theo hướng từ nam lên bắc, qua các đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới.

- Về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô–bi có lũ băng lớn là do mùa này có băng tuyến tan.

3. Kết luận

Qua bài này các em phải nắm được:

  • Đặc điểm sông ngòi châu Á đa dạng và phức tạp như thế nào
  • Các đới cảnh quan của Châu Á
  • Rút ra nhận xét về thuận lợi và khó khăn của khí hậu châu Á
Ngày:22/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM