Địa lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về đặc điểm sông ngòi Việt Nam trong chương trình Địa lí 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 33 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm chung

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

  • Chảy theo hai hướng chính Tây Bắc- Đông Nam  và vòng cung.

  • Chế độ nước sông có 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70 – 80% lượng nước cả năm nên dễ gây ra lũ lụt.

  • Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
  • 93% các sông nhỏ và ngắn.
  • Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc Đông Nam và hướng vòng cung

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

  • Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. 
  • Lượng nước chiếm 70 80% lượng nước cả năm.

- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn

  • Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
  • Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

1.2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

a. Giá trị của sông ngòi

  • Thuỷ điện: Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Yaly…
  • Thuỷ lợi: Cung cấp nước tưới tiêu cho việc sản xuất của nhân dân.
  • Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực
  • Thuỷ sản.
  • Giao thông, du lịch….

Hệ thống thủy lợi để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp

b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

  • Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.
  • Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng làm cho nguồn nước ô nhiễm

c. Biện pháp

  • Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi
  • Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước.
  • Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.
  • Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi

2. Luyện tập

Câu 1: Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc?

Gợi ý làm bài

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn + địa hình 3/4 là đồi núi. -> nước ta có nhiều sông suối.

- Vì lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển. Địa hình nước ta có nhiều đồi núi (chiếm 3/4 diện tích), đồi núi lấn ra sát biển nên dòng chảy ngắn, dốc. -> sông ngòi chủ yếu là sông ngắn và dốc.

Câu 2: Em hãy cho biết một số giá trị của sông ngòi nước ta.

Gợi ý làm bài

Giá trị sông ngòi nước ta:

- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

- Xây dựng các nhà máy thủy điện.

- Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển.

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Phát triển du lịch.

Câu 3: Em hãy cho biết, lượng phù sa lớn như vậy đã có những tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long?

Gợi ý làm bài

Phù sa bồi đắp đồng bằng hằng năm mở rộng đồng bằng, tạo nên những cánh đồng phì nhiêu, cây trồng phát triển xanh tốt quanh năm, phát triển vùng chuyên canh cây lương thực, tăng năng suất, sản lượng lúa.

Câu 4: Em hãy tìm trên hình 33.1 (SGK trang 118) các hồ nước Hòa Bình, Trị An, Y-a-ly, Thác Bà, Dầu Tiếng và cho biết chúng nằm trên những dòng sông nào?

Gợi ý làm bài

Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để tìm các hồ.

- Hồ Hòa Bình trên sông Đà.

- Hồ Trị An trên sông Đồng Nai.

- Hồ Y-a-ly trên sông Xê Xan.

- Hồ Thác Bà trên sông Chảy.

- Hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn.

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Trình bày được các đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông.

Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM