Địa lí 8 Bài 6: Thực hành: Đọc, PT lược đồ phân bố dân cư và các TP lớn của châu Á

Qua bài học này sẽ giúp các em cách đọc bản đồ, phân tích bản đồ dân cư của 1 quốc gia, vùng hay một Châu lục eLib.vn xin mời các em học sinh cùng tìm hiểu bài học dưới đây. Nội dung chi tiết tham khỏa tại đây.

Địa lí 8 Bài 6: Thực hành: Đọc, PT lược đồ phân bố dân cư và các TP lớn của châu Á

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Rèn luyện các kỹ năng như: quan sát, nhận xét các lược đồ về phân bố dân cư.

- Vẽ dược biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số

1.2. Nội dung tiến hành

a. Phân bố dân cư châu Á

Hình 6.1. Lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn châu Á

  • Dựa vào hình 6.1 (trang 20 SGK Địa lý 8), nhận biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao và điền vào bảng theo mẫu:
  • Kết hợp với lược đồ tự nhiên châu Á và kiến thức đã học, giải thích.
Thứ tự

Mật độ dân số trung bình

Nơi phân bố

Giải thích

1

Dưới 1 (người/km2)

Bắc Liên bang Nga, Tây Trung Quốc, A-rập-xê-út, Pa-kix-tan…

Khí hậu lạnh giá, khô nóng. Địa hình cao, hiểm trở…

2

1 – 50 (người/km2)

Nam Liên bang Nga, Mông Cổ, phần lớn khu vực Đông Nam Á, Đông Nam Thổ Nhĩ Kì, I-Ran…

Nằm sâu trong nội địa, ít mưa…

3  

51 – 100 (người/km2)

Trung Quốc, ven Địa Trung Hải, trung tâm Ấn Độ, một số đảo Inđônêxia

Địa hình đồi núi thấp. Lưu vực các sông lớn…

4

Trên 100 (người/km2)

Ven biển Nhật Bản, đông Trung Quốc, ven biển Việt Nam, Ấn Độ, Philippin, một số đảo In-đô-nê-xi-a…

Gần biển, mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đồng bằng rộng, nhiều đô thị lớn…

b. Các thành phố lớn ở châu Á

Bảng 6.1. Số dân của một số thành phố lớn ở châu Á, năm 2000

- Làm việc với hình 6.1 và số liệu bảng 6.1: 

- Đọc tên các thành phố lớn ở bảng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1 (theo chữ cái đầu của tên thành phố ghi trên lược đồ).

- Xác định vị trí và điền tên các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in.

- Cho biết các thành phố lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực nào, vì sao lại có sự phân bố đó?

- Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực ven các đại dương lớn, vùng đồng bằng.

- Nguyên nhân:

+ Đối với sự phân bố dân cư:

  • Khí hậu: Phần lớn lãnh thổ Châu Á nằm trong vùng ôn đới và nhiệt đới thuận lợi cho mọi hoạt động của con người.
  • Địa hình: vùng đồng bằng, trung du thuận lợi cho mọi sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp nhất là vùng trồng lúa nước, phát triển thủy sản. Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng châu thổ.
  • Nguồn nước: Nơi các lưu vực sông dân tập trung đông thuận lợi cho sinh hoạt và đi lại 

+ Đối với sự phân bố các thành phố lớn:

  • T - Tô-ki-ô (Nhật Bản); B - Bắc Kinh (Trung Quốc); M - Manila (Philippin); H - Tp. Hồ Chí Minh (Việt Nam); 
  • B - Băng Cốc (Thái Lan); G - Giacata (Inddooneexxia); N - Niudeli (Ấn Độ); C - Carisi (Pakixtan); T - Tê-hê-ra (Iran); B - Bat-đa (I-rắc).
  • Ngoài các yếu tố như khí hậu, địa hình, nguồn nước còn phụ thuộc vào vị trí được chọn thuận lợi cho việc giao lưu với các địa điểm đông dân các khu vực khác như ven sông, ven biển, đầu mối giao thông…

2. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

- Nhận biết đặc điểm phân bố dân cư, nhận biết vị trí các thành phố lớn của châu Á. Khu vực có khí hậu gió mùa là nọi có dân cư đông, thành phố lớn tập trung ở khu vực đồng bằng, ven sông và ven biển.

- Đọc và phân tích lược đồ, bảng thống kê số liệu.

- Xác định và nhận biết vị trí các quốc gia, các thành phố lớn ở châu Á.

Ngày:22/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM