Địa lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt các kiến thức như về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và đặc điểm dân cư, xã hội khu vực Tây Nam Á trong chương trình Địa lí 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 9 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí địa lí

Khu vực Tây Nam Á trên bản đồ thế giới

  • Nằm ở phía Tây Nam Châu Á tiếp giáp vơí các biển: Đen, Caxpi, Aráp, Đỏ, Địa Trung Hải, Vịnh Pec-Xích. 
  • Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm vị trí ngã 3 châu Âu, châu Á, châu Phi, nối liền biển Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương qua kênh đào Xuy-ê.

1.2. Đặc điểm tự nhiên

- Địa hình: có 3 miền địa hình:

  • Phía Bắc: hệ thống núi cao và sơn nguyên. 
  • Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà. 
  • Phía Nam: sơn nguyên A-rap. 

- Khí hậu, sông ngòi:

  • Khí hậu khô hạn. 
  • Sông ngòi kém phát triển. 

- Tài nguyên: 

  • Trữ lượng dầu mỏ phong phú. 
  • Là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

1.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị

- Dân cư:

  • Tây Nam Á có số dân khoảng 286 triệu dân, phân bố chủ yếu ở khu vực ven biển.
  • Thành phần dân tộc: chủ yếu là người A-rập và theo đạo Hồi.

- Kinh tế:

  • Hiện nay ngành công nghiệp và thương mại phát triển.
  • Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ rất phát triển, chiếm 1/3 sản lượng dầu thế giới.
  • Nông nghiệp: trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục, dệt vải.

- Chính trị: Tình hình chính trị không ổn định, các cuộc tranh chấp gay gắt,…

Các vụ khủng bố ảnh hưởng đến người dân

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát  triển các ngành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành đó?

Gợi ý làm bài

Tây Nam Á có thể phát triển cả ba ngành kinh tế cơ bản:

- Nông nghiệp: canh tác cây lương thực, hoa màu nhờ có vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn ở giữa, ngoài ra khu vực sơn nguyên đồi núi thấp có thể chăn thả gia súc lớn.

- Công nghiệp: phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ với nguồn dầu mỏ giàu có nhất trên thế giới.

- Thương mại: hoạt động buôn bán xuất khẩu dầu mỏ với thế giới phát triển mạnh mẽ.

Câu 2: Dựa vào hình 9.4, cho biết Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến khu vực nào?

Gợi ý làm bài

Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến khu vực Đông Á (Nhật Bản), châu Đại Dương, châu Âu, Bắc Mỹ (Hoa Kì và Canada).

Câu 3: Dựa vào hình 9.1 và hình 2.1, em hãy kể tên các đới và kiểu khí hậu của Tây Nam Á.

Gợi ý làm bài

Các đới khí hậu và kiểu khí hậu của Tây Nam Á:

- Đới khí hậu cận nhiệt:

  • Kiểu cận nhiệt địa trung hải.
  • Kiểu cận nhiệt lục địa.
  • Kiểu khí hậu núi cao.

- Đới khí hậu nhiệt đới: Kiểu nhiệt đới khô.

Câu 4: Quan sát hình 9.3, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á bao gồm các quốc gia nào? Kể tên quốc gia có diện tích lớn nhất và quốc gia có diện tích nhỏ nhất.

Gợi ý làm bài

- Các quốc gia Tây Nam Á: Ả -rập Xê-út, Y-ê-men, Ô-man, I-ran, I-rắc, Xi-ri, Cô-oét, Ca-ta, Ba-ranh, Giooc-đa-ni, Pa-let-tin, I-xra-en, Li-băng, Síp, Thổ Nhĩ Kì, Ac-mê-ni-a, Gru-đi-a, A-dec-bai-gian, Áp-ga-ni-xtan.

- Quốc gia có diện tích lớn nhất: A-rập Xê-út

- Quốc gia có diện tích nhỏ nhất: Ba-ranh.

3. Kết luận

Sau bài học các em cần nắm các nội dung sau:

- Xác định được các quốc gia trong khu vực trên bán đảo.

- Đặc điểm tự nhiên của khu vực: Địa hình núi, cao nguyên và hoang mạc chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ. Khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước.

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ.

- Đặc điểm kinh tế của khu vực trước kia chủ yếu phát triển nông nghiệp, ngày nay phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ.

- Khu vực chiếm vị trí chiến lược quan trọng.

Ngày:30/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM